Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2022 môi nhất

29/10/2021

    Ngày 28/10/2021, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với các Bộ, ngành liên quan về Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2020.

    Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị, để đảm bảo đưa Luật BVMT năm 2020 đi vào cuộc sống đúng theo lộ trình vào đầu năm 2022, các Bộ, ngành cần cùng nhau thảo luận làm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn quản lý của các Bộ, ngành; tránh chồng chéo, tạo sự thống nhất giữa các Bộ, ngành để trình Dự thảo Nghị định hướng dẫn lên Chính phủ.

    Theo đại diện Tổng cục Môi trường, hiện có 11 vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành vẫn đang tiếp tục cho ý kiến, xem xét để thống nhất. Cụ thể, về các quy định cơ quan chuyên môn về BVMT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMT trong ngành, lĩnh vực quản lý; thẩm quyền cấp nhãn sinh thái; việc xác nhận dự án xanh để làm cơ sở cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam xem xét trước khi cấp tín dụng xanh; rà soát, chỉnh lý quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, bảo đảm đúng với thẩm quyền và trách nhiệm.

    Dự thảo cũng không nên quy định một số điều về di sản thiên nhiên đã có trong các luật chuyên ngành; không quy định các khoản 2 và 3, Điều 19 về khu dự trữ sinh quyển và công viên địa chất; các khoản 3, 4, 5, Điều 21 về phân nhóm, phân cấp và phân vùng di sản thiên nhiên vì không phải là nội dung về BVMT di sản thiên nhiên; không quy định về quy trình lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước mà thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có các vấn đề chưa thống nhất về BVMT trong hoạt động mai táng, hoả táng; quy định lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường; công tácphòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường, cách phân cấp và triển khai sự cố môi trường.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2022 môi nhất

Toàn cảnh buổi làm việc

    Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ để thống nhất các ý kiến, bỏ hoặc bổ sung thêm các quy định cần thiết, đồng thời, đề xuất báo cáo Chính phủ xem xét, quy định, ban hành lộ trình và kèm kế hoạch thực hiện phù hợp.

    Theo Bộ TN&MT, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với Nhãn sinh thái do cơ quan quản lý nhà nước chứng nhận, phần lớn các quốc gia đều giao việc chứng nhận cho Bộ Môi trường hoặc cơ quan môi trường quốc gia thực hiện mà không giao đồng thời cho cả Bộ Môi trường và các bộ quản lý ngành sản xuất cùng thực hiện. Vì vậy, quy định của Luật VMT và Dự thảo Nghị định về Nhãn sinh thái Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tổ Biên tập cũng đã bổ sung trong Dự thảo Nghị định quy định việc phân vùng chức năng đối với các khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa.

    Hiện nay, một số lĩnh vực có liên quan như lâm nghiệp, đất đai… cũng đang phân định thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng mà không có cận dưới diện tích đất hoặc diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng. Dự thảo Nghị định đang tiếp cận với việc phân định thẩm quyền này theo pháp luật có liên quan để bảo đảm đồng nhất được thẩm quyền thẩm định đánh giá tác động môi trường và thẩm quyền quyết định các nội dung có liên quan của dự án đầu tư, bảo đảm thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường và pháp luật có liên quan. Tổ Soạn thảo đề xuất không quy định thủ tục xác nhận dự án xanh để không làm phát sinh thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh như một số ý kiến lo ngại.

Phương Linh

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, chế biến đồ uống, thực phẩm; thuốc lá; đồ gia dụng, phương tiện; chất tẩy rửa, mỹ phẩm; da giày, may mặc; đồ nội thất; đồ chơi; tã, bỉm; xăng dầu, ắc quy, săm lốp,

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Hiệp hội/Doanh nghiệp

Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Dự thảo quy định nhiều chế định lớn như phân vùng môi trường, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, trách nhiệm tái chế, quan trắc môi trường, thông tin môi trường…Dự kiến văn bản sẽ tác động lớn đến cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền  lợi ích của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) rất mong Quý Hiệp hội/Doanh nghiệp đóng góp ý kiến đối với Dự thảo.

Toàn văn Dự thảo và Tờ trình được đăng tải dưới bài viết này. VCCI rất mong nhận được ý kiến quý báu của Quý Đơn vị trước ngày 30/07/2021 để kịp tổng hợp gửi Ban soạn thảo.

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi trước qua fax hoặc email):

Ban Pháp chế VCCI – Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.35770632/024.35742022 – máy lẻ: 355; Fax: 024.35771459

Email: /

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Đơn vị./.

Bảo vệ môi trường, Bia rượu nước giải khát, thuốc lá, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dệt may, da giầy, Dịch vụ môi trường, Phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy…), Thiết bị công nghiệp, Thiết bị điện tử, Thực phẩm, ăn uống, Thuốc bảo vệ thực vật

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2022 môi nhất

Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 tiếp tục gây tranh cãi khi đưa ra lấy ý kiến do ảnh hưởng ở hầu hết các hiệp hội ngành hàng, lĩnh vực sản xuất - Ảnh: T.V.N.

Chủ tịch của 11 hiệp hội ngành hàng lớn đã đồng loạt kiến nghị đến Chính phủ cùng bộ trưởng của 10 bộ sau khi nghiên cứu rất kỹ phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường 2020 (do Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng), vì "thấy vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam".

Các hiệp hội ngành hàng nhấn mạnh những nội dung tiếp tục giữ lại trong dự thảo "không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước, mà còn phát sinh thủ tục hành chính".  

Đặc biệt, việc "cần làm rõ cơ sở pháp lý" ở một số nội dung như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu là hết sức quan trọng, bởi nghị định hướng dẫn chi tiết ban hành tới đây không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác.

Cụ thể, các hiệp hội khẩn thiết kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm.

Cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư - kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

Bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR (quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - PV) và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Việc này chỉ làm tăng biên chế bất hợp lý và quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các luật hiện có.

Cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý "đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải" do các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích, trái luật.

Điều chỉnh tỉ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỉ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1-2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19

Ngoài các kiến nghị nêu trên, các hiệp hội ngành hàng còn kiến nghị  Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật lẫn thực tế.  

Đồng thời nhấn mạnh dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Chính phủ "đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh", cũng như các nghị quyết của Chính phủ "không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp".

Việc tích hợp bảy giấy phép thành một giấy phép nhìn qua tưởng là cải cách, thực ra chỉ là bảy nội dung gộp vào một tờ giấy phép, song lại là nguy cơ lớn gây tăng thủ tục hành chính, khi chỉ một nội dung trong bảy nội dung thay đổi thì doanh nghiệp lại phải đi xin cấp lại giấy phép môi trường, với các thủ tục nhiêu khê.

Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2022 môi nhất
Luật Bảo vệ môi trường được thông qua dù chuyên gia còn băn khoăn

TRẦN VŨ NGHI