Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây có bọt khí thoát ra

Thành phần chính của khí than ướt là

Thành phần chính của khí than khô là

Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế CO trong phòng thí nghiệm

Tại sao phân tử CO lại khá bền nhiệt ?

Cho các chất: O2 [1], NaOH [2], Mg [3], Na2CO3 [4], SiO2 [5], HCl [6], CaO [7], Al [8], ZnO [9], H2O [10], NaHCO3 [11], KMnO4 [12], HNO3 [13], Na2O [14]. Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?

Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử cần dùng là:

Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng?

Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là

Chất được dùng để chữa bệnh đau dạ dày là

Oxit nào sau đây không tạo muối?

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

Kết luận nào sau đây là đúng?

Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là

Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung

Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là

Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?

Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì

Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?

Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3

Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm

Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?

M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là

Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?

Hiđroxit nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?

Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

Ở điều  kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O?

Natri bicacbonat [natri hiđrocacbonat] là một thuốc chống axit [dạ dày]. Sau khi uống, natri bicacbonat trung hoà nhanh độ axit của dạ dày làm giảm nhanh triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ dễ chịu. Tuy nhiên đây là thuốc chống axit trực tiếp và khá mạnh nên tránh dùng kéo dài với liều cao. Natri bicacbonat thường không dùng đơn độc, mà dùng phối hợp với các thuốc khác như nhôm hiđroxit, magie trisilicat, magie cacbonat, magie hiđroxit, canxi cacbonat, enzim tiêu hóa,… [trong viên phối hợp]. Thuốc còn được dùng để làm kiềm hóa trong nhiễm toan chuyển hóa và làm kiềm hóa nước tiểu.

Để xác định hàm lượng phần trăm natri biacabonat không rõ nguồn gốc trong một viên nén tổng hợp, người ta cho 10 gam mẫu chất này tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí CO2 [đktc]. Hàm lượng phần trăm natri biacabonat có trong viên nén đó là

Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây sinh ra khí?


A.

B.

C.

D.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm:Dung dịch Na2CO3tác dụng được với dung dịch nào sau đây sinh ra khí?cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 12 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Dung dịch Na2CO3tác dụng được với dung dịch nào sau đây sinh ra khí?

A. Na2SO4.

B. HCl.

C. NaCl.

D. CaCl2.

Trả lời:

Đáp án đúng:B.HCl.

Dung dịch Na2CO3tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra khí

Giải thích:

PTHH: Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Khí thu được là CO2

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu vềDung dịch và phản ứng trao đổi iondưới đây nhé.

Kiến thức mở rộng về phản ứng trao đổi inon

1. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Điều kiện tồn tại dung dịch như sau:

+ Dung dịch các chất điện li chỉ tồn tại được nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện:

+ Có sự trung hòa về điện [tổng số mol điện tích âm = tổng số mol điện tích dương]

+ Các ion trong dung dịch không có phản ứng với nhau

+ Các ion trong dung dịch thường kết hợp với nhau theo hướng: tạo kết tủa, tạo chất khí, tạo chất điện li yếu [các ion có tính khử có thể phản ứng với các ion có tính oxi hóa theo kiểu phản ứng oxi hóa – khử]

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Phản ứng trao đổi ion

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

+ Chất kết tủa.

+ Chất điện li yếu.

+ Chất khí.

2. Phản ứng tạo thành nước

Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng dung dịch NaOH 0,1M => dung dịch có màu hồng. Rót từ từ dung dịch HCl 0,1 M vào cốc trên, vừa rót vừa khuấy cho đến khi mất màu. Phản ứng xảy ra như sau:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Giải thích: NaOH và HCl đều dễ tan và phân li mạnh trong nước:

NaOH → Na++ OH–

HCl → H++ Cl–

Các ion OH–trong dung dịch làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Khi cho dung dịch HCl vào, các ion H+của HCl sẽ phản ứng với các ion OH–của NaOH tạo thành chất điện li rất yếu là H2O. Phương trình ion rút gọn:

H++ OH–→ H2O

Khi màu của dung dịch trong cốc mất đi, đó là lúc các ion H+của HCl đã phản ứng hết với các ion OH–của NaOH.

3. Phản ứng axit - bazơ

- Phản ứng axit - bazơ là phản ứng trong đó có sự nhường và nhận proton [H+].

