Dđề kiểm tra 1 tiết chương 3 hóa 10 năm 2024

Kiến Guru chia sẻ tới các bạn học sinh Mẫu đề trắc nghiệm kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 1. Đề kiểm tra bao gồm đầy đủ kiến thức tổng hợp cả về lý thuyết và bài tập. Đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 1 sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững lý thuyết, dạng bài tập để ôn luyện tốt trong những kỳ thi sắp tới.

Câu 1: Tìm sự kết hợp đúng giữa tên nhà khoa học và công trình nghiên cứu của họ.

A

Thomson

Tìm ra hạt nơtron trong hạt nhân

B

Bohr

Tìm ra hạt proton trong hạt nhân

C

Rutherford

Tìm ra hạt nhân nguyên tử

D

Chadwick

Tìm ra hạt electron

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Nguyên tử hidro là nhẹ nhất.
  2. Khối lượng nguyên tử hidro gần bằng khối lượng của hạt proton và notron.
  3. Khối lượng của các hạt cơ bản thì xấp xỉ bằng nhau.
  4. Điện tích của hạt e và p là điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên.

Câu 3: Trong nguyên tử, mức năng lượng thấp nhất của lớp electron là

  1. N. B. K. C. P. D. I.

Câu 4: Lớp N có số e tối đa là:

  1. 4. B. 18. C. 16. D. 32.

Câu 5: Ba đồng vị của Agon có số khối lần lượt là 36, 38 và A. Thành phần % số nguyên tử của các đồng vị tương ứng bằng: 0,34% ; 0,06% ; 99,60%. M trung bình của agon là 39,98. Giá trị của A là bao nhiêu?

  1. 40. B. 31. C. 45. D. 42.

Câu 6: Trong lớp M có các phân lớp electron là

  1. 2s, 2p, 3s.
  2. 3s, 3p, 3d.
  3. 4s, 4p, 4d.
  4. 1s, 2s.

Câu 7: Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 919X. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo nguyên tử X?

Số proton

Số khối

Phân bố electron trong từng lớp

A

9

19

2/7

B

19

1

2/8/7/1

C

19

9

2/8

D

19

9

2/8/8/1

Câu 8: Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A là 56137A. Nguyên tố này tạo được ion có dạng A2+. Số p, n và e trong ion này lần lượt là

  1. 56, 70, 56.
  1. 56, 81, 54.
  1. 58, 71, 56.
  1. 56, 79, 58.

Câu 9: 4 đồng vị bền của nguyên tố X với hàm lượng % lần lượt như sau:

Đồng vị

54X

56X

57X

58X

Hàm lượng [%]

5,78

91,72

2,22

0,28

X có nguyên tử khối trung bình là

  1. 56,0. B. 55,91. C. 56,11. D. 45,57.

Câu 10: Hợp chất MXa có tổng số p là 58. Trong hạt nhân M, số n nhiều hơn số p là 4. Trong hạt nhân X, số p bằng số n. Phân tử khối của MXa là

  1. 112. B. 120. C. 46. D. 128.

Câu 11: Có bao nhiêu hạt có 8 electron ở lớp ngoài cùng trong số các nguyên tử và ion sau đây?

1939X+ , 2040A, 1840Y , 1735Z- , 816T , 2040A

  1. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố Z có kí hiệu là 2040Z. Cho các phát biểu sau về nguyên tố Z:

  1. Z có 20 notron.
  2. Z có 20 proton.
  3. Z có 2 electron hóa trị.
  4. Z có 4 lớp electron.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  1. 0. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có 21 e. Khi mất đi toàn bộ e hóa trị, ion này có điện tích là bao nhiêu?

  1. 2+ B. 1+ C. 3+ D. 4+

Câu 14: Nguyên tử nguyên tố Y có 8 e. Nếu Y nhận thêm e để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là

  1. 1-. B. 2-. C. 3-. D. 4

Câu 15: Nguyên tố X có 2 đồng vị là A và B. Tổng số hạt trong A và B bằn 50, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Tính số hiệu nguyên tử X

  1. 8. B. 12. C. 14. D. 32.

Câu 16: Trên các lớp của ion X¯ có sự phân bố electron là 2/8/8. X¯ có 18 notron trong hạt nhân. Số khối của ion X¯ là

  1. 38. B. 35. C. 34. D. 37.

Câu 17: Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình e nguyên tử là 1s22s22p63s23p63d54s2. Phát biểu nào sau đây về nguyên tố A không đúng?

  1. Cấu hình electron của ion A2+ là [Ar]3d5.
  1. Nguyên tử của A có 2 e hóa trị.
  1. A là kim loại.
  1. A là nguyên tố d.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt bằng 73. Số hạt notron nhiều hơn số hạt electron là 4. Số electron hóa trị của A là

  1. 1. B. 7. C. 8. D. 5.

Câu 19: Ion X¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử X là

  1. 20. B. 14. C. 17. D. 16.

