Dđất công bị chiếm làm của riêng thì thế nào năm 2024

(Thanh tra)- Hơn 60m2 đất công đã bị một cá nhân ngang nhiên chiếm hữu rất nhiều năm, làm nhà cho thuê khiến người dân đặt câu hỏi: Hệ thống chính quyền địa phương đang bất lực, yếu kém hay còn điều gì uẩn khúc?

Về bài “Cho thuê đất trái luật”: Xử lý công trình vi phạm “trên giấy”!

Cần sớm làm rõ dấu hiệu "bức tử" hồ Đá Dựng bằng “phân lô bán nền”?

Vi phạm đất đai vẫn kéo dài dù lãnh đạo huyện bị tố cáo

Dđất công bị chiếm làm của riêng thì thế nào năm 2024

Một phần đất công đã bị chiếm dụng, xây dựng nhà kiên cố suốt gần 20 năm qua. Ảnh: CS

Vừa qua Báo Thanh tra có nhận được phản ánh của người dân khu vực phường Mộ Lao, quận Hà Đông về việc một cá nhân ngang nhiên chiếm dụng hơn 60m2 đất công làm của riêng. Chẳng những không bị chính quyền xử lý vi phạm, người chiếm đất còn đang có khả năng được hợp thức, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trên mảnh đất đứng tên UBND phường Mộ Lao này.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, mảnh đất trên nằm tại khu vực ngõ 7 phố An Hoà, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, ngay sau lưng nhà văn hoá tổ dân phố số 13. Trên mảnh đất có một công trình nhà cấp 4 lợp mái tôn, có gác lửng. Phần gác lửng được cơi nới chìa ra khoảng không phía trên ngõ đi chung.

Một người dân sinh sống tại tổ dân phố số 13 cho biết: “Căn nhà này chuyên cho thuê. Có lúc làm cửa hàng, có lúc người nơi khác đến ở trọ, thấy xây sửa liên tục. Mọi việc sờ sờ trước mắt, phường, quận, dân tình có ai không biết”.

Để tìm hiểu nguồn gốc mảnh đất và những phản ánh của người dân, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với UBND phường Mộ Lao, UBND quận Hà Đông.

Theo văn bản trả lời do Chủ tịch UBND phường Mộ Lao Nguyễn Thị Thanh ký, mảnh đất giáp lưng nhà văn hoá tổ dân phố số 13, tại ngõ 7 An Hoà là đất công.

Đây là một phần của thửa đất số 78, tờ bản đồ số 28, có tổng diện tích 167,6m2, đơn vị đứng tên kê khai là UBND phường sở tại. Từ trước năm 2006, ông Đỗ Đức Minh, địa chỉ tại số 51, ngõ 7 phố An Hoà đã lấn chiếm để xây dựng căn nhà cấp 4 với diện tích 61m2 trên thửa đất công số 78.

Như vậy, suốt hơn 17 năm qua, ông Đỗ Đức Minh đã chiếm dụng mảnh đất này, cho thuê kiếm lời.

Lãnh đạo UBND phường Mộ Lao xác nhận, năm 2019, căn nhà trên đất lấn chiếm này đã được ông Đỗ Đức Minh sửa chữa thay mái, xây lại tường, thay cửa...

Người dân khu vực bày tỏ bức xúc vì cho rằng căn nhà xây trên đất công bị chiếm dụng, rồi đem cho thuê, sinh lợi cho người chiếm. Có điều, chính quyền địa phương lại im lặng một cách khó hiểu, thậm chí một biên bản xử phạt hành chính cũng chưa thấy công khai cho dân biết.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch UBND phường Mộ Lao khẳng định: Việc chiếm hữu, sử dụng, thuê mượn, chuyển nhượng tại thửa đất này là vi phạm luật về quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng.

Biện pháp mà lãnh đạo UBND phường Mộ Lao đưa ra là rà soát báo cáo UBND quận Hà Đông để quản lý và xử lý theo đúng luật định.

Tuy nhiên, người dân đặt câu hỏi: Hơn 17 năm qua, trường hợp ngang nhiên chiếm đất công xây nhà cho thuê để tư lợi này có được chính quyền sở tại báo cáo cấp trên hay không? Nếu có báo cáo vì sao cả hệ thống chính quyền các cấp vẫn im lặng cho một cá nhân tự tung tự tác, ngang ngược đến mức đó?

UBND quận Hà Đông sẽ xử lý thế nào với những cá nhân để xảy ra sai phạm nghiêm trọng này trong 4 nhiệm kỳ qua? Đặc biệt, lãnh đạo UBND phường Mộ Lao vào năm 2019, khi ông Đỗ Đức Minh xây, sửa nhà trên đất lấn chiếm có bao che để vụ việc trót lọt?

Người dân phường Mộ Lao bức xúc vì trong khi ông Minh chiếm đất xây nhà, sửa nhà, vẫn được cấp điện nước để sử dụng, còn người dân vi phạm trật tự xây dựng dù ít dù nhiều đều bị cắt ngay.

Vậy ông Đỗ Đức Minh là ai? Vì sao có thể yên ổn “ngồi” lên pháp luật, hay đã được chính quyền ưu ái, bao che?

- Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

- Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

+ Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

+ Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

+ Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.

2. Tội lấn chiếm đất đai bị xử lý thế nào?

Việc lấn, chiếm, hủy hoại đất đai là hành vi pháp luật nghiêm cấm do đó người sử dụng đất có hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai nếu:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;

- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, khung hình phạt với người bị truy cứu hình sự đối với hành vi chấm, chiếm đất đai như sau:

- Khung 1:

Phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

- Khung 2:

Phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Như vậy, nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 6 tháng đến 3 năm tù

3. Lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự, bị phạt bao nhiêu?

Trường hợp hành vi lấn chiếm đất chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

TT

Diện tích lấn, chiếm

Mức phạt tiền

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng

1

Lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta

Từ 02 - 03 triệu đồng

Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức