Điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu

- Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

- Nguyên tử trung hoà về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử. Vậy trong nguyên tử.

               Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron 

Tại sao nguyên tử luôn trung hòa về điện?

- Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ [các electron] mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương và nơron không mang điện tích.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là $Z$.

$ \Rightarrow$ Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$

3. Kí hiệu nguyên tử

- Nguyên tố $X$ có số khối $A$ và số hiệu $Z$ được kí hiệu như sau:

${}_{Z}^{A}X$

$ \longrightarrow$ $X$: Kí hiệu hóa học

$ \longrightarrow$ $A$: Số khối nguyên tử

$ \longrightarrow$ $Z$: Số hiệu nguyên tử

- Ví dụ:

${}_{11}^{23}Na$

$ \longrightarrow$ Số hiệu nguyên tử $Na$ = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$ = $11$

$ \longrightarrow$ Số khối nguyên tử $A_{Na}= 23$ $ \Rightarrow$ Số nơtron $N_{Na}=23-11=12$

III. ĐỒNG VỊ

- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.

- Ví dụ:

+ Hiđro có 3 đồng vị là: ${}_{1}^{1}H$ , ${}_{1}^{2}H$ , ${}_{1}^{3}H$

+ Clo có 2 đồng vị là: ${}_{17}^{35}Cl$ , ${}_{17}^{37}Cl$

IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Nguyên tử khối [$A$]

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử: cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Do khối lượng của $e$ quá nhỏ nên nguyên tử khối coi như bằng số khối $A$.

$Nguyên\,\,tử\,\,khối = {m_p} + {m_n} = A$

- Ví dụ: Nguyên tử $P$ có $Z=15$ và $N=16$ $ \Rightarrow$ Nguyên tử khối của $P$ là $31$

2. Nguyên tử khối trung bình [$\bar A$]

- Do một nguyên tố thường có nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.

- Công thức:

$\bar A = \frac{{{A_1}.{x_1} + {A_2}.{x_2} + \,...\, + {A_n}.{x_n}}}{{100}}$

$ \longrightarrow$ ${A_1}, {A_2},…\,{A_n}$: Nguyên tử khối của các đồng vị

$ \longrightarrow$ ${x_1}, {x_2},…\,{x_n}$: Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị

- Ví dụ: Nguyên tố Clo có 2 đồng vị là ${}_{17}^{35}Cl$ chiếm $75,77\%$ và ${}_{17}^{37}Cl$ chiếm $24,23\%$. Nguyên tử khối trung bình của Clo là:

Bài học giúp bạn đọc giải quyết các vấn đề lý thuyết và bài tập ứng dụng cho phần điện tích, số khối hạt nhân và các vấn đề liên quan.

23/06/2021 17:24 3776

Nội dung bài viết

  • Kiến thức cơ bản
  • 1. Điện tích và số khối hạt nhân
  • a] Điện tích hạt nhân
  • b] Số khối của hạt nhân
  • 2. Nguyên tố hóa học
  • a] Khái niệm
  • b] Số hiệu nguyên tử
  • c] Kí hiệu nguyên tử
  • Hướng dẫn giải bài tập trong SGK
  • Bài 4
  • Bài 5
  • Bài 6
  • Bài tập tự giải
  • Bài tập có hướng dẫn giải
  • Kết luận

Bài học giúp bạn đọc giải quyết các vấn đề lý thuyết và bài tập ứng dụng cho phần điện tích, số khối hạt nhân và các vấn đề liên quan. Những kiến thức được coi là trọng tâm trong chương trình hóa học lớp 10 chương nguyên tử.

Mục lục1.Kiến thức cơ bản2.Hướng dẫn giải bài tập trong SGK3.Bài tập tự giải4.Bài tập có hướng dẫn giải5.Kết luận

Kiến thức cơ bản

1. Điện tích và số khối hạt nhân

a] Điện tích hạt nhân

– Proton mang điện tích 1+. Nếu hạt nhân có Z proton thì số đơn vị hạt nhân là Z, điện tích của hạt nhân là Z+.

– Nguyên tử trung hòa điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron trong nguyên tử.

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron

b] Số khối của hạt nhân

– Số khối của hạt nhân, kí hiệu là A, là tổng số proton [kí hiệu là Z] và số hạt nơtron [kí hiệu là N] của hạt nhân đó.

A = Z+N

-Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A là những đại lượng đặc trung của hạt nhân hay nguyên tử. Vì khi biết Z và A của một nguyên tử, ta biết được số proton, số electron, số nơtron trong nguyên tử đó:

N = A-Z

– Proton và nơtron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1đvC, electron có khối lượng quá nhỏ so với hạt nhân, có thể bỏ qua, do đó, có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ bằng số khối của hạt nhân.

2. Nguyên tố hóa học

a] Khái niệm

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Như vậy tất cả những nguyên tử của một nguyên tố hóa học có cùng số proton và có cùng số electron, do đó chúng có tính chất hóa học giống nhau.

Cho đến nay người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học tự nhiên và khoảng 20 nguyên tố nhân tạo được tạo trong các phòng thí nghiệm.

b] Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.

Số hiệu nguyên tử cho biết:

– Số proton có trong hạt nhân nguyên tử.

– Số electron có trong nguyên tử.

– Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

c] Kí hiệu nguyên tử

Để biểu thị đặc trưng của một nguyên tố hóa học, bên cạnh kí hiệu hóa học người ta ghi số hiệu nguyên tử [số đơn vị điện tích hạt nhân] và số khối.

Thí dụ: Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X được ghi:

${}_Z^AX$ trong đó:

X: Ký hiệu nguyên tố

Z: Số hiệu nguyên tử

A: Số khối

Thí dụ: Ký hiệu ${}_{11}^{23}Na$ cho biết: Nguyên tử natri có số khối 23, có số hiệu nguyên tử 11 $ \to $ Trong nguyên tử có 11 proton, có 23 – 11 = 12 nơtron và có 11 electron. Nguyên tử khối của Na bằng 23đvC.

Hướng dẫn giải bài tập trong SGK

Bài 4

a] Ký hiệu nguyên tử ${}_{19}^{39}K$ cho biết nguyên tử kali có:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 19.

Số nơtron = 39 – 19 = 20.

Trong hạt nhân: số nơtron > số proton.

b] Ký hiệu nguyên tử ${}_8^{16}O$ cho biết nguyên tử oxi có:

Số đơn vị điẹn tích hạt nhân = số proton = số electron = 8.

Số nơtron = 16 – 8 = 8.

Trong hạt nhân: số nơtron = số proton.

Bài 5

Số khối A = số proton Z + số nơtron N.

Một cách gần đúng, về trị số số khối bằng nguyên tử khối. Vì khối lượng nguyên tử bẳng tổng khối lượng của các proton, các nơtron, các electron. Nhưng khối lượng của các electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên đã bỏ qua. Và khối lượng nguyên tử bây giờ bằng tổng khối lượng của các proton và nơtron – Tổng đó chính là số khối A.

Bài 6

Tra bản tuần hoàn biết nguyên tố Y có Z= 39 $ \to $ Ký hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là ${}_{39}^{88}Y$ cho biết:

Nguyên tử Y có: 39 proton, 39 electron, 49 nơtron.

Bài tập tự giải

2.1. Nguyên tử X có tổng số hạt [proton+nơtron+electron] là 34, nguyên tử Y có tổng số hạt là 58.

Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A của nguyên tử các nguyên tố.

2.2. Ký hiệu nguyên tử thể hiện đặc trưng của nguyên tử, vì nó cho biết:

a] Số khối A.

b] Số hiệu nguyên tử Z.

c] Số khối A và số hiệu nguyên tử Z.

d] Nguyên tử khối.

Hãy tìm câu trả lời đúng.

2.3. Cho các nguyên tố X, Y và Z. Tổng số hạt trong những nguyên tử lần lượt là 16, 58 và 82. Sự chênh lệch giữa số khối và nguyên tử khối không quá một đơn vị.

Hãy xác định nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Bài tập có hướng dẫn giải

2.5. Ý nghĩa của số hiệu nguyên tử là nó cho biết

a] Số proton trong hạt nhân nguyên tử.

b] Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

c] Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

d] Số lớp electron trong nguyên tử.

e] Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Hãy tìm những câu trả lời sai.

ĐS: b và d

2.6. Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron và nguyên tử khối của các nguyên tố:

Chủ Đề