Đoàn phụ nữ cứu quốc được thành lập vào năm nào ?

Ngày 20/10/2021, Thanh tra tỉnh tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2021).

Thay mặt Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Dương Văn Thới phát biểu ôn lại truyền thống 91 năm Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Đoàn phụ nữ cứu quốc được thành lập vào năm nào ?

Nữ công chức Thanh tra tỉnh chụp ảnh lưu niệm – Ảnh: TV

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt chiều dài lịch sử 91 năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giai đoạn 1927 - 1930: Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công, nên luôn mong muốn được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu Pháp xâm lược Việt Nam, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du.

Năm 1930: Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản từ ngày 06/01/1930 - 08/02/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai đoạn 1930 - 1936: Hoạt động của phong trào phụ nữ thời kỳ này có nhiều phương thức tổ chức thích hợp với chủ trương hoạt động bí mật của Đảng như: Hội cấy, Hội gặt, Hội tương tế… Hình thức hoạt động này đã tập hợp được số đông phụ nữ tham gia và góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức đối với phụ nữ. Tổ chức “Phụ nữ Giải phóng” được hình thành năm 1930 - 1931 đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng (điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh). Tổ chức đã tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, đòi cải thiện đời sống, chống áp bức của đế quốc phong kiến.

Giai đoạn 1936 - 1939: trước yêu cầu của cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1937 về công tác vận động phụ nữ đặt ra nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến tranh bằng hình thức công khai, hợp pháp. Vì vậy, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thành Hội phụ nữ Dân chủ. Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ.

Giai đoạn 1939 - 1941: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng chủ trương: “Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an… để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình”. Để phù hợp với tình hình, Hội lấy tên là Hội phụ nữ Phản đế. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh. Phụ nữ thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo, góp phần tập hợp và xây dựng lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Giai đoạn 1941 - 1945: Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập ngày 16/6/1941. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Để gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, phụ nữ đã tích cực tham gia các phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, phá kho thóc giải quyết nạn đói... Hội phụ nữ vận động các hội viên bí mật xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhờ vậy, phong trào phụ nữ ngày càng lớn mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hệ thống của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc có 4 cấp: Ban Chấp hành từ cơ sở đến huyện, tỉnh, xứ. Cuối năm 1941 đồng chí Hoàng Ngân được giao nhiệm vụ Bí thư  Phụ vận xứ Bắc Bộ.

Giai đoạn 1946 - 1954: kháng chiến chống thực dân Pháp

Ngày 03/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức nòng cốt, hoạt động trong khuôn khổ là một tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội. Tên gọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được duy trì cho đến nay. Từ ngày 18 - 29/4/1950: Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất được diễn ra tại Đại Từ, Thái Nguyên (Chiến khu Việt Bắc). Đoàn Phụ nữ Cứu quốc hợp nhất với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành một tổ chức Hội thống nhất lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam.

Giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện nhiều phong trào, lực lượng phụ nữ tham gia dân quân du kích ngày càng nhiều. Tiêu biểu là đội “nữ du kích Hoàng Ngân”. Các chị đã cùng quân dân tỉnh Hưng Yên đánh hơn 1.000 trận, lập chiến công lẫy lừng. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, phụ nữ các dân tộc đã tham gia đông đảo. Chị em đã ngày đêm vượt suối, băng ngàn, làm mọi công việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, đạn dược, tải thương, thổi cơm, đưa nước cho bộ đội, làm hầm, chữa cầu đường… Có thể nói, Hội LHPN Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực vận động chị em phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giai đoạn 1954 - 1975: kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, Đại hội III của Đảng đã chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam. Ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng ở xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập bao gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước ở miền Nam, không phân biệt xu hướng chính trị. Sau đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tổ chức Hội phụ nữ hai miền Nam Bắc thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với từng miền và cùng hướng tới mục tiêu chung là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đồng thời, tổ chức Hội hai miền phát động phong trào riêng, có tác động lan tỏa và sâu rộng trong các cấp Hội phụ nữ.

Tháng 3/1961, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội. Ngày 05/8/1964, Đế quốc Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, lấy cớ dùng không quân bắn phá miền Bắc. Trước tình hình đó, tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào “Ba đảm đang” : đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Phong trào Ba đảm đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975, là một trong những phong trào thi đua có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời kì hiện đại, trở thành hoạt động nổi bật, tiêu biểu trong lịch sử tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam và là bộ phận khăng khít của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Hàng triệu hội viên phụ nữ giải phóng được tôi luyện trong phong trào đấu tranh, được tổ chức chặt chẽ ở ba vùng chiến lược (nông thôn, đô thị, miền núi). Trên khắp miền Nam, phụ nữ giải phóng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị trực diện, hình thành nên một “Đội quân tóc dài” hùng hậu, nổi tiếng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phụ nữ miền Nam đã anh dũng thi đua giết giặc, trong gian nan vẫn một lòng trung kiên, bất khuất. Thi đua với phụ nữ Nam bộ, những tấm gương phụ nữ miền Bắc anh dũng của Đại đội pháo nữ dân quân Ngư Thuỷ (Quảng Bình) bắn cháy liên tiếp 3 tàu chiến Mỹ hay của Trung đội nữ dân quân Hoằng Hải (Thanh Hóa) bắn rơi máy bay Mỹ… đã khẳng định trí tuệ, sáng tạo và tinh thần kiên cường, quật khởi của các tầng lớp phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư về thống nhất các đoàn thể nhân dân, từ ngày 10 đến ngày 12/6/1976, Hội nghị Thống nhất Hội LHPN toàn quốc được tổ chức. Hội nghị đã nhất trí quyết nghị: Thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN trong cả nước trong một tổ chức là Hội LHPN Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.

Đoàn phụ nữ cứu quốc được thành lập vào năm nào ?

Nữ công chức Thanh tra tỉnh chụp ảnh cùng Ban lãnh đạo  – Ảnh: TV

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày một lớn mạnh không ngừng, đã và đang phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; kế thừa các thành quả to lớn của phong trào phụ nữ và hoạt động Hội; bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, tiếp tục xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và chức năng đại diện của tổ chức Hội. Hội đã đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp; tập trung tham mưu, đề xuất chính sách, giám sát, phản biện xã hội; tăng cường vận động xã hội, tích cực hội nhập quốc tế; chăm lo tốt hơn lợi ích chính đáng của phụ nữ, tạo động lực động viên đông đảo phụ nữ phát huy dân chủ, cần cù, năng động, sáng tạo, trách nhiệm xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và tổ chức Hội, thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hưởng ứng phong trào thi đua và các cuộc vận động của đất nước, Hội vận động hội viên, phụ nữ trong cả nước thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”… gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát động nhiều phong trào góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và xây dựng đất nước. Hội đã đạt được những bước tiến dài trên con đường tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam với việc Bộ Chính trị ban hành các Nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ và sự ra đời của Luật Bình đẳng giới, các quy định trong Bộ luật lao động liên quan đến lao động nữ…

Có thể nói, trải qua lịch sử 91 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Hội LHPN Việt Nam đã và đang ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Hội LHPN Việt Nam xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đội ngũ cán bộ Hội nhiệt tình, tâm huyết, phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Hội cũng phát huy vai trò, mở rộng hợp tác, thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác, tích cực tham gia các cơ chế đa phương.

Đối với cơ quan Thanh tra tỉnh, do đặc thù chức năng, nhiệm vụ của ngành, công việc phức tạp, nhạy cảm, công chức thường tham gia các đoàn thanh tra, tổ công tác, xác minh, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, nơi ăn nghỉ, giao thông đi lại khó khăn, bất tiện, đặc biệt là chị em phụ nữ Thanh tra đã có nhiều cố gắng, có bản lĩnh vững vàng, khắc phục khó khăn, sắp xếp công việc cơ quan, công việc gia đình hợp lý đã thực hiện hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của cơ quan.

Nhiều chị em đã tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phong trào “nữ hai giỏi”. Từ đó đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, tiêu biểu, được Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tằng nhiều Bằng khen, Chiến sĩ thi đua, Chánh Thanh tra tỉnh tặng nhiều danh hiệu thi đua và Giấy khen.

Thông qua buổi họp mặt, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cũng biểu dương những thành tích và gửi lời chúc chị em phụ nữ sức khỏe, thành đạt trong công tác và cuộc sống.

Phát biểu tại buổi họp mặt, Chánh Thanh tra tỉnh Bùi Thanh Nguyên khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử, nhất là từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến nay đã có biết bao tấm gương nữ anh hùng, những người mẹ, người chị đã lập nên những chiến công to lớn trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tô thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc và truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam. Cảm kích trước sự kiên cường, dũng cảm của Phụ nữ Việt Nam khi tham gia vào hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Bác Hồ đã ngợi ca “phụ nữ ta chẳng tầm thường, đánh Đông, dẹp Bắc, làm gương để đời”. Đồng thời, kêu gọi toàn thể chị em phụ nữ hãy tự hào là Phụ nữ Việt Nam, dù ở cương vị nào, vị trí nào thì hãy tự tin, bản lĩnh, không ngừng nghiên cứu, học hỏi, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu vượt mọi khó khăn để làm tròn và thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đối với công việc là người có trách nhiệm, đối với gia đình là người mẹ, người vợ, người chị thuần hậu, đảm đang, bao dung, nhân ái, để xứng đáng với lời khen tặng của Bác Hồ kính yêu đối với Phụ nữ Việt Nam là “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.