Để theo kịp trình độ phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay em phải làm gì

Giới trẻ Việt cần làm gì để nắm bắt cơ hội trong cuộc CMCN 4.0?

Thứ ba, 11/09/2018 - 17:51

[Dân trí] - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được nhắc đến với những điều lớn lao sẽ mang lại nhưng cũng có những lo ngại về việc liệu có hay không hàng loạt việc làm sẽ mất đi. Giới trẻ Việt cũng đã bày tỏ những băn khoăn này tại Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF ASEAN 2018.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 diễn ra từ ngày 11-13/9/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF cho rằng, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không thể xem nhẹ tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 lên sự thay đổi của kinh tế, xã hội.

Khác với 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trong quá khứ, Cách mạng 4.0 không chỉ đơn thuần là sự thay đổi, phát triển của một công nghệ mà bao gồm nhiều công nghệ khác nhau như AI, IoT.

"Điều này không chỉ thay đổi phương thức kinh doanh, tạo ra mô hình kinh doanh mới mà còn tác động tới cả quá trình phát triển kinh tế", ông khẳng định: "Nếu quốc gia nào bỏ lỡ chuyến tàu Cách mạng Công nghiệp 4.0, quốc gia đó sẽ bỏ lỡ sự phát triển thịnh vượng”.

Theo GS. Klaus Schwab, nhận thức được tiềm năng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra một không khí doanh nhân, tinh thần doanh nghiệp. Ở góc độ ngược lại, Cách mạng 4.0 cũng mang lại mối đe doạ khi sẽ làm nhiều công việc biến mất.

Tuy nhiên, ông cho rằng không nên bi quan mà cần lạc quan vì công việc cũ biến mất thì sẽ có công việc mới sẽ xuất hiện. Vấn đề ở đây là Chính phủ cần có sự chuẩn bị cho sự thay đổi sang kỷ nguyên mới. Tư duy cũng cần thay đổi, không chỉ của Chính phủ mà cả doanh nghiệp cần chuẩn bị cho sự chuyển đổi này.

Ông cũng nhấn mạnh sinh viên chính là thế hệ trẻ cần thích ứng và ứng dụng kỹ năng đó. “Tôi vui mừng trong Diễn đàn kinh tế ở Việt Nam lần này được chào đón rất nhiều đại diện tiêu biểu của các DN khởi nghiệp.

Chính những DN này đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trục nền kinh tế mới. Họ chính là độc lực. WEF đang hợp tác nhiều dự án để tạo ra cộng đồng khởi nghiệp kỹ thuật số để các startup đó có thể trao đổi ý tưởng và tương tác dễ hơn. Chúng ta cần đảm bảo rằng lấy con người làm trung tâm, không trở thành nô lệ của robot, của AI”. Ông Klaus nhắn nhủ, đối với thế hệ trẻ hãy nắm bắt cơ hội của CMCN 4.0.

Sinh viên đặt câu hỏi về việc giới trẻ làm sao để thích ứng trong cuộc CMCN 4.0

Tham gia buổi toạ đàm, Cường, một sinh viên đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đặt câu hỏi cho các diễn giả tại Diễn đàn mở: ASEAN 4.0 cho tất cả?: "Chúng tôi đã được nghe nói về những gì giới thanh niên nên làm để sẵn sàng cho tương lai. Tôi biết những CN mới sẽ tạo ra nhiều công việc hơn, nhưng những người trẻ như chúng tôi cần làm gì để thích ứng với kỷ nguyên mới hay những người không thích ứng được thì phải làm gì để có thể tìm được công việc trong tương lai?"

Ông Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, 25 tuổi, là thành viên trẻ nhất trong nội các Malaysia, trả lời: “Tôi cho rằng người trẻ không chỉ thích ứng. Chúng ta cần phải nghĩ khác, chúng ta cần phải vượt qua những điều bình thường. Khi bước vào kỷ nguyên số thì hãy tìm kiếm đam mê của các bạn, có người muốn làm chính trị gia, có người muốn rẽ hướng kinh doanh...

Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia

Ông Syed Saddiq Abdul Rahman, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia, thảo luận tại Diễn đàn WEF ASEAN 2018 tại Hà Nội.

“Tôi gợi ý với các bạn trẻ ASEAN rằng, các bạn hãy tư duy, suy nghĩ vượt mọi giới hạn thông thường. Với sự ra đời của Cách mạng Công nghiệp 4.0, với nền kinh tế số, với kỷ nguyên công nghệ trong tương lai, hãy coi chúng là thời cơ của chúng ta. Hãy xác định niềm đam mê của bạn. Hãy học hỏi từ những người có nhiều kinh nghiệm đi trước.

Nếu bạn chỉ giữ lối tư duy thông thường, sẽ có hàng nghìn, hàng chục nghìn người khác sẽ luôn ở phía trước bạn vì họ bắt đầu sớm hơn bạn. Nhưng bạn còn trẻ, hãy chấp nhận rủi ro. Hãy sử dụng mọi phương pháp “phi thường” nhất có thể để đạt được mục tiêu của bạn. Tôi tin chúng ta đều có thể tạo nên điều kỳ diệu”, ông Syed Saddiq chia sẻ.

Bà Yasmin Hahmood, CEO Tổ chức kinh tế số Malaysia [bìa phải].

Trong khi đó, bà Yasmin Hahmood, CEO Tổ chức kinh tế số Malaysia, là 1 trong 100 người có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong công cuộc xây dựng chính phủ số, cho rằng giới trẻ ngày nay để có được thành công trong cuộc CMCN 4.0 chính là cần có lòng thôi thúc tìm hiểu những điều mới lạ. Bà gọi đó là sự tò mò.

“Nếu các bạn không tò mò thì khi bạn cầm chiếc điện thoại thông minh ngày nay thì bạn chỉ biết dùng chứ không hề quan tâm điều gì ở bên trong nó. Khi bạn tò mò bạn sẽ có sự thôi thúc tìm hiểu điều mới mẻ. Kiến thức ở học đường của bạn không phải có giá trị trong suốt cuộc đời bạn. Ở những thời điểm những kiến thức đó sẽ là lỗi thời. Do đó, các bạn phải học hỏi và luôn tìm kiếm những điều mới mẻ”.

Ông Lê Hồng Minh, CEO công ty VNG, cũng chia sẻ: “5 năm trước đây, khi Digital Marketing là một ngành rất hot, rất hứa hẹn vì bạn cần phải hiểu cách thức quảng cáo cho công việc kinh doanh của mình. Nhưng giờ đây, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, gần như công nghệ AI đã làm thay mọi công việc của một chuyên gia marketing số. Công nghệ đang thay đổi thế giới một cách chóng mặt.

Chính vì thế, các bạn trẻ hãy tập trung trang bị cho mình kỹ năng thay vì kiến thức đơn thuần, vì có thể khi ra trường, những gì các bạn được học đã trở nên cũ. Một khi có kỹ năng, các bạn sẽ học được cách thích ứng và đón nhận những thay đổi của thực tế.

Sinh viên lắng nghe cuộc thảo luận tại Diễn đàn WEF ASEAN 2018.

Ngay sau băn khoăn của sinh viên Việt Nam về cơ hội việc làm trong cộc CMCN 4.0, người điều phối buổi thảo luận, bà Amrita Cheema, Biên tập viên cấp cao tại kênh truyền hình Duetsche Welle, Đức, đã đặt câu hỏi cho tất cả khán phòng rằng bao nhiêu người cho rằng cuộc cách mạng thứ 4 sẽ mang lại việc làm. Điều thú vị là hầu hết những người tham dự trong buổi thảo luận cùng với cả 5 diễn giả đều cho rằng CMCN 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm.

Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq Abdul Rahman cho rằng giới trẻ sẽ được hưởng lợi nhất từ CMCN 4.0, bởi hầu hết những tư duy đột phá đến từ người trẻ. Trong 2 thập niên tới, 50% việc làm sẽ được thay thế bởi AI nhưng cũng sẽ có nhiều việc làm hơn thế được tạo ra từ đó, chủ yếu là những ngành công nghệ và công việc đòi hỏi kỹ năng cao.

Trong những năm tới, kỹ năng là điều kiện đặc biệt quan trọng để các bạn có thể có việc làm. Những công việc tay chân sẽ được thay thế bằng tự động hoá, còn những công việc các bạn có thể làm đó là những việc đòi hỏi tư duy cao, có tính sáng tạo, chẳng hạn như công nghệ nano.

Tuy nhiên, ông cũng nói, nếu như chúng ta duy trì được nền giáo dục tốt trong khoảng 10 năm tới, thì thời gian để bắt kịp và phát triển các công nghệ này sẽ được rút ngắn lại.

"Điều đặc biệt khi nói về cuộc CMCN 4.0 đó là chúng ta có thể sẽ không hình dung được thế giới trong 20 năm tới sẽ như thế nào. Tuy nhiên, tôi xin đảm bảo rằng số lượng công việc sẽ được tăng hơn, cũng giống như sau khi diễn ra cuộc CMCN lần thứ nhất, thì không chỉ số lượng công việc được tăng lên, mà cả tài sản của người dân.

Tương tự như vậy khi chúng ta nói về giáo dục, thì thời gian đi học cũng được tăng lên, và chi phí giảm đi do được số hóa. Ngày nay, chúng ta có thể học những khóa học miễn phí trên mạng. Những bài học dư thừa cũng được dần loại bỏ, và chúng ta chỉ cần tập trung vào những kỹ năng cần thiết mà thôi.

Mặc dù những người mà tôi được nói chuyện cùng đều có chung một nỗi mất việc như vậy, đặc biệt là tại Indonesia - nơi những người trẻ gia nhập thị trường lao động nhưng không có chất lượng chuyên môn, thì những kỹ năng của họ sẽ dễ dàng bị thay thế.

Đây là điều hoàn toàn đúng, nhưng trong vòng 20 năm tới, sẽ có rất nhiều ngành lĩnh vực được mở rộng, và tôi tin rằng sự bao trùm cũng sẽ đi kèm với chuyên môn hóa, và các chính phủ sẽ có cách để duy trì nguồn lao động trẻ của mình.

Ở Malaysia, chúng tôi rất lạc quan, vì dân số có rất nhiều người trẻ, cộng với số tuổi yêu cầu để bầu cử được giảm xuống. Các công ty cũng sẽ phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu của quốc gia để phát triển.

Những quan ngại của chúng ta về đánh mất việc làm, mặc dù rất hợp lý, nhưng cuộc cách mạng này cũng sẽ có nhiều lợi ích, và phần lợi ích sẽ cao hơn rất nhiều. Đó là chưa kể tới những lợi ích mà chúng ta chưa thể hình dung được, và chúng hứa hẹn sẽ mang lại những ưu thế to lớn".

Bộ trưởng trẻ tuổi của Malaysia Syed Saddiq tốt nghiệp Đại học Hồi giáo Quốc tế và đặc biệt nổi tiếng tại Malaysia sau khi đạt được danh hiệu Nhà Hùng biện Giỏi nhất châu Á tại cuộc thi Vô địch Tranh luận của Asian British Parliamentary [ABP].

Bộ trưởng Syed Saddiq từng 2 lần từ chối học bổng Thạc sĩ tại Đại học Oxford của Anh về chính sách công để lưu lại nước nhà để phục vụ người dân Malaysia.

Khôi Linh

Tin sự kiện

Hội nghị WEF ASEAN 2018

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chỉ ra những xu hướng bất ổn của địa chính trị khu vực

Thứ năm 13/09/2018 - 14:49

Ngày họp bận rộn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Hà Nội

Thứ năm 13/09/2018 - 10:50

WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mại

Thứ năm 13/09/2018 - 06:47

Học giả nước ngoài tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ấn tượng câu chuyện “thần kỳ” của kinh tế Việt Nam

Thứ tư 12/09/2018 - 16:21

“Làm chủ công nghệ mạng là yếu tố tiên quyết trong năng lực quân sự”

Thứ tư 12/09/2018 - 15:36
ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Hậu Covid-19: Hàng triệu người trẻ Việt có nguy cơ mất việc vì... người máy

6 rào cản khiến 75% doanh nghiệp chưa thể chuyển đổi số

Lý do bất ngờ Adidas đóng cửa nhà máy sử dụng robot tại Đức, sang Việt Nam

Câu chuyện chuyển đổi số: "Gã khổng lồ" hay "kẻ tí hon" có lợi thế?

Giải pháp thông minh toàn cầu sẽ vào Việt Nam nhanh nhất từ con đường startup!

TS Võ Đại Lược: Hãy lo chuyện robot thay thế lao động trong tương lai!

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa giúp Việt Nam thoát các "bẫy" tăng trưởng

Giúp sinh viên đổi mới sáng tạo là trách nhiệm của các trường đại học

4 yêu cầu 'cứng' đối với sinh viên ''đời' 4.0

Giáo dục - Đại học

Những yếu tố của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot.

Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

1. Khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn

Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm. Ảnh: Internet

Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin [CNTT] và Internet kết nối vạn vật [IoT], không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau.

Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệpnày đòi hỏi phải có mộtnguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra.

Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũytri thức về công nghệ thông tin,chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

2. Ngoại ngữ tốt - mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên Thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại.

Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn.

Biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân. Ảnh: Internet

Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là biết từ vựng và hiệu quả, nghĩa là người học ngoại ngữ đồng thời phải học hỏi văn hóa nước khác để có cách diễn đạt phù hợp. Một giảng viên tiếng Anh đã từng nói: “Không thể dạy được ngoại ngữ nếu người đó không am hiểu về văn hóa nước họ”. Cũng như vậy, việc học ngoại ngữ cũng cần gắn với mục đích đúng đắn nhất định, đó là phục vụ học tập, làm việc, giao tiếp và giải trí lành mạnh.

3. Kỹ năng mềm thành thạo - lợi thế hòa nhập với môi trường làm việc

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người còn kỹ năng cứng [hay kiến thức, trình độ chuyên môn] chỉ chiếm 25%. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.

Rèn luyện, tích lũy kỹ năng mềm thông qua các chương trình phát triển cá nhân. Ảnh: Internet

Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn partner, kỹ năng trình bày [thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh], quản lý thời gian… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp các bạn sinh viên không sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất. Trong quá tình học tập bạn cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình. Hãy tham gia các chương trình ngoại khóa sôi nổi, các câu lạc bộ, các lớp học... là nơi bạn có thể rèn luyện kĩ năng mềm.

Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia vào công tác xã hội để biết chia sẻ năng lực và của cải với xã hội. Mối quan hệ là điều quan trọng, nó như một thư viện lớn. Khi cần việc gì sẽ tìm đến ngăn thư viện đó và mở nó ra, sẽ tìm được cách giải quyết khó khăn, thắc mắc của mình. Vì thế, xây dựng mối quan hệ từ thời sinh viên bằng cách tham gia các hoạt động xã hội của câu lạc bộ hay hội nhóm... là cách tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng là những mối quan hệ tốt đẹp.

4. Kinh nghiệm làm việc thực tế - bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được. Trái lại, nhiều sinh viên mới ra trường nhưng đã có bản CV đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học.

Theo đó, kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty.

Kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp bạn học hỏi nhiều điều bởi trong quá trình làm việc không tránh được những "va chạm" bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trước nhà tuyển dụng

Hoa Lê [Tổng hợp/Theo Báo Nghệ An]

Giáo dục đại học

Khoa học - công nghệ Việt Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Thứ Sáu, 06-11-2020, 05:07
Facebook Email Bản in +

GS, TS Nguyễn Quang Liêm

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nhìnlại chặng đường 35 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, Ðảng và nhân dân ta đã có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế, đồng thời nhận thức được, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học - công nghệ [KHCN]; triển khai được nền sản xuất công nghiệp tiên tiến hiệu quả cao phải dựa trên nền tảng tri thức; KHCN là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển KHCN trước hết phải phát triển con người KHCN... Nhận thức đúng đắn này đã được triển khai thành các nghị quyết của các kỳ Ðại hội và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Tiếp tục phát huy thành quả của quá trình đổi mới, quyết tâm phát triển nhanh và bền vững đất nước trên nền tảng tri thức, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII trình Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, có những nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến KHCN. Với quy mô nền kinh tế, tiền đồ đất nước vững chắc hiện nay, Ðảng ta đã tư duy và định hướng để đưa đất nước bắt kịp, cùng tiến và vượt lên ở một số lĩnh vực chúng ta có thể và có thế mạnh, có tiềm năng.

Cách mạng công nghiệp [CMCN] 4.0 thể hiện vai trò tham gia của nhà khoa học vào quá trình sản xuất nhằm chuyển hóa các sáng tạo, tri thức vào sản xuất tạo thành một làn sóng mới trong đổi mới. Bên cạnh đó có sự tham gia của nhiều thành phần khác, như kỹ sư, doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp... CMCN4.0 là sự kết hợp tối ưu hệ thống những công nghệ tiên tiến triển khai vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tài chính, môi trường, xã hội, tài nguyên… dựa trên nền tảng kỹ thuật số và nền tảng về vật lý, công nghệ vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học, công nghệ truyền thông…

Nắm được xu thế này, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể trong tiếp cận CMCN 4.0. Những quốc gia có nền sản xuất tiên tiến đều đã phát triển mạnh các công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0 và đang thu được rất nhiều lợi ích cho phát triển đất nước. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27-9-2019 về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là sự khẳng định đúng đắn và kịp thời về nhận thức và lý luận, để định hướng tư tưởng, triển khai hành động một cách chủ động.

KHCN với vai trò vừa là công cụ, động lực, vừa là cơ sở, nền tảng để phát triển nền kinh tế tri thức, nhưng đồng thời cũng là đối tượng chịu tác động của CMCN 4.0. Nhận thức này hết sức quan trọng vì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực cốt lõi của KHCN để xây dựng nền móng, thành phần chính cho phát triển kinh tế - xã hội trong môi trường CMCN 4.0. Trong đó, cần có nhận thức chi tiết hơn nữa về khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, công nghệ và kỹ nghệ, con người, hạ tầng...

Ðối với khoa học cơ bản, CMCN 4.0 giúp cho các hoạt động nghiên cứu thuận tiện hơn. Những ngành khoa học cơ bản thuần túy lý thuyết như Toán học, Vật lý lý thuyết, Hóa học lý thuyết, các lý thuyết mới và tính toán số, các mô phỏng có thể được kiểm chứng nhanh hơn nhờ các công cụ, phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới. Những yêu cầu của CMCN 4.0 đòi hỏi các ngành khoa học cơ bản, lý thuyết phát triển các phương pháp mới, mô hình mới, lý thuyết mới để tăng cường hiệu quả hoạt động, kiểm chứng lý thuyết, mô phỏng các mô hình mới, nhất là đối với ngành phân tích dữ liệu, phát triển trí tuệ nhân tạo, điều tra cơ bản. Ðối với các ngành khoa học cơ bản định hướng ứng dụng CMCN 4.0 là cơ hội để phát triển mạnh hơn, sâu rộng hơn. Một số ngành cơ bản định hướng ứng dụng như khoa học vật liệu, công nghệ sinh học, y học, công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa,… sẽ được thúc đẩy mạnh hơn việc triển khai các nghiên cứu hướng đích, phù hợp từng nhu cầu ứng dụng, chuyên biệt hóa và thúc đẩy quá trình đưa các sản phẩm mới, cải tiến mới vào ứng dụng nhanh hơn.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng tạo nên những thách thức, khó khăn đối với những lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ, Việt Nam có khoảng cách khá xa so với thế giới. Nhìn chung, Việt Nam hầu như chưa làm chủ được các công nghệ lõi để phát triển công nghiệp, mà phần lớn phải nhập khẩu. Trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực phát triển các nghiên cứu theo định hướng ứng dụng, tuy đã tạo được nhiều công nghệ mới, sản phẩm mới, nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp mới. Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính của việc tụt hậu này là do: [i] Nhân lực cho nghiên cứu và phát triển công nghệ còn mỏng, nhất là những lĩnh vực công nghệ mới của CMCN 4.0 như kỹ thuật số và công nghệ thông tin, tự động hóa [blockchain, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn], vật lý và khoa học vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học; [ii] Hạ tầng cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm; [iii] Thiếu vắng các doanh nghiệp công nghệ, nơi có thể chuyển hóa các tri thức, tích hợp với các kỹ thuật hiện có, tích hợp với nhu cầu của thị trường để tạo nên các ứng dụng mới, sản phẩm mới [đặc biệt thiếu doanh nghiệp trong nước].

Dựthảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII trình Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực KHCN, do đó cần được triển khai đồng bộ hiệu quả, với quyết tâm cao. Thực tế, chỉ tiêu phấn đấu của chúng ta đến năm 2020 có một cán bộ KHCN trên 1.000 người dân, nhưng đến nay chưa đạt được và kinh phí [% GDP] dành cho các hoạt động nghiên cứu chỉ ~0,6% GDP [số liệu năm 2018]. Trong khi đó, số người làm KHCN trên 1.000 người lao động và GDP dành cho các hoạt động nghiên cứu năm 2017 của một số nước như sau: I-xra-en 17 đến 18 và 4,5%; Hàn Quốc 14,43 và 4,5%; Nhật Bản 10 và 3,2%; Trung Quốc 2,242 và 2,129%. Khi triển khai thực hiện việc phát triển nguồn nhân lực cần có cơ chế, chính sách thiết thực và hiệu quả để: [i] Giữ được lực lượng cán bộ đang làm việc tiếp tục cống hiến, đóng góp [cần có chế độ trả công xứng đáng, có các yếu tố động viên]; [ii] Khơi dậy được niềm đam mê học KHCN cho học sinh phổ thông để các em tiếp tục học, làm KHCN trong tương lai. Giáo dục STEM [Science [khoa học], Technology [công nghệ], Engineering [kỹ thuật] và Maths [toán học]] ngay từ bậc trung học phổ thông là yếu tố tiên quyết. Không động viên được các học sinh giỏi ở bậc phổ thông ham thích và say mê học KHCN sẽ không có sinh viên giỏi ở bậc đại học và không có những nhà KHCN giỏi cho đất nước trong tương lai. Ðảng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh viên theo đuổi ước mơ sáng tạo, có điều kiện và môi trường nghiên cứu, theo đuổi ước mơ, vì xã hội tôn vinh nghề KHCN; [iii] Ðẩy mạnh sự hội nhập và hợp tác quốc tế, thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài hợp tác/tham gia hoạt động KHCN trong nước.

Nguồn nhân lực dù chưa đông và mạnh, nhưng nếu Nhà nước và các doanh nghiệp [cả sở hữu công và tư] không sử dụng hiệu quả cũng sẽ là sự lãng phí lớn. Vai trò của các doanh nghiệp sử dụng nhân lực KHCN là rất quan trọng trong việc chống lãng phí chất xám và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Ở các quốc gia phát triển, Chính phủ hầu như chỉ đầu tư cho KHCN với các quỹ dành cho nghiên cứu cơ bản; và có các quy định buộc các doanh nghiệp đầu tư và được hưởng lợi ích trực tiếp từ sự đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới [R&D&I]. Việt Nam với nguồn tài chính còn hạn chế, Chính phủ và doanh nghiệp, xã hội cần nhận thức rõ điều này để chia sẻ trách nhiệm đầu tư cho KHCN và các hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo. Thời gian gần đây, một số tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước [FPT, VinGroup, Phenikaa,…] và cả những hãng lớn nước ngoài [Samsung] đã xây dựng những trung tâm nghiên cứu phát triển, các phòng thí nghiệm và các trường đại học để phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực KHCN. Ðây là những dấu hiệu tốt về chuyển biến môi trường nghiên cứu phát triển KHCN.

Nướcta đã có một số trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ KHCN cao, như: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hai đại học quốc gia, các đại học vùng... Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với thế mạnh là lực lượng cán bộ trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực chủ chốt của CMCN4.0 [công nghệ số, vật lý, khoa học vật liệu và công nghệ sinh học] và đa ngành khác, có thể phối hợp giải quyết những vấn đề lớn, đòi hỏi tính liên ngành KHCN cao/phức tạp, là nơi có điều kiện triển khai những nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển công nghệ nguồn. Do vậy, các đơn vị này cần được quan tâm đầu tư thích đáng hơn và có cơ chế đặc biệt để phát triển và phát huy được vai trò trung tâm trong các hoạt động KHCN và đào tạo của quốc gia. Các trung tâm KHCN này cần phát huy cao nhất, kinh nghiệm, nguồn nhân lực sẵn có đồng thời cần tiếp tục chú trọng hơn về hội nhập quốc tế và bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiên phong phát triển các công nghệ nguồn, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng các nhu cầu của CMCN 4.0, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển một số công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo và rô-bốt, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối, công nghệ vật liệu tiên tiến [vật liệu na-nô, vật liệu y-sinh phục vụ chăm sóc sức khỏe, vật liệu chức năng, vật liệu có tính năng đặc biệt, vật liệu cho in 3D], công nghệ chế tạo lớp và in 3D, công nghệ thần kinh, sinh học tổng hợp, công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ; đồng thời đẩy mạnh phát triển hạ tầng cho in-tơ-nét kết nối vạn vật, công nghệ 6G, công tác bảo mật, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ,...

Vấn đề cần được hiểu sâu sắc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mang tính nền tảng lâu dài, đó là phát triển hệ thống KHCN là một hợp phần quan trọng trong hệ thống xã hội. Thay đổi từ nhận thức, công cụ pháp luật, thiết chế xã hội tới cơ sở hạ tầng trong một tâm thế mới, thời đại mới.

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được giới thiệu lần đầu tiên bởi một nhóm nhà khoa học người Đức đang phát triển một chiến lược kỹ thuật cao cho Chính phủ Đức năm 2011, có thể coi Đức chính là nước khởi nguồn cho cuộc cách mạng này.[1] Klaus Schwab, chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, đã giới thiệu khái niệm này cho nhiều người hơn tại một bài báo năm 2015 được xuất bản tại báo Foreign Affairs,[2] "Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là chủ đề năm 2016 của Cuộc họp thường niên diễn đàn kinh tế thế giới, ở Davos-Klosters, Thụy Sỹ.[3] Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở San Francisco.[4] Cũng trong năm 2016 Schwab xuất bản sách về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.[5]

Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ tư bao gồm phần cứng, phần mềm và sinh học [hệ thống cyber-physical],[6] và nhấn mạnh những tiến bộ trong truyền thông và kết nối. Schwab cho rằng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá trong những kỹ thuật nổi bật trong những lĩnh vực như robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, in 3D, và phương tiện vận tải không người lái.[7]

Video liên quan

Chủ Đề