Đề văn so sánh 10 và 11

+ Biểu hiện của sự cần thiết phải có tính tự lập trong các lĩnh vực chủ yếu như trong nhà trường, trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người…

+ Tính tự lập giúp mỗi người tự chủ, thận trọng và chủ động thực hiện suy nghĩ, kế hoạch và hành động để hoàn thành công việc. Người sống tự lập sẽ được nhiều người tin yêu, quý mến, sẽ có cuộc sống vững vàng bản lĩnh và thực hiện được mục tiêu của cuộc sống. Sống tự lập sẽ hình thành nhân cách đẹp, nhiều người nể phục và hạnh phúc bền lâu. Những người sống ích kỷ và phụ thuộc người khác sẽ sớm bị lệ thuộc nên khó thực hiện được dự định và người đời coi thường; dễ bi quan và thất bại.

- Liên hệ, bản thân cần làm gì để tự lập trong suy nghĩ và hành động?

+ Trong đoạn văn viết câu có câu hỏi tu từ, có dấu chấm hỏi kết thúc câu và gạch chân cả câu văn đó. [0,5 điểm]

Câu 6:

Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung của bài nghị luận văn học về thơ.

Thí sinh có thể có nhiều cách nêu cảm nhận, hiểu biết và phân tích thơ, nhưng cần làm rõ các nội dung chính. Dưới đây là gợi ý dàn bài tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Đồng chí.

+ Nêu vấn đề: Vẻ đẹp tâm hồn tình đồng chí đồng đội thắm thiết và sâu nặng của người lính Vệ quốc quân trong kháng chiến chống Thực dân Pháp.

2. Thân bài:

- Ý 1: Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ và vị trí đoạn thơ.

- Ý 2: Phân tích, giảng giải cần làm rõ các nội dung và nghệ thuật về đoạn thơ.

+ Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Họ chia sẻ về gia đình, thấu hiểu riêng tư và chia sẻ niềm thương nhớ, và kỉ niệm với quê hương nhưng không hề lo lắng gì về gia đình, nhà cửa, vườn ruộng. [4 câu đầu]

+ Vẻ đẹp của tình nghĩa đồng đội như anh em ruột thịt giữa chiến trường chiến đấu thiếu thốn và ác liệt. [7 câu tiếp theo]

- Họ cảm nhận được gian lao, khổ cực, thiếu thốn lúc khỏe, lúc ốm đau và cùng trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong sự hài hước và chân thật trong câu chuyện đối sánh giữa “tôi với anh”.

- Họ hiểu nhau, động viên nhau cùng vượt lên và họ truyền cho nhau hơi ấm đêm đông, truyền cho nhau niềm tin yêu, lạc quan và nghị lực sống trong sự khó khăn chiến trường “đêm giá buốt, sương muối, rừng hoang”.

+ Biểu tượng đẹp của tình đồng chí [3 câu thơ cuối]

- Thiên nhiên “rừng hoang sương muối” hùng vĩ, hoang vu bí hiểm và khắc nghiệt, người lính vẫn bình tĩnh và chắc tay súng “chờ” giặc tới. Lời thơ ngắn, hàm súc, cách tả cảnh chân thực và lãng mạn.

- Hình ảnh thơ “Đầu súng trăng treo” có nhiều ý nghĩa. Người đồng đội như thấy trăng treo vào đầu súng khi đồng đội đứng gác trên đồi. Ý nghĩa biểu tượng [súng] gợi về đấu tranh chống kẻ thù và [trăng] gợi đến vẻ đẹp hòa bình quê hương.

- Ý 3: Đánh giá:

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, hàm súc và gần gũi, giàu hình ảnh; sử dụng thể thơ tự do, câu ngắn dài tạo, nhịp thơ uyển chuyển; sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, so sánh và cách đối tôi-anh tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

- Nhà thơ miêu tả thành công vẻ đẹp của tình đồng chí thắm thiết và sâu nặng, đồng cảm và lãng mạn của người lính trong kháng chiến chống Pháp 9 năm.

3. Kết bài

Đánh giá về bài thơ và tác giả. Chính Hữu xứng đáng là một trong những nhà thơ xuất sắc viết về người lính. Bài thơ góp cho thơ ca Việt Nam một bức chân dung về người lính, bình dị và chân thực, yêu nước và ngạo nghễ vượt lên khó khăn, chắc tay súng vệ quốc.

Giáo viên nhận xét đề thi khá hay, kiến thức phổ rộng, khắc phục được tình trạng học thuộc lòng. Tuy nhiên, thí sinh không dễ đạt điểm cao.

Sáng nay [9/6], hơn 76.000 học sinh THCS ở Hà Nội chính thức làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 không chuyên.