- Phản ứng axit - bazơxảy ra theo chiều: Axit mạnh + Bazơ mạnh →Axit yếu hơn + Bazơ yếu hơn.

Chú ý:Các trường hợp ngoại lệ:

+ Tạo thành kết tủa khó tan phản ứng vẫn xảy ra được dù axit hoặc bazơ tạo thành mạnh hơn ban đầu.

CuSO4+ H2S →CuS + H2SO4[CuS rất khó tan]

Pb[NO3]2+ H2S→PbS + 2HNO3[PbS rất khó tan]

+ Axit khó bay hơi đẩy được axit dễ bay hơi [cả 2 axit đều mạnh]:

H2SO4đậm đặc + NaCl rắn→NaHSO4+ HCl [< 2500C]

4. Phản ứng tạo thành chất khí

Thí nghiệm: Rót dung dịch HCl vào cốc đựng dung dịch Na2CO3ta thấy có bọt khí thoát ra:

2HCl + Na2CO3→ 2NaCl + CO2↑ + H2O

Giải thích: HCl và Na2CO3 đều dễ tan và phân li mạnh:

HCl → H++ Cl–

Na2CO3→ 2Na++ CO32-

Các ion H+và CO32-trong dung dịch kết hợp với nhau tạo thành axit yếu là H2CO3, axit này không bền nên bị phân hủy ra thành CO2và H2O.

H++ CO32-→ HCO3–

H++ HCO3–→ H2CO3

H2CO3→ CO2↑ + H2O

Phương trình ion rút gọn: 2H++ CO32-→ CO2↑ + H2O

5. Thứ tự phản ứng axit - bazơ [quy luật cạnh tranh]

a. Khi cho dung dịch chứa 1 axit vào dung dịch chứa nhiều bazơ

- Nguyên tắc: Các bazơ sẽ phản ứng theo thứ tự: axit + bazơ mạnh trước sau đó đến lượt axit + bazơ yếu [nếu axit nhiều thì có thể coi các bazơ phản ứng đồng thời].

- Một số ví dụ:

VD1: Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa đồng thời chứa NaOH và NaAlO2­:

HCl + NaOH →H2O + NaCl [ban đầu không thấy có hiện tượng kết tủa]

H2O + HCl + NaAlO2→Al[OH]3+ NaCl [xuất hiện kết tủa và kết tủa tăng dần]

3HCl + Al[OH]3→AlCl3+ 3H2O [kết tủa tan đến hết]

VD2: Cho từ từ dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và NaAlO2vào dung dịch HCl: vì HCl nhiều nên chúng ta không quan sát thấy hiện tượng kết tủa:

HCl + NaOH→H2O + NaCl

4HCl + NaAlO2→AlCl3+ NaCl + 2H2O

VD3: Khi cho từ từ dung dịch chứa HCl vào dung dịch có chứa Na2CO3và NaHCO3:

HCl + Na2CO3→NaCl + NaHCO3[không thấy có hiện tượng xuất hiện bọt khí]

HCl + NaHCO3→NaCl + CO2+ H2O [có khí thoát ra]

VD4: Cho từ từ dung dịch chứa NaHCO3và Na2CO3vào dung dịch HCl: ngay lập tức quan sát thấy hiện tượng có khí thoát ra:

Na2CO3+ 2HCl→2NaCl + H2O + CO2

NaHCO3+ HCl→NaCl + H2O + CO2

b. Khi cho dung dịch chứa 1 bazơ vào dung dịch có chứa nhiều axit

- Nguyên tắc: Các axit sẽ phản ứng theo thứ tự từ mạnh đến yếu. Nếu bazơ nhiều thì coi các phản ứng xảy ra đồng thời.

Ví dụ 5: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa đồng thời cả HCl và AlCl3:

NaOH + HCl→NaCl + H2O [không có kết tủa xuất hiện]

3NaOH + AlCl3→Al[OH]3+ 3NaCl [có kết tủa xuất hiện và kết tủa tăng dần]

NaOH + Al[OH]3→NaAlO2+ 2H2O [kết tủa tan đến hết]

Ví dụ 6: Cho từ từ dung dịch chứa HCl và AlCl3vào dung dịch có chứa NaOH:

HCl + NaOH→NaCl + H2O

AlCl3+ 4NaOH→NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O [không thấy có kết tủa]

Video liên quan

Chủ Đề