Đề kiểm tra văn 8 giữa kì 1 năm 2024

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 mang đến 4 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa học kì 1 môn Toán 8 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

UBND HUYỆN ..............

TRƯỜNG THCS ..............

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian kiểm tra: 90 phút [không kể thời gian giao đề]

  1. ĐỌC HIỂU [6,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.

[Bà Huyện Thanh Quan – Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963]

Câu 1: Em hãy cho biết bài thơ “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Tự do

Câu 2: Bố cục của bài thơ “Qua Đèo Ngang” gồm mấy phần?

  1. Gồm 2 phần: Đề, kết.
  2. Gồm 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp.
  3. Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết.
  4. Không có bố cục cụ thể.

Câu 3: Những từ tượng hình có trong bài là:

  1. Lom khom, lác đác.
  2. Lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia.
  3. Quốc quốc, gia gia.
  4. Không có từ nào.

Câu 4: Hai câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. Điệp ngữ và đảo ngữ
  2. Đối và điệp ngữ
  3. Đối và đảo ngữ
  4. Đảo ngữ và so sánh

Câu 5: Cách ngắt nhịp của bài thơ?

  1. 3/4
  2. 4/3
  3. 2/2/3
  4. 3/2/2

Câu 6: Nội dung chính bài thơ “Qua Đèo Ngang” thể hiện là gì ?

  1. Khung cảnh trên Đèo Ngang.
  2. Lòng yêu nước, thương nhà của tác giả.
  3. Sự heo hút, cô quạnh của canh tượng Đèo Ngang.
  4. Khung cảnh thiên nhiên trên Đèo Ngang và nỗi lòng của tác giả.

Câu 7: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” khắc họa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

  1. Cảnh thiên nhiên về chiều tối ảm đạm, thê lương.
  2. Cảnh thiên nhiên về chiều tối heo hút, hoang sơ.
  3. Cảnh thiên nhiên buổi ban ngày hùng tráng, bi ai.
  4. Cảnh thiên nhiên về chiều tối u buồn, tĩnh lặng

Câu 8: Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào?

  1. Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà.
  2. Mệt mỏi vì phải chèo đèo.
  3. Buồn sầu vì không gian heo hút, không thấy bóng người.
  4. Cô đơn giữa thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.

Câu 9: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

Câu 10: Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

II. LÀM VĂN [4,0 điểm]

Viết một bài văn kể về chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương em.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8

UBND HUYỆN ..............

TRƯỜNG THCS ..............

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian kiểm tra: 90 phút [không kể thời gian giao đề]

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

- Biện pháp tu từ đối: nhớ nước – thương nhà; biện pháp đảo ngữ.

- Tác dụng: khắc hoạ sâu sắc nỗi lòng của một con người yêu nước: nhớ nước, thương nhà. Đồng thời thể hiện tài năng của tác giả khi mượn thanh âm tên loài vật để nói lên nỗi lòng của mình với nước nhà.

0,25

0,75

10

HS phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan qua các ý sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ để miêu tả thời gian, không gian.

- Sử dụng từ tượng hình kết hợp với biện pháp đảo ngữ miêu tả cảnh vật; chơi chữ để nói lên nỗi lòng của nhà thơ.

0,5

0,5

II

VIẾT

4,0

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài

0,25

  1. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá tại địa phương.

0,25

  1. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương nơi mình sinh sống. Dưới đây là một số gợi ý

MB: - Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu

TB:

- Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình,…

KB: - Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn,…

0,5

2,0

0,5

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

  1. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

0,25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Bài văn nghị luận xã hội: Bàn về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢN ĐẶC TẢ

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm cơ bản của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.[1]

- Nhận biết được đề tài, nội dung phản ánh, các dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ.[2]

- Xác định được từ tượng hình, tượng thanh.[3]

Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. [4]

- Chỉ ra được vai trò của các chi tiết nghệ thuật trong việc thể hiện cảm xúc của một tác phẩm thơ. [5]

- Chỉ ra được nội dung của văn bản [nhân vật trữ tình, cảm xúc, tư tưởng, giá trị …]. [6]

- Giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc [7]

Vận dụng:

- Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một biện pháp tu từ trong bài thơ. [8]

- Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. [9]

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Bài văn nghị luận xã hội: Bàn về một vấn đề trong đời sống.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, xã hội.

1*

1*

1*

1TL*

Tổng

5TN

3TN

2 TL

1 TL

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức - Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8

Phần I. Đọc hiểu [6,0 điểm]

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

[Bà Huyện Thanh Quan]

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật
  2. Ngũ ngôn
  3. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

  1. Vần chân
  2. Vần liền
  3. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

  1. Xót xa, sầu tủi
  2. Buồn, ngậm ngùi
  3. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

  1. Nghị luận kết hợp biểu cảm
  2. Biểu cảm kết hợp tự sự
  3. Miêu tả kết hợp tự sự
  4. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

  1. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
  2. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
  3. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
  4. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

  1. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

  1. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
  2. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
  3. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
  4. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

  1. Lòng tự trọng
  2. Yêu nhà, yêu quê hương
  3. Sự hoài cổ
  4. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. [Trả lời khoảng 5-7 dòng]

Phần II. Viết [4,0 điểm]

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8

PhầnCâuNội dungĐiểmI ĐỌC HIỂU6,01B0,52B0,53C0,54D0,55A0,56A0,57C0,58B0,5

9

- Mức tối đa:HS chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử [ người chăn trâu ] nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”=> ​tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

0.5

0.5

Chủ Đề