Đề ôn tập toán thpt quốc gia 2023

Mặt bằng chung, đề thi TN THPT môn Toán năm 2022 có độ khó tăng hơn so với đề thi chính thức kì thi TN THPT năm 2021, độ khó chỉ đứng sau đề 2018 được coi là rất khó. 

3. Về cấu trúc đề thi vừa thi được phân bổ như sau

Phạm vi ra đề bao gồm cả kiến thức lớp 12 và 11, trọng tâm là kiến thức lớp 12:

Lớp

Số câu

12

45

11

5

Giao thoa 10 và 12

0

Giao thoa 11 và 12

0

TỔNG

50

“TIPS” HỮU HIỆU GIÚP 2K5 ÔN TẬP HIỆU QUẢ CHO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2023

Thứ nhất, xét về cấu trúc đề thi TN THPT môn Toán 2022:


Đề thi môn Toán vẫn gồm 50 câu trắc nghiệm, 24 mã đề khác nhau và có 4 mã đề chính, bao gồm 45 câu hỏi thuộc về kiến thức lớp 12 và 5 câu hỏi thuộc về kiến thức lớp 11.
Mặt bằng chung, tuy vẫn là năm học dịch bệnh, nhưng đề thi có phần khó hơn so với đề thi năm 2021, giúp tính phân loại rõ ràng hơn.

Thứ hai, về dạng câu hỏi:


Đề thi vẫn gồm các dạng câu hỏi quen thuộc, học sinh có thể gặp nhiều trong quá trình ôn luyện, không có dạng câu hỏi mới, đây có thể là 1 thuận lợi cho học sinh khi phải trải qua nhiều tháng học online tại nhà.


Thứ ba, về phổ điểm:


Với mức độ đề thi như vừa rồi, học sinh ôn luyện tốt, chắc kiến thức hoàn toàn có thể đạt mức độ 8+, tuy nhiên mức độ 9+ có vẻ hơi khó khăn do tính phân loại cao của đề.

Về thay đổi tiếp cận nội dung CTPT 2018:


Do học sinh 2k4 đang học CTPT 2006 hiện hành, do đó đề thi chưa có những thay đổi tiếp cận nội dung chương trình mới, hoàn toàn phù hợp với CTPT học sinh theo học, do đó 2k5 cũng yên tâm nhé!

Vậy làm thế nào để 2k5 hoàn thành tốt kì thi quan trọng trong cuộc đời mình, hãy bỏ túi 1 vài tips sau nhé:


1. Có kế hoạch và mục tiêu học tập


Hãy đặt ra cho mình một lộ trình học tập rõ ràng, và đặt cho mình một mục tiêu cụ thể, có như vậy mới có động lực để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Tham khảo lộ trình Sun tại tuyensinh247.com: //tuyensinh247.com/lo-trinh-sun-2023-r592.html


2. Học tất cả, không có gì là thừa


Nhiều bạn học sinh chỉ ưu tiên và chú trọng học những dạng toán đã thi, nhưng mỗi năm sẽ có rất nhiều những dạng toán mới và hoàn toàn có thể rơi vào phần kiến thức mà bạn đã “vô tình” bỏ qua.


3. Học có phương pháp, học tất cả nhưng đừng học tràn lan


Phải có phương pháp học tập rõ ràng, phù hợp và hiệu quả. Học tất cả, nhưng phải hiểu bản chất vấn đề, chứ đừng biết tất cả nhưng đi sâu vào lại không biết gì.
Tham khảo ngay các bài giảng của thầy Công Chính, với phương pháp học vô cùng hiệu quả: //tuyensinh247.com/hoc-truc-tuyen-mon-toan-c47.html

4. Hãy học nhiều hơn mục tiêu mà mình đặt ra


Trong quá trình học, không phải toàn bộ kiến thức và bài tập mà các em học được các em đều nhớ hết và nhớ chính xác. Vì vậy, nếu đặt mục tiêu 8 điểm, hãy cố gắng giải những câu 8,2 điểm, 8,4 điểm, nếu đặt mục tiêu 9 điểm, hãy cố gắng thử sức với những câu 9,2, 9,4 điểm nhé!

5. Tăng cường giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối là giai đoạn vàng, giúp nhiều học sinh bứt phá rất nhanh nếu thực sự quyết tâm và hãy nhớ kĩ: Không có gì là quá muộn nếu bạn cố gắng!

6. Tích lũy nhiều phương pháp giải nhanh, kỹ năng sử dụng MTCT

Đây có thể coi là lợi thế, là công cụ đắc lực để 2k5 tối ưu thời gian, dành thời gian để giải những câu khó, hoặc xem lại những câu đã giải cho chắc chắn.

Tài liệu gồm có các dạng toán thường gặp trong kỳ thi THPT. Được mình chia dạng rõ ràng, phân mức độ tương ứng với từng đối tượng học sinh. Tài liệu có tính cập nhật cao đối với các đề thi từ năm 2017 đến 2022. Hi vọng sẽ giúp các bạn học sinh bổ sung được kiến thức, đồng thời cũng nâng cao được kinh nghiệm giải toán.

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $[S]$ có phương trình ${x^2} + {y^2} + {z^2} + 4x – 2y – 4 = 0$. Tính bán kính $R$ của $[S].$

  • $1$.
  • $9$.
  • $2$.
  • $3$.

Bạn làm đúng câu này

Bạn làm sai câu này

Bạn không làm câu này

  • Question 3 of 50

    Câu hỏi: 3

    Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số $y = {x^4} – 2{x^2} + 3$ ?

    • Điểm $M\left[ {1; - 1} \right]$
    • Điểm $N\left[ { - 1;1} \right]$
    • Điểm $P\left[ { - 2;17} \right]$
    • Điểm $Q\left[ {0; - 3} \right]$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 4 of 50

    Câu hỏi: 4

    Khối cầu $\left[ S \right]$ có diện tích mặt cầu bằng $16\pi $ [đvdt]. Tính thể tích khối cầu.

    • $8a$.
    • $8{a^3}$.
    • ${a^3}$.
    • $6{a^3}$ .

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 5 of 50

    Câu hỏi: 5

    Họ nguyên hàm của hàm số $f\left[ x \right] = {x^2}$ là

    • $\int {{x^2}} dx = \frac{{{x^3}}}{3} + C$.
    • $\int {{x^2}} dx = \frac{{{x^2}}}{2} + C$.
    • $\int {{x^2}} dx = \frac{{{x^3}}}{3}$.
    • $\int {{x^2}} dx = 2x + C$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 6 of 50

    Câu hỏi: 6

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$ có đồ thị

    Hàm số đã cho đạt cực đại tại

    • $x = - 1$.
    • $x = 2$.
    • $x = 1$.
    • $x = - 2$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 7 of 50

    Câu hỏi: 7

    Các giá trị $x$ thỏa mãn bất phương trình ${\log _2}\left[ {3x – 1} \right] > 3$ là :

    • $x > 3$.
    • $\frac{1}{3} < x < 3$.
    • $x < 3$.
    • $x > \frac{{10}}{3}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 8 of 50

    Câu hỏi: 8

    Thể tích của khối lập phương cạnh $2a$ bằng

    • $8a$.
    • $8{a^3}$.
    • ${a^3}$.
    • $6{a^3}$ .

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 9 of 50

    Câu hỏi: 9

    Tập xác định của hàm số $y = {\left[ {3 + x} \right]^\pi }$ là

    • $\mathbb{R}\backslash \left\{ { - 3} \right\}$.
    • $\left[ { - \infty ; - 3} \right]$.
    • $\left[ { - 3; + \infty } \right]$.
    • $\mathbb{R}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 10 of 50

    Câu hỏi: 10

    Nghiệm của phương trình ${\log _4}\left[ {x – 1} \right] = 3$ là

    • $x = 66$.
    • $x = 63$.
    • $x = 68$.
    • $x = 65$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 11 of 50

    Câu hỏi: 11

    Cho $\int\limits_a^d {f\left[ x \right]{\text{d}}x} = 5$, $\int\limits_b^d {f\left[ x \right]{\text{d}}x} = 2$ với $a < d < b$. Tính $I = \int\limits_a^b {f\left[ x \right]{\text{d}}x} $.

    • $I = 3$.
    • $I = - 3$.
    • $I = 7.$.
    • $I = 0$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 12 of 50

    Câu hỏi: 12

    Cho số phức ${z_1} = 3 + 2i$, $\,{z_2} = 6 + 5i$. Tìm số phức liên hợp của số phức $z = 6{z_1} + 5{z_2}$

    • $\bar z = 51 + 40i$.
    • $\bar z = 51 - 40i$.
    • $\bar z = 48 + 37i$.
    • $\bar z = 48 - 37i$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 13 of 50

    Câu hỏi: 13

    Trong không gian với hệ toạ độ $Oxyz$, cho phương trình mặt phẳng $\left[ P \right]:\,2x – 3y + 4z + 5 = 0$. Vectơ nào sau đây là một véctơ pháp tuyến của mặt phẳng $\left[ P \right]$.

    • $\overrightarrow n = \left[ { - 3;4;5} \right]$.
    • $\overrightarrow n = \left[ { - 4; - 3;2} \right]$.
    • $\overrightarrow n = \left[ {2; - 3;5} \right]$.
    • $\overrightarrow n = \left[ {2; - 3;4} \right]$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 14 of 50

    Câu hỏi: 14

    Trong không gian với trục hệ tọa độ $Oxyz$, cho $\overrightarrow a = – \overrightarrow i + 2\overrightarrow j – 3\overrightarrow k .$ Tọa độ của vectơ $\overrightarrow a $ là:

    • $\overrightarrow a \left[ { - 1;2; - 3} \right]$.
    • $\overrightarrow a \left[ {2; - 3; - 1} \right]$.
    • $\overrightarrow a \left[ { - 3;2; - 1} \right]$.
    • $\overrightarrow a \left[ {2; - 1; - 3} \right]$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 15 of 50

    Câu hỏi: 15

    Điểm nào trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức $z = – 1 + 2i?$

    • $N$.
    • $P$.
    • $M$.
    • $Q$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 16 of 50

    Câu hỏi: 16

    Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y = \frac{{2x – 4}}{{x + 2}}$ là

    • $x = 2$.
    • $y = 2$.
    • $x = - 2$.
    • $y = - 2$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 17 of 50

    Câu hỏi: 17

    Với $a,\,b\, > 0$ tùy ý, mệnh đề nào dưới đây đúng?

    • $\log \left[ {ab} \right] = \log a.\log b$.
    • $\log \left[ {a{b^2}} \right] = 2\log a + 2\log b$.
    • $\log \left[ {a{b^2}} \right] = \log a + 2\log b$.
    • $\log \left[ {ab} \right] = \log a - \log b$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 18 of 50

    Câu hỏi: 18

    Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

    • $y = \frac{{x + 2}}{{2x - 1}}$.
    • $y = \frac{{2x}}{{3x - 3}}$.
    • $y = \frac{{x + 1}}{{2x - 2}}$.
    • $y = \frac{{2x - 4}}{{x - 1}}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 19 of 50

    Câu hỏi: 19

    Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $d:\frac{{x – 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z + 1}}{2}$. Điểm nào sau đây thuộc được thẳng $d$?

    • $\,Q\left[ {3;2;2} \right]$.
    • $\,N\left[ {0; - 1; - 2} \right]$.
    • $\,P\left[ {3;1;1} \right]$.
    • $\,M\left[ {2;1;0} \right]$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 20 of 50

    Câu hỏi: 20

    Cần chọn 3 người đi công tác từ một tổ có 30 người, khi đó số cách chọn là:

    • $A_{30}^3$
    • ${3^{30}}$
    • $10$
    • $C_{30}^3$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 21 of 50

    Câu hỏi: 21

    Cho khối chóp có diện tích đáy bằng $6c{m^2}$ và có chiều cao là $2cm$. Thể tích của khối chóp đó là:

    • $6c{m^3}$.
    • $4c{m^3}$.
    • $3c{m^3}$.
    • $12c{m^3}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 22 of 50

    Câu hỏi: 22

    Đạo hàm của hàm số $y = {5^x} + 2023$ là :

    • $y' = \frac{{{5^x}}}{{5\ln 5}}$
    • $y' = {5^x}.\ln 5$
    • $y' = \frac{{{5^x}}}{{\ln 5}}$
    • $y' = {5^x}$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 23 of 50

    Câu hỏi: 23

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$ có bảng biến thiên như hình bên dưới.Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • Hàm số đồng biến trên khoảng $\left[ {0; + \infty } \right]$.
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left[ { - 1;1} \right]$.
    • Hàm số đồng biến trên khoảng $\left[ { - 1;0} \right]$.
    • Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left[ {0;1} \right]$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 24 of 50

    Câu hỏi: 24

    Tính thể tích $V$ của khối trụ có bán kính đáy $r = 10\,{\text{cm}}$ và chiều cao $h = 6\,{\text{cm}}$.

    • $V = 120\pi \,{\text{c}}{{\text{m}}^3}$.
    • $V = 360\pi \,{\text{c}}{{\text{m}}^3}$.
    • $V = 200\pi \,{\text{c}}{{\text{m}}^3}$.
    • $V = 600\pi \,{\text{c}}{{\text{m}}^3}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 25 of 50

    Câu hỏi: 25

    Cho hàm số $f\left[ x \right]$ liên tục trên $\left[ {0\,;\,10} \right]$ thỏa mãn $\int\limits_0^{10} {f\left[ x \right]\,{\text{d}}x} = 7$, $\int\limits_2^6 {f\left[ x \right]\,{\text{d}}x} = 3$. Tính $P = \int\limits_0^2 {f\left[ x \right]\,{\text{d}}x} + \int\limits_6^{10} {f\left[ x \right]\,{\text{d}}x} $.

    • $P = 4$.
    • $P = - 4$.
    • $P = 5$.
    • $P = 7$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 26 of 50

    Câu hỏi: 26

    Một cấp số cộng có $8$ số hạng. Số hạng đầu là 5, số hạng thứ tám là 40. Khi đó công sai $d$ của cấp số cộng đó là bao nhiêu?

    • $d = 4.$
    • $d = 5.$
    • $d = 6.$
    • $d = 7.$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 27 of 50

    Câu hỏi: 27

    Một nguyên hàm của hàm số $f[x] = {[x + 1]^3}$ là

    • $F[x] = 3{[x + 1]^2}$.
    • $F[x] = \frac{1}{3}{[x + 1]^2}$.
    • $F[x] = \frac{1}{4}{[x + 1]^4}$.
    • $F[x] = 4{[x + 1]^4}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 28 of 50

    Câu hỏi: 28

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$ có đồ thị trên một khoảng $K$ như hình vẽ bên.


    Trên $K$, hàm số có bao nhiêu cực trị?

    • $3$.
    • $2$.
    • $0$.
    • $1$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 29 of 50

    Câu hỏi: 29

    Gọi $M,m$ lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = \frac{{3x – 1}}{{x – 3}}$ trên đoạn $\left[ {0\,;\,2} \right]$. Tính $2M – m$ .

    • $2M - m = \frac{{ - 14}}{3}$.
    • $2M - m = \frac{{ - 13}}{3}$.
    • $2M - m = \frac{{17}}{3}$.
    • $2M - m = \frac{{16}}{3}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 30 of 50

    Câu hỏi: 30

    Cho hàm số $y = \frac{{2x – 1}}{{x + 1}}$. Mệnh đề nào dưới đây là đúng.

    • Hàm số nghịch biến trên các khoảng $\left[ { - \infty ; - 1} \right]$ và $\left[ {1; + \infty } \right]$.
    • Hàm số đồng biến trên các khoảng $\left[ { - \infty ; - 1} \right]$ và $\left[ { - 1; + \infty } \right]$.
    • Hàm số luôn nghịch biến trên $\mathbb{R}$.
    • Hàm số đồng biến trên $\mathbb{R}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 31 of 50

    Câu hỏi: 31

    Nếu ${\log _7}x = {\log _7}a{b^2} – {\log _7}{a^3}b$$\left[ {a,b > 0} \right]$ thì $x$ nhận giá trị bằng.

    • $a{b^2}$.
    • ${a^2}b$.
    • ${a^{ - 2}}b$.
    • ${a^2}{b^2}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 32 of 50

    Câu hỏi: 32

    Cho khối chóp $S.ABC$ có $SA\, \bot \,\,\left[ {ABC} \right]$, tam giác $ABC$ vuông tại $B$, $AC = \,2a$, $BC = a$,$\,SB = 2a\sqrt 3 $. Tính góc giữa $SA\,$và mặt phẳng $\,\left[ {SBC} \right]$.

    • $45^\circ $ .
    • $30^\circ $.
    • $60^\circ $.
    • $90^\circ $.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 33 of 50

    Câu hỏi: 33

    Cho $\int\limits_0^1 {\left[ {f\left[ x \right] – 2g\left[ x \right]} \right]{\text{d}}x} = 12$và $\int\limits_0^1 {g\left[ x \right]{\text{d}}x} = 5$, khi đó $\int\limits_0^1 {f\left[ x \right]{\text{d}}x} $bằng

    • $ - 2$.
    • $12$.
    • $22$.
    • $2$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 34 of 50

    Câu hỏi: 34

    Trong không gian với hệ tọa độ ${\text{O}}xyz$, cho điểm $D\left[ { – 2;1; – 1} \right]$ và đường thẳng $d:\frac{{x – 1}}{2} = \frac{{y + 2}}{{ – 1}} = \frac{{z – 3}}{3}$. Mặt phẳng $\left[ \alpha \right]$ đi qua điểm $D$ và vuông góc $d$ có phương trình là

    • $2x - y + 3z - 8 = 0$.
    • $2x - y - 3z + 2 = 0$.
    • $2x + y + 3z + 6 = 0$.
    • $2x - y + 3z + 8 = 0$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 35 of 50

    Câu hỏi: 35

    Cho hai số phức ${z_1} = 2 + i$ và ${z_2} = – 3 + i$. Phần ảo của số phức ${z_1}\overline {{z_2}} $ bằng

    • $ - 5$.
    • $ - 5i$.
    • $5$.
    • $5i$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 36 of 50

    Câu hỏi: 36

    Cho hình chóp tứ giác đều $S.ABCD$ có cạnh đáy bằng $a$ và chiều cao bằng $a\sqrt 2 $ . Tính khoảng cách $d$ từ tâm $O$ của đáy $ABCD$ đến một mặt bên theo $a$ .

    • $d = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}.$
    • $d = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.$
    • $d = \frac{{2a\sqrt 5 }}{3}.$
    • $d = \frac{{a\sqrt 2 }}{3}.$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 37 of 50

    Câu hỏi: 37

    Chọn ngẫu nhiên hai số khác nhau từ 27 số nguyên dương đầu tiên. Xác suất để chọn được hai số có tổng là một số chẵn bằng:

    • $\frac{{13}}{{27}}$.
    • $\frac{{14}}{{27}}$.
    • $\frac{1}{2}$.
    • $\frac{{365}}{{729}}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 38 of 50

    Câu hỏi: 38

    Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, phương trình nào dưới đây là phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm $A\left[ {1;0;1} \right]$ và $B\left[ {3;2; – 1} \right]$.

    • $\left\{ \begin{gathered} x = 1 + t \hfill \\ y = 1 + t \hfill \\ z = - 1 - t \hfill \\ \end{gathered} \right.,t \in R$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 3 + t \hfill \\ y = 2 - t \hfill \\ z = - 1 - t \hfill \\ \end{gathered} \right.,t \in R$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 1 - t \hfill \\ y = - t \hfill \\ z = 1 + t \hfill \\ \end{gathered} \right.,t \in R$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 2 + t \hfill \\ y = 2 + t \hfill \\ z = - 2 - t \hfill \\ \end{gathered} \right.,t \in R$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 39 of 50

    Câu hỏi: 39

    Số nghiệm nguyên của bất phương trình ${\left[ {17 – 12\sqrt 2 } \right]^x} \geqslant {\left[ {3 + \sqrt 8 } \right]^{{x^2}}}$ là

    • $3$.
    • $1$.
    • $2$.
    • $4$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

  • Question 40 of 50

    Câu hỏi: 40

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$ có đồ thị hàm số $y = f'\left[ x \right]$ như hình bên.


    Biết $f\left[ a \right] > 0$, hỏi đồ thị hàm số $y = f\left[ x \right]$ cắt trục hoành tại nhiều nhất bao nhiêu điểm?

    • $4$ điểm.
    • $2$ điểm.
    • $1$ điểm.
    • $3$ điểm.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    .

    Theo hình vẽ ta có : $\int\limits_a^b {f’\left[ x \right]{\text{d}}x} = \left. {\left[ {f\left[ x \right]} \right]} \right|_a^b = f\left[ b \right] – f\left[ a \right] > 0$.
    Hay : $f\left[ b \right] > f\left[ a \right] > 0$.Tương tự : $f\left[ c \right] < f\left[ b \right]$.Hàm số có hay hàm số có $3$ điểm cực trị tại $x = a,x = b,x = c$.Tóm lại, hàm số $f\left[ x \right]$ phải thỏa mãn các điều kiện sau:Hàm số có 3 điểm cực trị tại $x = a,x = b,x = c$ thỏa $a < b < c$.$f\left[ b \right] > f\left[ a \right] > 0$.$f\left[ c \right] < f\left[ b \right]$.Là hàm số bậc bốn có hệ số $a > 0$.Từ đó, ta có thể lập được bảng biến thiên như sau :
    .Vậy đồ thị hàm số $y = f\left[ x \right]$ cắt trục hoành tại nhiều nhất 2 điểm.

  • Question 41 of 50

    Câu hỏi: 41

    Cho hàm số $f[x]$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và có$\int\limits_0^1 {f[x]dx = 2} $ , $\int\limits_0^3 {f[x]dx = 6} $. Tính $I = \int\limits_{ – 1}^1 {f\left[ {\left| {2x – 1} \right|} \right]} dx$.

    • $I = 8$.
    • $I = 16$.
    • $I = \frac{3}{2}$.
    • $I = 4$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Đặt $t = 2x – 1 \Rightarrow dt = 2dx$.Đổi cận: $\left\{ \begin{gathered} x = – 1 \Rightarrow t = – 3 \hfill \\ x = 1 \Rightarrow t = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$Ta có: $I = \frac{1}{2}\int\limits_{ – 3}^1 {f\left[ {\left| t \right|} \right]} dt = \frac{1}{2}\left[ {\int\limits_{ – 3}^0 {f[ – t] + \int\limits_0^1 {f[t]} } } \right]dt\,\,\,[1]$.+ $\int\limits_0^1 {f[t]} dt = \int\limits_0^1 {f[x]} dx = 2$ .+ Tính $\int\limits_{ – 3}^0 {f[ – t]dt} $ : Đặt $z = – t \Rightarrow dz = – dt \Rightarrow \int\limits_{ – 3}^0 {f[ – t]dt = – } \int\limits_3^0 {f[z]dz = } \int\limits_0^3 {f[z]dz} = 6$.Thay vào [1] ta được $I = 4$.

  • Question 42 of 50

    Câu hỏi: 42

    Cho hình chóp $S.ABCD$ với $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$. Mặt bên $SAB$ là tam giác cân tại $S$ và nằm trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Cạnh bên $SC$ tạo với đáy một góc $60^\circ $. Tính thể tích khối chóp $S.ABCD$.

    • $\frac{{{a^3}\sqrt {15} }}{2}$.
    • $\frac{{{a^3}\sqrt {15} }}{6}$.
    • $\frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}$.
    • $\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Gọi $I$ là trung điểm của $AB$.Ta có: $\Delta SAB$ cân tại $S$ $ \Rightarrow $ $SI \bot AB$ $\left[ 1 \right]$Mặt khác: $\left\{ \begin{gathered} \left[ {SAB} \right] \bot \left[ {ABCD} \right] \hfill \\ \left[ {SAB} \right] \cap \left[ {ABCD} \right] = AB \hfill \\ \end{gathered} \right.$ $\left[ 2 \right]$Từ $\left[ 1 \right]$ và $\left[ 2 \right]$, suy ra: $SI \bot \left[ {ABCD} \right]$$ \Rightarrow SI$ là chiều cao của hình chóp $S.ABCD$$ \Rightarrow $$IC$ là hình chiếu của $SC$ lên mặt phẳng $\left[ {ABCD} \right]$$ \Rightarrow \widehat {\left[ {SC,\left[ {ABCD} \right]} \right]} = \widehat {\left[ {SC,IC} \right]} = \widehat {SCI} = 60^\circ $Xét $\Delta IBC$ vuông tại $B$, ta có: $IC = \sqrt {I{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{{\left[ {\frac{a}{2}} \right]}^2} + {a^2}} = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}$Xét $\Delta SIC$ vuông tại $I$, ta có: $SI = IC.\tan 60^\circ = \frac{{a\sqrt 5 }}{2}.\sqrt 3 = \frac{{a\sqrt {15} }}{2}$Vậy thể tích khối chóp $S.ABCD$ là: $V = \frac{1}{3}.{S_{ABCD}}.SI = \frac{1}{3}.{a^2}.\frac{{a\sqrt {15} }}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt {15} }}{6}$.

  • Question 43 of 50

    Câu hỏi: 43

    Gọi ${z_1}$, ${z_2}$ là hai nghiệm phức của phương trình ${z^2} – z + 1 = 0$. Tính giá trị của $P = \left| {z_1^{2023} – z_2^{2023}} \right|$.

    • $P = \sqrt 3 $.
    • $P = 2\sqrt 3 $.
    • $P = 3$.
    • $P = 0$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    ${z^2} – z + 1 = 10$$ \Rightarrow \left[ \begin{gathered} {z_1} = \frac{1}{2} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}i \hfill \\ {z_2} = \frac{1}{2} – \frac{{\sqrt 3 }}{2}i \hfill \\ \end{gathered} \right.$.Ta có: ${z_1}^{2023} = {\left[ {\frac{{1 + \sqrt 3 i}}{2}} \right]^{2023}}$$ = {\left[ {{{\left[ {\frac{{1 + \sqrt 3 i}}{2}} \right]}^3}} \right]^{674}}\frac{{\left[ {1 + \sqrt 3 i} \right]}}{2}$$ = \frac{{{{\left[ { – 8} \right]}^{674}}\left[ {1 + \sqrt 3 i} \right]}}{{{2^{2023}}}}$.${z_2}^{2023} = {\left[ {\frac{{1 – \sqrt 3 i}}{2}} \right]^{2023}}$$ = {\left[ {{{\left[ {\frac{{1 – \sqrt 3 i}}{2}} \right]}^3}} \right]^{674}}\frac{{\left[ {1 – \sqrt 3 i} \right]}}{2}$$ = \frac{{{{\left[ { – 8} \right]}^{674}}\left[ {1 – \sqrt 3 i} \right]}}{{{2^{2023}}}}$.Suy ra: $P = \left| {z_1^{2023} – z_2^{2023}} \right| = \left| {\frac{{{{\left[ { – 8} \right]}^{674}}\left[ {1 + \sqrt 3 i} \right]}}{{{2^{2023}}}} – \frac{{{{\left[ { – 8} \right]}^{674}}\left[ {1 – \sqrt 3 i} \right]}}{{{2^{2023}}}}} \right|$$ = \left| {\frac{1}{{{2^{2023}}}}.{{\left[ { – 8} \right]}^{674}}\left[ {2\sqrt 3 i} \right]} \right| = \left| {\frac{1}{{{2^{2023}}}}{{.2}^{2022}}\left[ {2\sqrt 3 i} \right]} \right| = \sqrt 3 $.

  • Question 44 of 50

    Câu hỏi: 44

    Cho số phức $z$ thỏa mãn $\left| {z – 1 – i} \right| = 1$, số phức $w$ thỏa mãn $\left| {\bar w – 2 – 3i} \right| = 2$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $\left| {z – w} \right|$.

    • $\sqrt {13} - 3$
    • $\sqrt {17} - 3$
    • $\sqrt {17} + 3$
    • $\sqrt {13} + 3$

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Gọi $M\left[ {x;y} \right]$ biểu diễn số phức $z = x + iy$ thì $M$ thuộc đường tròn $\left[ {{C_1}} \right]$ có tâm ${I_1}\left[ {1;1} \right]$, bán kính ${R_1} = 1$.$N\left[ {x';y'} \right]$ biểu diễn số phức $w = x' + iy'$ thì $N$ thuộc đường tròn $\left[ {{C_2}} \right]$ có tâm ${I_2}\left[ {2; – 3} \right]$, bán kính ${R_2} = 2$. Giá trị nhỏ nhất của $\left| {z – w} \right|$ chính là giá trị nhỏ nhất của đoạn $MN$.Ta có $\overrightarrow {{I_1}{I_2}} = \left[ {1; – 4} \right]$$ \Rightarrow {I_1}{I_2} = \sqrt {17} $$ > {R_1} + {R_2}$$ \Rightarrow \left[ {{C_1}} \right]$ và $\left[ {{C_2}} \right]$ ở ngoài nhau. $ \Rightarrow M{N_{\min }}$$ = {I_1}{I_2} – {R_1} – {R_2}$$ = \sqrt {17} – 3$

  • Question 45 of 50

    Câu hỏi: 45

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$. Hàm số $y = f'\left[ x \right]$ có đồ thị như hình vẽ. Biết phương trình $f'\left[ x \right] = 0$ có bốn nghiệm phân biệt $a$,$0$,$b$,$c$ với $a < 0 < b < c$.

    • $f\left[ b \right] > f\left[ a \right] > f\left[ c \right]$.
    • $f\left[ a \right] > f\left[ b \right] > f\left[ c \right]$.
    • $f\left[ a \right] > f\left[ c \right] > f\left[ b \right]$.
    • $f\left[ c \right] > f\left[ a \right] > f\left[ b \right]$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Bảng biến thiên của $y = f\left[ x \right]$:

    Do đó ta có $f\left[ c \right] > f\left[ b \right]$ [1]Ta gọi ${S_1},{S_2},{S_3}$ lần lượt là các phần diện tích giới hạn bởi đồ thị hàm số $y = f\left[ x \right]$ và trục hoành như hình bên.${S_2} > {S_1} + {S_3} \Leftrightarrow – \int\limits_0^b {f'\left[ x \right]{\text{d}}x} > \int\limits_a^0 {f'\left[ x \right]{\text{d}}x} + \int\limits_b^c {f'\left[ x \right]{\text{d}}x} \Leftrightarrow \left. { – f\left[ x \right]} \right|_0^b > \left. {f\left[ x \right]} \right|_a^0 + \left. {f\left[ x \right]} \right|_b^c$ $ \Leftrightarrow f\left[ 0 \right] – f\left[ b \right] > f\left[ 0 \right] – f\left[ a \right] + f\left[ c \right] – f\left[ b \right]$ $ \Rightarrow f\left[ a \right] > f\left[ c \right]$ [2]Từ [1] và [2] suy ra $f\left[ a \right] > f\left[ c \right] > f\left[ b \right]$.

  • Question 46 of 50

    Câu hỏi: 46

    Trong không gian với hệ toạ độ $Oxyz$, cho đường thẳng $\Delta $ là giao tuyến của hai mặt phẳng $\left[ P \right]:z – 1 = 0$ và $\left[ Q \right]:x + y + z – 3 = 0$. Gọi $d$ là đường thẳng nằm trong mặt phẳng $\left[ P \right]$, cắt đường thẳng $\frac{{x – 1}}{1} = \frac{{y – 2}}{{ – 1}} = \frac{{z – 3}}{{ – 1}}$ và vuông góc với đường thẳng $\Delta $. Phương trình của đường thẳng $d$ là

    • $\left\{ \begin{gathered} x = 3 + t \hfill \\ y = t \hfill \\ z = 1 + t \hfill \\ \end{gathered} \right.$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 3 - t \hfill \\ y = t \hfill \\ z = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 3 + t \hfill \\ y = t \hfill \\ z = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$.
    • $\left\{ \begin{gathered} x = 3 + t \hfill \\ y = - t \hfill \\ z = 1 + t \hfill \\ \end{gathered} \right.$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Đặt ${\vec n_P} = \left[ {0;0;1} \right]$ và ${\vec n_Q} = \left[ {1;1;1} \right]$ lần lượt là véctơ pháp tuyến của $\left[ P \right]$ và $\left[ Q \right]$.Do $\Delta = \left[ P \right] \cap \left[ Q \right]$ nên $\Delta $ có một véctơ chỉ phương ${\vec u_\Delta } = \left[ {{{\vec n}_P},{{\vec n}_Q}} \right] = \left[ { – 1;1;0} \right]$.Đường thẳng $d$ nằm trong $\left[ P \right]$ và $d \bot \Delta $ nên $d$ có một véctơ chỉ phương là ${\vec u_d} = \left[ {{{\vec n}_P},{{u'}_\Delta }} \right]$ $ = \left[ { – 1; – 1;0} \right]$.Gọi $d':\frac{{x – 1}}{1} = \frac{{y – 2}}{{ – 1}} = \frac{{z – 3}}{{ – 1}}$ và $A = d' \cap d \Rightarrow A = d' \cap \left[ P \right]$Xét hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered} z – 1 = 0 \hfill \\ \frac{{x – 1}}{1} = \frac{{y – 2}}{{ – 1}} = \frac{{z – 3}}{{ – 1}} \hfill \\ \end{gathered} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} z = 1 \hfill \\ y = 0 \hfill \\ x = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$$ \Rightarrow A\left[ {3;0;1} \right]$.Do đó phương trình đường thẳng $d:\left\{ \begin{gathered} x = 3 + t \hfill \\ y = t \hfill \\ z = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$.

  • Question 47 of 50

    Câu hỏi: 47

    Một tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $AB = 5$, $AC = 12$. Cho tam giác $ABC$ quay quanh cạnh huyền $BC$ ta được khối tròn xoay có thể tích bằng:

    • $\frac{{1200\pi }}{{13}}$.
    • $\frac{{2400\pi }}{{13}}$.
    • $\frac{{1200}}{{13}}$.
    • $\frac{{3600\pi }}{{13}}$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Gọi $AH$ là đường cao của tam giác $ABC$ thì khối tròn xoay tạo thành là 2 khối nón có chung đáy với bán kính là $R = AH = \frac{{5.12}}{{\sqrt {{5^2} + {{12}^2}} }} = \frac{{60}}{{13}}$ và các chiều cao lần lượt là ${h_1} = BH$, ${h_2} = CH$ thỏa ${h_1} + {h_2} = BC = 13$.Vậy thể tích khối tròn xoay là $V = \frac{1}{3}\pi {R^2}\left[ {{h_1} + {h_2}} \right] = \frac{1}{3}\pi {\left[ {\frac{{60}}{{13}}} \right]^2}.13 = \frac{{1200\pi }}{{13}}$.

  • Question 48 of 50

    Câu hỏi: 48

    Tìm tất cả giá trị của $m$ để bất phương trình ${9^x} – 2\left[ {m + 1} \right]{3^x} – 3 – 2m > 0$ nghiệm đúng với mọi số thực $x$.

    • $m \in \left[ { - 5 - 2\sqrt 3 ;\, - 5 + 2\sqrt 3 } \right]$.
    • $m < - \frac{3}{2}$.
    • $m \leqslant - \frac{3}{2}$.
    • $m \ne 2$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Đặt $t = {3^x}$, $t > 0$. Khi đó, bất phương trình trở thành:${t^2} – 2\left[ {m + 1} \right]t – 3 – 2m > 0$$ \Leftrightarrow \left[ {t + 1} \right]\left[ {t – 3 – 2m} \right] > 0$ $ \Leftrightarrow t – 3 – 2m > 0$$ \Leftrightarrow t > 3 + 2m$ $\left[ 1 \right]$ [Do $t > 0$].Để bất phương trình đã cho nghiệm đúng với mọi $x \in \mathbb{R}$ thì $\left[ 1 \right]$ phải nghiệm đúng với mọi $t \in \left[ {0;\, + \infty } \right]$.Điều này tương đương với $3 + 2m \leqslant 0$ $ \Leftrightarrow m \leqslant – \frac{3}{2}$.Vậy giá trị cần tìm của $m$ là $m \leqslant – \frac{3}{2}$.

  • Question 49 of 50

    Câu hỏi: 49

    Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $M\left[ {\frac{1}{2};\frac{{\sqrt 3 }}{2};0} \right]$ và mặt cầu $\left[ S \right]:{x^2} + {y^2} + {z^2} = 8$. Một đường thẳng đi qua điểm $M$ và cắt $\left[ S \right]$ tại hai điểm phân biệt $A$, $B$. Diện tích lớn nhất của tam giác $OAB$ bằng

    • $4$.
    • $2\sqrt 7 $.
    • $2\sqrt 2 $.
    • $\sqrt 7 $.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Mặt cầu $\left[ S \right]$ có tâm $O\left[ {0;0;0} \right]$ và bán kính $R = 2\sqrt 2 $.Ta có: $\overrightarrow {OM} = \left[ {\frac{1}{2};\frac{{\sqrt 3 }}{2};0} \right]$$ \Rightarrow OM = 1 < R$$ \Rightarrow $ điểm $M$ nằm trong mặt cầu $\left[ S \right]$.Gọi $H$ là trung điểm $AB \Rightarrow OH \leqslant OM$.Đặt $OH = x \Rightarrow 0 \leqslant x \leqslant 1$.Đặt $\widehat {AOH} = \alpha \Rightarrow \sin \alpha = \frac{{AH}}{{OA}} = \frac{{\sqrt {O{A^2} - O{H^2}} }}{{OA}} = \frac{{\sqrt {8 - {x^2}} }}{{2\sqrt 2 }}$; $\cos \alpha = \frac{{OH}}{{OA}} = \frac{x}{{2\sqrt 2 }}$.Suy ra $\sin \widehat {AOB} = 2\sin \alpha \cos \alpha = \frac{{x\sqrt {8 - {x^2}} }}{4}$.Ta có: ${S_{\Delta OAB}} = \frac{1}{2}OAOB.\sin \widehat {AOB} = x\sqrt {8 - {x^2}} $ với $0 \leqslant x \leqslant 1$.Xét hàm số $f\left[ x \right] = x\sqrt {8 - {x^2}} $ trên đoạn $\left[ {0;1} \right]$$f'\left[ x \right] = \sqrt {8 - {x^2}} - \frac{{{x^2}}}{{\sqrt {8 - {x^2}} }} = \frac{{8 - 2{x^2}}}{{\sqrt {8 - {x^2}} }} > 0,\forall x \in \left[ {0;1} \right]$$ \Rightarrow \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} f\left[ x \right] = f\left[ 1 \right] = \sqrt 7 $Vậy diện tích lớn nhất của tam giác $OAB$ bằng $\sqrt 7 $.

  • Question 50 of 50

    Câu hỏi: 50

    Cho hàm số $y = f\left[ x \right]$có đạo hàm trên $\mathbb{R}$ và có bảng xét dấu $f'\left[ x \right]$ như sau

    Hỏi hàm số $y = f\left[ {{x^2} – 2x} \right]$ có bao nhiêu điểm cực tiểu?

    • $4$.
    • $2$.
    • $3$.
    • $1$.

    Bạn làm đúng câu này

    Bạn làm sai câu này

    Bạn không làm câu này

    Gợi ý

    Đặt $g\left[ x \right] = f\left[ {{x^2} – 2x} \right]$. Ta có $g'\left[ x \right] = \left[ {2x – 2} \right]f'\left[ {{x^2} – 2x} \right]$.$g'\left[ x \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 1 \hfill \\ {x^2} – 2x = – 2 \hfill \\ {x^2} – 2x = 1 \hfill \\ {x^2} – 2x = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 1 \hfill \\ {x^2} – 2x + 2 = 0 \hfill \\ {x^2} – 2x – 1 = 0 \hfill \\ {x^2} – 2x – 3 = 0 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered} x = 1 \hfill \\ x = 1 \pm \sqrt 2 \hfill \\ x = – 1 \hfill \\ x = 3 \hfill \\ \end{gathered} \right.$.Trong đó các nghiệm $ – 1,\,\,1,\,\,3$ là nghiệm bội lẻ và $1 \pm \sqrt 2 $ là nghiệm bội chẵn. Vì vậy hàm số $g'\left[ x \right]$ chỉ đổi dấu khi đi qua các nghiệm $ – 1,\,\,1,\,\,3$.Ta có $g'\left[ 0 \right] = – 2f'\left[ 0 \right] < 0$ [do $f'\left[ 0 \right] > 0$].Bảng xét dấu $g'\left[ x \right]$

    Vậy hàm số $y = f\left[ {{x^2} – 2x} \right]$ có đúng $1$ điểm cực tiểu là $x = 1$.

  • ĐÁNH GIÁ TỔNG QUANĐề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT 2023 Môn Toán Online-Đề 5TÓM LƯỢC

    Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn toán online-Đề 5 rất hay. Các bạn làm thử để kiểm tra kiến thức .

    Chủ Đề