Nhận xét về đề thi năm nay, cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Trần Phú, Hà Nội cho biết, đề thi khá hay, đảm bảo tính chất phân loại trình độ của thí sinh. Kiến thức trong đề được phổ rộng từ thể loại Thơ cho đến Văn xuôi. Các câu hỏi ở phần kiến thức Đọc hiểu và Nghị luận xã hội được xen kẽ, lồng ghép với nhau.

Học sinh trường THPT Việt Đức Hà Nội ra về sau khi kết thúc thi môn Ngữ văn sáng 9/6

Đề thi đòi hỏi học sinh phải học kỹ kiến thức, hiểu rõ bản chất nội dung thì mới làm được bài, chứ không phải học thuộc lòng là làm bài. Câu hỏi phần nghị luận xã hội yêu cầu sự hiểu biết của thí sinh về một truyện ngắn khắc họa hình ảnh người nông dân trong kháng chiến ở tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân là câu hỏi khái quát nên để làm được bài, thí sinh phải đưa về một nội dung cụ thể.

Cùng chung nhận định về đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 năm khá hay, cô giáo Nguyễn Kim Thanh, trường THCS Hoàn Kiếm-Tân Trào, Hà Nội cho biết, tác phẩm “Nói với con” của nhà thơ Y Phương rất hay, đề cập với vấn đề thiết thực trong đời sống gia đình, tình cảm gia đình, gần gũi với học sinh.

Tuy nhiên, cô Kim Thanh dự đoán, phổ điểm mà học sinh đạt được sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 7 điểm. Thí sinh sẽ không dễ đạt điểm cao vì năm nay, đề thi yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức một cách phổ rộng và thực sự hiểu vấn đề chứ không chỉ học thuộc là làm được bài. Để đạt điểm cao, thí sinh phải có tư duy tốt, viết có cảm xúc...

Đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên ở Hà Nội

Câu hỏi về truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đều là những kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh bày tỏ hiểu biết về hình ảnh người nông dân trong kháng chiến. Nội dung đề là “mở” nhưng đã khơi gợi tình cảm của học sinh về hình ảnh đặc trưng của hàng triệu người nông dân Việt Nam.

Học sinh Hà Nội "thở phào nhẹ nhõm" vì đề Ngữ Văn dễ

Kết thúc 120 phút làm bài, đa số thí sinh đều cảm thấy thích thú với cách ra câu hỏi của đề thi năm nay.

Em Nguyễn Kim Quang, thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi tại điểm thi THPT Việt Đức [Hoàn Kiếm, Hà Nội] hào hứng kể về đề thi: "Em thấy đề thi năm nay không quá khó, vừa sức với học sinh. Nếu so sánh với các đề thi thử em đã làm thì đề thi thật dễ hơn nhiều".

Nguyễn Trần Hà My [THCS Trưng Vương] cho biết, em hoàn thành bài thi trong khoảng 100 phút, thời gian còn lại để đọc soát lại bài. "Đề thi năm nay khá dễ và cũng không phải học thuộc nhiều, đặc biệt là câu hỏi về hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua tác phẩm "Làng' của nhà văn Kim Lân. Với dạng đề này em nghĩ chỉ cần nắm chắc kiến thức và hiểu vấn đề có thể vận dụng làm tốt".

Thi nguyện vọng 1 vào THPT Việt Đức, nguyện vọng 2 vào trường THPT Kim Liên, thí sinh Nguyễn Trần Bảo Trung [THCS Trưng Vương] nhận xét đề thi môn Ngữ Văn khá dễ, gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên với câu hỏi về phẩm chất người nông dân trong kháng chiến chống Pháp, lại có khá nhiều thí sinh cùng phòng với Trung làm lạc sang nghị luận xã hội.

Nói về phần Nghị luận xã hội, Trung cho biết: "Tình yêu thương là vấn đề rất gần gũi, dễ hiểu, nên em cảm thấy không quá khó. Ngoài ra cách hỏi cũng rất mở, nên học sinh có thể thoải mái đưa ra quan điểm của mình".

Học sinh và phụ huynh cùng xem lại đề thi môn Ngữ văn

Chia sẻ sau khi kết thúc môn thi đầu tiên, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết tại điểm trường, buổi thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Toàn trường có 314 thí sinh, 14 phòng thi, trong đó sáng nay không có trường hợp nào bỏ thi.

"Tại điểm thi của trường THPT Việt Đức không có học sinh nào bỏ thi. Hầu hết các em đến tập trung lúc 7 giờ, nhưng vẫn có một số em đến muộn hơn so với thời gian tập trung, tuy nhiên không có học sinh nào đến muộn khi bài thi bắt đầu.

Về đề thi môn Ngữ Văn, đa số học sinh nhận xét đề thi khá vừa sức, phù hợp với trình độ chung của các em. Một số em chia sẻ rằng, nếu như đề thi môn Toán chiều nay như thế này thì các em sẽ tự tin hơn về kết quả của mình"- thầy Bình cho biết thêm./.

Chủ Đề