De thi thpt quốc gia 2023 môn lý pdf

Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia 2020 môn Toán như thế nào, cùng phân tích cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán sau đây, các em học sinh cần nắm được để lên kế hoạch ôn tập phù hợp.

Phân tích ma trận, cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2020 môn Toán

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, về cơ bản kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn giữ ổn định như năm 2019, do vậy các thí sinh có thể căn cứ vào đề thi minh họa và đề thi chính thức của năm 2019 để có kế hoạch ôn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Chính vì kỳ thi THPT quốc gia 2020 vẫn giữ ổn định như năm 2019 nên kỳ thi năm nay vẫn sẽ có 5 bài thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp tự chọn là bài thi Khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] và Khoa học xã hội [Sử, Địa, Giáo dục công dân].

Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2020 môn Toán cũng như các môn khác sẽ gồm các câu hỏi ở các cấp độ, từ cấp độ cơ bản để phục vụ xét tốt nghiệp THPT, cho đến những câu hỏi cấp độ phân hóa để phục vụ cho việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Nội dung của đề thi sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Ma trận đề thi THPT quốc gia 2020 môn Toán như thế nào?

Với những thông tin được Bộ GD&ĐT đưa ra, để lên kế hoạch ôn tập chu đáo nhất, các giáo viên và học sinh cần xây dựng được ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia cho từng môn học.

Để biết ma trận đề thi THPT quốc gia 2020 môn Toán như thế nào, chúng ta cùng phân tích ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia 2019 môn Toán sau đây, các em học sinh có thể tham khảo.

Ma trận đề thi THPT quốc gia 2019 môn Toán thí sinh ôn thi THPT 2020 tham khảo

Kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi môn Toán.

Bài thi môn Toán kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, sau đây giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn Toán.

Thí sinh cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa: Theo phân tích của các giáo viên, kiến thức trong đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Toán sẽ bám chắc nội dung trong chương trình lớp 12, trong đó 10-15% thuộc chương trình lớp 10 và 11. Thí sinh không nên học tủ, không được bỏ bất cứ phần nào trong sách giáo khoa, nên học kỹ lý thuyết để loại trừ đáp án nhanh hơn và hạn chế tối đa thời gian làm bài các câu dạng lý thuyết này.

Thay đổi cách học phù hợp: Đối với hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh không cần chú trọng việc trình bày cẩn thận nữa mà quan trọng là giải bài nhanh, ngắn gọn và chính xác.

Phân bổ thời gian làm bài: Thí sinh không nên sa đà quá lâu vào một câu hỏi mà nên phân bố thời gian cho phù hợp. Thí sinh có thể tham khảo cách phân bổ thời gian cho các câu hỏi theo mức độ khó – dễ như sau:

Đối với câu hỏi dễ – thời gian làm bài khoảng 1 phút; câu hỏi trung bình – thời gian làm bài khoảng 2 phút; câu hỏi khó – cực khó, thời gian làm bài khoảng 3,5 phút.

Nếu như không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kì, thí sinh có thể chọn ngẫu nhiên một phương án. Thí sinh không nên bỏ sót một câu nào.

Tận dụng máy tính Casio để giải nhanh trắc nghiệm Toán: Máy tính cầm tay là một công cụ quan trọng giúp thí sinh rút ngắn thời gian ở những câu tính toán và chính xác, đặc biệt là các chuyên đề: Nguyên hàm – Tích phân, Số phức, Mũ – Logarit. Do vậy thí sinh nên rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính sao cho nhanh và chuẩn xác.

: Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ngay từ bây giờ, các thí sinh nên giải nhiều đề thi trắc nghiệm hơn để làm quen với hình thức thi và gia tăng tốc độ làm bài.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.Tư vấn tuyển sinh: 0886.212.212 – 0996.212.212

Cập nhật: 05/04/2019

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Văn và các môn xã hội

Đề thi tham khảo THPt quốc gia 2019 tổ hợp khoa học tự nhiên

Các thí sinh cần nắm rõ cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 các môn để có thể đạt điểm cao.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Toán

Đề thi THPT quốc gia 2019 môn Toán gồm có 50 câu, thí sinh làm trong 90 phút. Được biết nội dung kiến thức của đề thi minh họa môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 bao gồm chủ yếu kiến thức lớp 12 với tỷ lệ 10% lớp 10 và 11 và 90% thuộc kiến thức lớp 12. Tuy không có nhiều câu hỏi thuộc phần kiến thức lớp 10, nhưng vẫn cần học sinh phải vận dụng kiến thức chương trình lớp 10 thì mới hoàn thành được bài thi.

Được biết cấu trúc đề thi minh họa xuất hiện trong cả 4 cấp độ gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cụ thể, chương trình Toán lớp 12 sẽ có 7 chuyên đề với số câu ứng với là: Hàm số [12 câu], Mũ – Logarit [7 câu], Nguyên hàm – Tích phân [6 câu], Số phức [5 câu], Hình học không gian – phần thể tích [3 câu], Tròn xoay [3 câu], Hình Oxyz [7 câu].

Chương trình Toán lớp 11 gồm 8 chuyên đề: Hình học không gian – phần góc khoảng cách [2 câu], Tổ hợp – Xác suất [2 câu], Cấp số cộng – cấp số nhân [1 câu]. Chương trình lớp 10 bổ sung 1 câu về chuyên đề Phương trình – Bất phương trình.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Toán.

Trong đó có một số chuyên đề đặc biệt quan trọng các thí sinh nên quan tâm hoàn thành thật tốt trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới:

Chuyên đề hàm số có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi [12 câu] và có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề [3 câu vận dụng cao] yêu cầu các thí sinh cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được.

Chuyên đề mũ Logarit có mức độ câu hỏi cơ bảnvà thường không làm khó được thí sinh.

Chuyên đề số phức không có thay đổi nhiều so với các đề thi năm 2018 với c âu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “xác định số phức thỏa mãn điều kiện cho trước” yêu cầu thí sinh chú ý ôn tập để có thể giải quyết được.

Chuyên đề nguyên hàm – tích phân có câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “tính diện tích hình phẳng” đòi hỏi các sĩ tử cần phải nắm được kiến thức lớp 10 [hình elip] và biết cách tọa độ hóa lên mới làm được câu hỏi này.

Chuyên đề hình học không gian – tròn xoay với c ác câu hỏi khó nhất thuộc phần này là câu về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được.

Các chuyên đề còn lại sẽ chiếm khoảng 8% đến 10% số lượng câu hỏi trong đề.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Hóa học

Cấu trúc đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Hóa học về cơ bản là không thay đổi, vẫn đúng như hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc tổ chức dạy học lớp 12 năm học 2018-2019 và ôn thi THPT quốc gia năm 2019. Cụ thể như sau:

Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán là 25 câu/15 câu;

Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao là 21 câu/11 câu/8 câu;

Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 73 đến 80.

Đề tham khảo 2019 có số lượng câu hỏi tính toán giảm, cụ thể chỉ có 15 câu tính toán [chiếm 37,5% tổng số câu hỏi].

Về sự phân bổ kiến thức theo lớp: Lớp 11 sẽ chiếm khoảng 10%, lớp 12 chiếm khoảng 90% và không có kiến thức thuộc chương trình lớp 10.

Cấu trúc đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Hóa học.

Trong đó, các câu hỏi lớp 11 tập trung chủ yếu vào chương sự điện li, nitơ, photpho, đại cương hóa hữu cơ và chủ yếu thuộc các cấp độ Nhận biết/thông hiểu và vận dụng thấp.

Các câu hỏi vận dụng cao để phân loại học sinh vẫn nằm trong các chuyên đề lớn như Este, lipit, tổng hợp hóa học vô cơ, tổng hợp hóa học hữu cơ, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất thuộc chương trình Hóa học 12.

Về điểm mới thì đề thi THPT quốc gia môn Hóa học 2019 có số câu hỏi thực hành thí nghiệm tăng. Tuy nhiên cũng có những câu hỏi ở mức độ dễ, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt điểm tối đa. Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi ở mức độ cực khó, đòi hỏi học sinh phải thành thạo thao tác thực hành thí nghiệm và có tư duy suy luận tốt dự đoán quá trình hóa học xảy ra mới có thể làm được bài.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý

Theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, đề thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý với các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 [90% – 36 câu hỏi] và kiến thức lớp 11 chiếm 10% với 4 câu, cụ thể hơn với khoảng 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao nhằm mục đích phân loại thí sinh. Câu hỏi không còn “đánh đố” học sinh bởi sự khó khăn về toán học hay mất thời gian dài để giải.

Cụ thể cấu trúc đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Vật lí về mặt nội dung:

Chương I. Dao động cơ: 7 câu

Chương II. Sóng cơ và sóng âm: 5 câu

Chương III. Dòng điện xoay chiều: 7 câu

Chương IV. Dao động và sóng điện từ: 3 câu

Chương V. Sóng ánh sáng: 7 câu

Chương VI. Lượng tử ánh sáng: 2 câu

Chương VII. Hạt nhân nguyên tử: 5 câu

Vật lí 11: 4 câu

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý của Bộ GD&ĐT.

Với các câu hỏi trong đề tham khảo thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý có thể cho ta thấy, 25 câu đầu tiên yêu cầu kiến khá nhẹ nhàng bao gồm lý thuyết và bài tập cơ bản. Từ cầu 26 đến 32, đề thi đòi hỏi học sinh vận dụng nhưng cũng ở mức độ vừa phải, còn từ câu 33 trở đi yêu cầu học sinh vận dụng ở mức độ cao, dành để phân loại thí sinh trong việc xét tuyển ĐH.

Như vậy, các bạn học sinh chỉ cần phải nắm chắc các kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa Vật lí 11, 12 là có thể đạt khoảng 5 – 6 điểm, tuy nhiên, để đạt được điểm số từ 8 – 10 điểm thì học sinh phải có một lộ trình ôn luyện bài bản và thực sự khoa học.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Sinh học

Theo như đề thi tham khảo môn Sinh học của Bộ GD&ĐT, số lượng kiến thức lớp 12 sẽ chiếm khoảng 85%, lớp 10 chiếm 5%, lớp 11 chiếm 10% với những câu hỏi khó sẽ tập trung vào phần bài tập, tính vận dụng ít. Cụ thể:

Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán là 21 câu/19 câu;

Tỉ lệ câu hỏi nhận biết/thông hiểu/vận dụng/vận dụng cao là 8 câu/20 câu/9 câu/3 câu;

Tỉ lệ câu hỏi nhận biết-thông hiểu chiếm 70%; câu vận dụng-vận dụng cao chiếm 30% phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp là chủ yếu.

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 môn Sinh học.

Cơ chế di truyền và biến dị: Có 6 câu ứng với 1,5 điểm gồm 4 câu hỏi lí thuyết, 2 câu hỏi bài tập. Đòi hỏi các bạn cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa về gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, nhân đôi, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể…

Quy luật di truyền: Có 13 câu, ứng với 3,25 điểm, là chuyên đề có số lượng câu nhiều nhất và mức độ khó nhất trong đề thi. Các câu hỏi trong chuyên đề này chủ yếu là bài tập tính toán;

Di truyền quần thể: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm. Nội dung kiến thức bao gồm cả quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối;

Ứng dụng di truyền học: Có 1 câu lý thuyết ứng với 0,25 điểm. Thí sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa;

Di truyền người: Có 1 câu hỏi bài tập, ứng với 0,25 điểm. Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao thuộc dạng bài tập phả hệ;

Tiến hóa: Có 4 câu lý thuyết, ứng với 1 điểm. Thí sinh chỉ cần ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa;

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm gồm 2 câu lý thuyết. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa;

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa;

Thành phần hóa học của tế bào: Có 2 câu, ứng với 0,5 điểm. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề