Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

02/09/2021 7,005

A. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

Đáp án chính xác

B. ba lực đó có độ lớn bằng nhau.

C. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.

D. ba lực đó có giá vuông góc nhau từng đôi một.

Đáp án A Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song. - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. - Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Một vật cân bằng chịu tác dụng của hai lực thì hai lực đó sẽ

Xem đáp án » 02/09/2021 13,815

Mômen lực tác dụng lên một vật là đại lượng

Xem đáp án » 02/09/2021 9,000

Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi

Xem đáp án » 02/09/2021 8,383

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là

Xem đáp án » 02/09/2021 6,436

Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều?

Xem đáp án » 02/09/2021 6,375

Cách nào dưới đây có tác dụng làm tăng mức vững vàng của vật?

Xem đáp án » 02/09/2021 5,242

Chỉ có thế tổng hợp được hai lực không song song nếu hai lực đó

Xem đáp án » 02/09/2021 4,532

Trọng tâm là điểm đặt của ........tác dụng lên vật

Xem đáp án » 02/09/2021 4,250

Chọn câu trả lời sai.

Điều kiện cân bằng của vật rắn khi chịu tác dụng của ba lực không song song là:

Xem đáp án » 02/09/2021 3,110

Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là

Xem đáp án » 02/09/2021 2,915

Mặt chân đế của vật là

Xem đáp án » 02/09/2021 2,876

Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào

Xem đáp án » 02/09/2021 2,729

Chọn câu sai:

Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại

Xem đáp án » 02/09/2021 2,318

Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì

Xem đáp án » 02/09/2021 2,225

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với

Xem đáp án » 02/09/2021 2,089

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 27: Cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Câu c1 [trang 125 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Trọng tâm O của vòng nhẫn ở đâu?

Lời giải:

Trọng tâm O của vòng nhẫn là tâm của vòng nhẫn, cũng chính là điểm đồng quy của các lực: F1, F2P.

Câu 1 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song là gì?

Lời giải:

– Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

    + Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

    + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

Câu 2 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Có gì khác nhau giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song?

Lời giải:

* Giống nhau: điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực đều có tính đồng phẳng, đồng quy của ba lực và hợp lực của chúng phải bằng không:

F1+ F2+ F3= 0

* Khác nhau:

    + Ba lực cùng tác dụng lên chất điểm tất nhiên cùng điểm đặt – tức tất nhiên là đồng quy.

    + Trong vật rắn, ba lực đồng quy có điểm đặt có thể khác nhau nhưng có giá cắt nhau tại một điểm – điểm đó chính là điểm đồng quy.

Do vậy, cách phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song có tính lập luận chứng tỏ rằng ba lực là đồng quy.

Câu 3 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Định nghĩa hợp lực của hai lực tác dụng lên một vật rắn. Hai lực tác dụng lên vật rắn như thế nào thì có hợp lực?

Lời giải:

– Hợp lực của hai lực [đồng thời] tác dụng lên một vật rắn là một lực có tác dụng đối với vật [giống hệt] như hai lực ấy.

– Hai lực tác dụng lên một vật rắn có giá đồng quy thì bao giờ cũng có hợp lực.

Bài 1 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên một vật rắn là cân bằng?

A. Ba lực đồng quy

B. Ba lực đồng phẳng

C. Ba lực đồng phẳng và đồng quy

D. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu [hình 27.7].

Lời giải:

Chọn D.

Quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P; phản lực N và lực căng T.

Khi quả cầu nằm cân bằng, không có ma sát, thì phương của dây treo đi qua tâm O của quả cầu.

P+ N+ T = 0hay P+ N= –TP+ N= T’

Từ hình vẽ ta có:

Vì T = T’ nên lực căng của dây là T’ = 46,2N

N = P.tanα = 40.tan30o = 23,1N

Bài 3 [trang 126 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N.

a] Chứng minh rằng không thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây.

b] Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà [hình 27.8]. Hai nửa sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60o. Hỏi lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu?

Lời giải:

a] Khi treo ngọn đèn vào một đầu dây, để đèn nằm cân bằng thì T+ P= 0.

Về độ lớn P = T = m.g = 1.9,8 = 9,8N > Tmax = 8N nên dây sẽ bị đứt. Vậy không thể treo đèn vào một đầu dây.

b] Ngọn đèn chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P; hai lực căng T1T2, các lực được biểu diễn như hình vẽ.

Khi ngọn đèn nằm cân bằng ta có:

P+ T1+ T2= 0 hay P+ T’= 0 với T’= T1+ T2

→ P = T’

Vì T1 = T2 và [T1,T2] = 60o nên từ hình vẽ

⇒ T’ = 2T1.cos30o = T1.√3

T’ = P = m.g = 9,8N

Video liên quan

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song gồm những nội dung nào ? Hãy theo dõi cùng Donghanhchocuocsongtotdep.vn để hiểu hơn về chủ đề này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Lực ma sát lăn là gì ?
  • Lực hướng tâm là gì ?

          Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực

        1. Điều kiện cân bằng

– Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

→       →
F1 = – F2

– Giá của lực là đường thẳng mang vectơ lực.

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

    2. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm

– Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật.

==> Kí hiệu là G.

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

– Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

       Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

     1. Tổng hợp hai lực có giá đồng quy

– Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai vật đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

      2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

– Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.

– Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

→     →      →
F1 + F2 = – F3

       Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45 độ. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu ?

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

– Hướng dẫn giải: 

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ sau:

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

→   →     →    →
P + N1 + N2 = 0

Chọn hệ trục tòa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình (1) lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα – N2cosα = 0 (2)

Oy: – P + N1sinα + N2sinα = 0 (3)

Từ (2) ⇒ N1 = N2. Thay vào (3) ta được:

Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực đồng phẳng và đồng quy là

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo trên trang web của chúng tôi !