Dấu hiệu hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc có trong tất cả các cấu thành tội phạm

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tội phạm bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Tội phạm là một hiện tượng có tính nguy hiểm vì gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chung của xã hội. Để xác định và kết luận hành vi của một người nào đó có phải là tội phạm hay không, người ta sẽ dựa vào các yếu tố và dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự cho một loại tội phạm cụ thể. Các Điều tra viên, Công tố viên, Thẩm phán hoặc Luật sư khi muốn kết luận và truy cứu trách nhiệm hình sự với một người nào đó cần căn cứ vào Luật hình sự để giải thích nội dung của các dấu hiệu phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 


 

Các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm hình sự

Dựa vào dấu hiệu phạm tội ta có thể phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể là xác định được tội phạm này với tội phạm kia. Nếu chỉ nghiên cứu hành vi phạm tội của tội phạm mà không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người gây ra hành vi phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm là gì? Theo luật hình sự Việt Nam, có hai nhóm dấu hiệu cấu thành tội phạm đó là:

► Nhóm dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này được quy định rõ ràng trong luật hình sự và bắt buộc phải có đối với mọi tội phạm, cụ thể bao gồm:

- Mặt khách thể của tội phạm.

- Mặt khách quan của tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội phạm.

- Mặt chủ thể của tội phạm.

► Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này chỉ có ở những tội phạm cụ thể đã được quy định rõ ràng trong luật hình sự chứ không bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Các dấu hiệu đó bao gồm:

- Hậu quả của hành vi phạm tội.

- Động cơ và mục đích phạm tội.

- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
 


 

Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự

Như đã nói ở trên, các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách quan của tội phạm và chủ quan của tội phạm. Chúng được hiểu cụ thể như sau:

► Yếu tố khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chẳng hạn như phạm tội gây thương tích cho người khác tức là đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của nạn nhân. Khách thể tội phạm có 3 loại: khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm.

► Yếu tố chủ thể của tội phạm là người gây ra những hành vi phạm tội có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi quy định theo quy định của Pháp luật để chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã gây ra. Ví dụ như: người đủ 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tội gây hậu quả ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

► Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của người phạm tội như: hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; hậu quả cũng như tác hại của hành vi tội phạm gây ra; địa điểm, thời gian, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội,…. Chẳng hạn như tội phá hoại tài sản công cộng được biểu hiện bởi hành vi khách quan là tội phạm dùng vũ lực để phá hỏng tài sản công cộng và có hậu quả khách quan là thiệt hại về vật chất đối với tài sản bị phá hoại.

► Yếu tố chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội như: thái độ, tâm lí khi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội,…. Ví dụ: tội phạm cố ý phạm tội là những người thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra và muốn hậu quả đó xảy ra.

Để đưa ra kết luận cho hành vi mà một người đã thực hiện có phạm tội và trở thành tội phạm hay không thì hành vi đó phải thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi đó không thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm thì không phải là hành vi phạm tội và người gây ra hành vi đó cũng không phải là tội phạm. Chẳng hạn như đối với bệnh nhân gây án khi đang bị tâm thần, những người này không thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm cũng như không chủ tâm mong muốn hậu quả đó xảy ra. Do đó yếu tố chủ quan không được thành lập và họ cũng không phải là tội phạm. Người này không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.

Trên đây là 4 dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự. Căn cứ vào các yếu tố này, đại diện pháp luật như: Viện kiểm soát, công an, luật sư,…sẽ xác định tội danh và đưa ra những hình phạt xứng đáng cho hành vi tội phạm gây ra để răn đe cũng như bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng trong việc xác định tội danh của người có hành vi phạm tội. Các tội danh này được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Vậy cụ thể cấu thành tội phạm là gì?

Mục lục bài viết

  • Cấu thành tội phạm là gì?
  • Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?
  • Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?
  • Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tất các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể.Các dấu hiệu này phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể,phải có tác dụng phân biệt tội phạm này với tội phạm khác

Cấu thành tội phạm phải có những dấu hiệu bắt buộc, gồm dấu hiệu bắt buộc chung của tất cả mọi cấu thành và dấu hiệu bắt buộc riêng của từng cấu thành tội phạm cụ thể.

Dấu hiệu bắt buộc chung: lỗi, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự…

Dấu hiệu bắt buộc riêng: dấu hiệu phản ánh bản chất riêng biệt của tội phạm cụ thể

Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Mặc dù mỗi tội phạm có sự khác nhau về tính chất, mức độ thể hiện, nhưng để cấu thành tội phạm thì bất kỳ người phạm tội nào cũng phải hội đủ 4 yếu tố. Và 4 yếu tố này đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.

1. Yếu tố khách thể

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

2. Yếu tố chủ thể

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 - 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

3. Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao?

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

4. Yếu tố chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

- Cố ý phạm tội

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra. Hoặc:

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

+ Vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.


Xác định được các dấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ảnh minh họa.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm là gì?

Từ nội dung trên có thể thấy cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: 

Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, để xác định một hành vi bị coi là tội phạm phải xác định đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Và xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

Để định tội danh cho trường hợp phạm tội cụ thể, phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có kết luận hành vi đó phạm tội gì theo Điều, khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Cấu thành tội phạm vật chất khác hình thức thế nào?

Cấu thành tội phạm vật chất

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại là do hành vi đó gây ra.

Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ với nhau.

Cấu thành tội phạm vật chất cũng có thể hiểu ngắn gọn là cấu thành tội phạm trong đó có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

- Cấu thành tội phạm hình thức

 Dấu hiệu thuộc yếu tố khách quan của tội phạm là hành vi khách quan không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.

Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức chính là dấu hiệu hậu quả thiệt hại được mô tả trong cấu thành tội phạm hay không?

Việc xác định tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức phải dựa vào các quy định cụ thể.

Việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức được dựa trên một số nguyên tắc chung

- Cấu thành tội phạm hình thức: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm.

- Cấu thành tội phạm vật chất: Nếu hành vi có tính gây thiệt hại chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu thành tội phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm theo quy định của BLHS

Video liên quan

Chủ Đề