Câu 20: Ion M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6. Số khối của ion này là 87. Số hạt nơtron trong nguyên tử X là

  1. 42 B. 41 C. 50 D. 51

Câu 21: Cho cấu hình của nguyên tử các nguyên tố M1, M2, M3, M4, M5:

M1 : 1s2;

M2 : 1s22s1;

M3 : 1s22s22p63s23p3;

M4 : 1s22s22p63s23p64s2;

M5 : 1s22s22p63s23p63d74s2;

Trong các nguyên tố cho ở trên, số các nguyên tố kim loại là

  1. 1 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron p là 7. Kết luận nào sau đây về X là không đúng?

  1. X là kim loại.
  2. X là nguyên tố d.
  3. Trong nguyên tử X có 3 lớp electron.
  4. Trong nguyên tử X có 6 electron s.

Câu 23: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 21. Tổng số phân lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố X là

  1. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 24: Nguyên tử nguyên tô A có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố A ở ô số

  1. 16 B. 20 C. 24 D. 22

Câu 25: Tổng số hạt p, n, e của ion X2+ là 34, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

  1. 2p4
  1. 2p5
  1. 3s2
  1. 3p1

II. Đáp án đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 1

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đáp án

C

C

B

D

A

B

A

B

B

B

B

D

C

Câu

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Đáp án

B

A

B

B

D

C

C

B

B

C

D

C

II. Hướng dẫn giải đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 1

Câu 5: A

Từ công thức tính nguyên tử khối trung bình:

⇒ A = 40.

Câu 9: B

Câu 10: B

Ta có số p của MXa là: pM + a.px = 58

nM - pM = 4, nX = pX

Coi phân tử khối gần bằng số khối.

Vậy phân tử khối của MXa là:

pM + nM+ a[pX + nX] = 2pM+ 2apX + 4 = 120

Câu 11: B

Các hạt 1939X+ , 1840Y , 1735Z- có 8 e ở lớp ngoài cùng.

Câu 13: C

Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p63d14s2

Vậy nguyên tử X có 3 e hóa trị [trên phân lớp 3d và 4s]. Khi mất đi toàn bộ e hóa trị này thì điện tích ion là 3+ .

Câu 14: B

Cấu hình e của Y là: 1s22s22p4

Vậy để lớp electron ngoài cùng bão hòa, Y cần nhận thêm 2 e. Điện tích của ion thu được là 2-

Câu 15: A

Vì A và B là 2 đồng vị nên có cùng số p và số e. Gọi số n của A và B lần lượt là a và b.

Ta có tổng số hạt trong A và B là 4p + a + b = 50 [1]

Mặt khác: 4p - [a + b] = 14 [2]

Từ [1] và [2] ⇒ 8p = 64 ⇒ p = 8

Câu 16: B

Ion X có 18 e ⇒ Nguyên tử X có 17 e trong vỏ nguyên tử và có 17 p trong hạt nhân.

Vậy số khối của X là 35.

Câu 17: B

Nguyên tử có 7 e hóa trị [5 e trên phân lớp 3d và 2 e trên phân lớp 4s].

Câu 18: D

2e + n = 73 và n = e + 4 ⇒ e = 23

Cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d34s2

Vậy X có 5 electron hóa trị [3 electron trên phân lớp 3d và 2 electron trên phân lớp 4s].

Câu 19: C

Nguyên tử X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5

⇒ Cấu hình electron đầy đủ của X là: 1s22s22p63s23p5

Nguyên tử M có 17 electron ở vỏ nguyên tử và 17 proton trong hạt nhân.

Câu 21: B

Các nguyên tố kim loại là: M2 , M4 , M5.

Câu 22: B

X có 7 electron p Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p1

Vậy X là kim loại nhóm IIIA, có 3 lớp electron và 6 electron s.

Câu 23: C

Ta có 2p + n = 21 .

Mặt khác, vì 1 ≤ n/p ≤ 1,5 ⇒ 6 ≤ p ≤ 7 .

Nguyên tố cần tìm có số proton và electron bằng 7.

Cấu hình electron là: 1s22s22p3.

Nguyên tố này có 3 phân lớp electron.

Câu 24: D

Cấu hình electron đầy đủ của A là: 1s22s22p63s23p63d24s2

Vậy nguyên tố A có 22 electron và nằm ở ô thứ 22 trong bảng tuần hoàn.

Câu 25: C

Ta có: 2p - 2 + n = 34 và 2p - 2 = n + 10 ⇒ p = 12

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2

Trên đây, Kiến Guru đã gửi tới các bạn học sinh đề mẫu và đáp án chi tiết cho bài kiểm tra 1 tiết hóa 10 chương 1. Hi vọng rằng thông qua đề kiểm tra này, các bạn học sinh sẽ nắm tổng quan kiến thức, ôn luyện tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

Chủ Đề