Di sản văn hóa dân ca ví dặm năm 2024

© Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương Địa chỉ: 49 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 080.44511 - Fax: 080.45416 Email: toasoan@tuyengiao.vn Thiết kế bởi Acomm

Chịu trách nhiệm nội dung: Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Minh Huế Giấy phép số 286/GP-BC của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế bởi Acomm

Sau phiên họp lần thứ chín của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Unesco diễn ra tại Paris [Pháp] - Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có mặt và tham dự phiên họp đặc biệt quan trọng này có bà Đinh Thị Lệ Thanh - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.

Theo thông tin mới nhất từ bà Đinh Thị Lệ Thanh có mặt tại Paris cho biết, hồi 23h10 hôm 27/11 [theo giờ Việt Nam], phiên họp lần thứ chín Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Unesco diễn ra tại Paris - thủ đô Cộng hòa Pháp đã chính thức vinh danh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo bà Thanh, việc ghi danh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa Đại diện của nhân loại góp phần thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế.

Các biện pháp bảo vệ nhằm mục đích hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức sẽ được thực hiện với sự tham gia tích cực của các học viên, các chuyên gia, các tổ chức chuyên ngành và với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước.

Hồ sơ đề cử Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh được xây dựng với sự tham gia của các thành viên cộng đồng, chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên ngành và các chuyên gia, các thành viên cộng đồng tự nguyện đề cử và cùng cam kết bảo vệ.

Đoàn Việt Nam vui mừng khi Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Lê Thanh Phong [Dân Trí].

Di sản Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh đã được Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiểm kê từ năm 2012 với sự tham gia và đóng góp của cộng đồng. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã chứng tỏ sức sống của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hóa thế giới; là cơ hội quảng bá rộng rãi di sản này đến cộng đồng quốc tế.

Từ đó, đúc kết được những phương pháp tiếp cận phù hợp và những biện pháp thiết thực để triển khai, bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca,Ví dặm Nghệ Tĩnh xứng với những giá trị nhân văn và nghệ thuật độc đáo riêng.

TTO - Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã chính thức được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc [UNESCO] vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát dân ca ví, dặm ở CLB xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An - Ảnh: Hải Phượng

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - phó trưởng Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa [Bộ VH-TT&DL] - chiều 27-11 [giờ Paris, tối 27-11 giờ VN], tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 9 của UNESCO diễn ra tại TP Paris [Pháp], dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bà Thu Trang cũng cho biết hồ sơ đề cử dân ca ví, dặm của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí của UNESCO.

“Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc đặc biệt này. Đồng thời giúp cộng đồng và chính quyền địa phương có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ, truyền dạy, khuyến khích thế hệ trẻ tích cực học tập và tham gia trình diễn, nhằm bảo tồn và phát huy một cách bền vững di sản văn hóa phi vật thể này”, bà Thu Trang cho biết.

Theo số liệu của Cục di sản văn hóa, hiện có 75 nhóm dân ca ví, dặm với khoảng 1.500 thành viên, điển hình là nhóm dân ca ví, dặm Hồng Sơn; nhóm dân ca ví, dặm Ngọc Sơn ở Nghệ An; nhóm dân ca ví, dặm O Nhẫn, Thạch Khê ở Hà Tĩnh.

Việc thực hành, truyền dạy dân ca ví, dặm được đẩy mạnh ở 15 huyện ở tỉnh Nghệ An và 12 huyện ở tỉnh Hà Tĩnh.

Chủ Đề