Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam/Chương mở đầu

Từ VLOS

< Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU[sửa]

1. Đối tượng nghiên cứu[sửa]

a) Quan niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
  • Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị ...của Đảng.

b) Đối tượng nghiên cứu môn học

  • Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu[sửa]

  • Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
  • Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC[sửa]

1. Phương pháp nghiên cứu[sửa]

a) Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh.

b) Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa... thích hợp với từng nội dung của môn học.

2. Ý nghĩa của học tập môn học[sửa]

a) Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b) Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

c) Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.


← Mục lục

Chương mở đầuChương I: Sự ra đời của Đảng CS VN và cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐảngChương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)Chương IV: Đường lối công nghiệp hóaChương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNChương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trịChương VII: Đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hộiChương VIII: Đường lối đối ngoại

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945

(ĐCSVN) - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Ảnh tư liệu)

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính chất phong kiến còn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.

Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng, vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bônsêvích để khắc phục những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khuôn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách rời thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của Đảng Cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Trong thời kỳ 1930 – 1945 - thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Đảng phải hoạt động bí mật là chủ yếu, chính quyền thực dân liên tục, điên cuồng đàn áp khủng bố các tổ chức của Đảng nhất là Ban chấp hành Trung ương phải lập đi lập lại nhiều lần, giao thông liên lạc thường bị gián đoạn cho nên trong thời kỳ này Đảng ta không thể tiến hành Đại hội thường kỳ như quy định của Điều lệ Đảng để có thể phát huy trí tuệ của toàn Đảng trong việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị. Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng 3/2/1930, trong thời kỳ này, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3/1935. Trong hoàn cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Những nội dung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đã đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định, thời đại mới là: “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[1]. Cương lĩnh chính trị đầu tiên này đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thời kỳ này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Bảy tháng sau, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành Trung ương lâm thời, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng) được thay thế cho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”[2]. Luận cương xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[3]. Luận cương đã quá nhấn mạnh cách mạng ruộng đất và đấu tranh giai cấp là điều không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa.

Đến tháng 12/1930, trong thư của Trung ương gửi các cấp Đảng bộ, lại tiếp tục nhấn mạnh đấu tranh giai cấp và xác định: Địa chủ là “thù địch của dân cày, không kém gì đế quốc chủ nghĩa” “liên kết đế quốc chủ nghĩa mà bóc lột dân cày”[4]. Giai cấp tư sản “có một bộ phận đã ra mặt phản cách mạng” một bộ phận khác “kiếm cách thỏa hiệp với đế quốc” một bộ phận “ra mặt chống đế quốc” nhưng đến khi cách mạng phát triển “chúng sẽ theo phe đế quốc mà chống lại cách mạng”[5]. Trong thư này, Ban thường vụ Trung ương chủ trương: “Tiêu diệt địa chủ” “tịch ký tất cả ruộng đất của chúng nó (địa chủ) mà giao cho bần và trung nông”[6]. Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc còn kéo dài gần 5 năm cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3/1935). Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” (phê bình và tự phê) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[7]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[8]. Tháng 10/1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”.

Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban Trung ương Đảng, trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi.”. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đã quyết định: “cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết: 1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc. 2.Đông Dương hoàn toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết). 3.Lập chính phủ cộng hòa dân chủ. 4. Lập quốc dân cách mệnh quân. 5.Quốc hữu hóa những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6.Tịch ký và quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7.Tịch ký và quốc hữu hóa đất ruộng của đế quốc thực dân và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. 8.Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ. 9. Bỏ hết các thứ sưu thuế. 10.Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. 11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử, ứng cử. 12.Phổ thông giáo dục cường bách. 13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị. 14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao.v.v[9].

Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công (Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la)[10]. Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông”, “Do thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động.”[11].

Vào năm 1936, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII, quốc tế cộng sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi. Ở Pháp, năm 1935, mặt trận bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ (5/1936). Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”[12].

Đến Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”[13]. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11/1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”[14].Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”[15].

Ngày 28/1/1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”[16]. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng còn áp bức bóc lột cả các dân tộc, không chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”… Do đó: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”[17]. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”.

Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.

Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành Liên Bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”[18]. Sau Hội nghị Trung ương 8, ngày 19/5/1941 một Đại hội gồm đại diện các Đảng phái, các tổ chức quần chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở. Việt Nam độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao ĐLĐM và Cao Miên ĐLĐM để cùng thành lập Đông Dương ĐLĐM hay là mặt trận thống nhất dân tộc phản đế toàn Đông Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”[19].

Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang[20].

Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11/1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đảng Cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927) và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong cách mạng tháng 8/1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

--------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội.2009. Tập 8. Trang 562

[2] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[3] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[4] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 235

[5] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 236

[6] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 299

[7] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 567

[8] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 74

[9] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 544-545

[10] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 231

[11] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 232

[12] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 21

[13] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 544

[14] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 77

[15] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68

[16] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[17] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[18] Lịch sử Cách mạng Tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Trang 41, 42

[19] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 466-467

[20] Cách mạng tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội 1995. Trang 42-43

PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó Trưởng ban thường trực
Ban Tư tưởng – Văn hóa TW

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những bước ngoặt lịch sử

(ĐCSVN) - Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là một mốc son lịch sử đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc đấu tranh của dân tộc vào thời kỳ phát triển mới.

Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trước các nhiệm vụ lịch sử, Đảng và Bác Hồ đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo đường lối, chiến lược, sách lược đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII



1. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, xác định đúng đắn đường lối cách mạng, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.Trước năm 1930 khi chưa có Đảng, đất nước ta chìm đắm dưới ách thống trị, áp bức hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân Pháp và hàng trăm năm của chế độ phong kiến thối nát. Biết bao cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra nhưng kết cục đều thất bại do thiếu một đường lối chính trị đúng đắn soi đường. Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ "Cần Vương" của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo cùng với các cuộc khởi nghĩa nông dân lấy hệ tư tưởng phong kiến làm nền tảng đã tỏ ra lỗi thời, bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử. Các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản dân tộc cũng nhanh chóng lộ rõ sự yếu hèn, thất bại trước các nhiệm vụ lịch sử. Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội là giành được những thắng lợi vẻ vang.

Sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ một người yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã sớm nhận ra rằng, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Đó chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, một học thuyết cách mạng và khoa học nhất về con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ngay từ những năm đầu thập niên 20, thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có sự lựa chọn đúng đắn khẳng định con đường đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: "không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"[1]. Trải qua thực tiễn cuộc sống, hoạt động cách mạng phong phú và tiếp thu chân lý khoa học, Người đã đi đến kết luận chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.Đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp đã làm tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai. Những mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng con đường cách mạng bạo lực và thực hành cuộc cách mạng không ngừng, cách mạng “đến nơi”. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mối quan hệ khăng khít giữa các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong Chánh cương vắn tắt, Đảng ta đã xác định rõ "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"; "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độclập"[2].

Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường"[3].

3. Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn.Trong thực tiễn, Đảng luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát-xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"[4].

Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo - "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính", kháng chiến đi đôi với kiến quốc để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Qua đó, làm chuyển hoá thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miềnNamvẫn tạm thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận thức rõ những mâu thuẫn khác nhau ở mỗi miền Nam, Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Điều đáng chú ý là cả hai cuộc cách mạng đó đều được xác định nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Hiện nay nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là gì? Là xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội"[5]. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước không được phép lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam.

4. Đảng luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và trải nghiệm thực tiễn để có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo làm nên những bước ngoặt lớn của cách mạng ViệtNam. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước chồng chất khó khăn càng làm nổi bật những thành tựu đạt được sau 25 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định lý tưởng cộng sản cao đẹp, sức sống bền vững của chủ nghĩa xã hội hiện thực và tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đất nước có hoà bình, thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng với mô hình và kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng vào Việt Nam đã nhanh chóng bộc lộ khuyết tật, sai lầm của nó. Nhưng sau mỗi sai lầm, vấp ngã, Đảng đã dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật", kiên quyết sửa chữa, kịp thời tổng kết rút ra những bài học từ những thành công và cả những sai lầm, thất bại, kiên trì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai mươi lăm năm qua với bản lĩnh, trí tuệ và đạo đức cao đẹp của một Đảng cách mạng cầm quyền dày dạn kinh nghiệm, luôn biết tự đổi mới, tự chỉnh đốn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vươn lên giành nhiều thắng lợi mới. Mô hình, mục tiêu và con đường, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn. Mặc dù cách mạng còn nhiều khó khăn, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Bởi đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật tiến hoá của lịch sử nhân loại.Đường lối đổi mới của Đảng xa lạ với những gì mà kẻ thù lâu nay vẫn ra sức tuyên truyền xuyên tạc rằng con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là "sản phẩm ngoại nhập, không có tương lai". Nhất là từ sau những sai lầm về đường lối cải tổ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô những năm cuối thế kỷ XX. Kẻ thù đã lớn tiếng tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị phủ định ngay tại quê hương của nó bởi sự lỗi thời; hơn nữa, khi du nhập vào Việt Nam đã bị cắt xén, biến dạng thành bạo lực đấu tranh; kinh tế trì trệ, suy thoái, khủng hoảng…; là những biểu hiện của “hồi kết”, “Chương thử nghiệm cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản"; "sự toàn thắng của chủ nghĩa tư bản".v.v.. Nhưng thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước 25 năm qua của dân tộc ta đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc xằng bậy đó của kẻ thù.

Giữ vững nguyên tắc độc lập, sáng tạo, trung thành với lợi ích của nhân dân, bám sát thực tiễn cuộc sống, xác định đường lối, chính sách đúng đắn và nhanh chóng đưa vào cuộc sống hướng dẫn hoạt động cách mạng của nhân dân là bí quyết thành công của Đảng ta. Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ khâu đột phá của sự nghiệp đổi mới là đổi mới tư duy nhưng trọng tâm lại là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, quyết tâm xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Để tiếp tục tạo cơ sở vững chắc trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong những năm tới,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định rõ8 phương hướng cơ bảnđểtoàn Đảng, toàn dân ta quán triệt và thực hiện:Một là,đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.Hai là,phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Ba là,xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.Bốn là,bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.Năm là,thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Sáu là,xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.Bảy là,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Tám là,xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Với những phương hướng cơ bản trên, chắc chắn trong thời gian tới, Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên không ngừng, đạt được nhiều thắng lợi to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước./.

-------------------------------------

[1]Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 314.

[2]Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 2.

[3]Hồ Chí MinhToàn tập, tập 10,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr9.

[4]Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội, 1977, tr 203.

[5]Hồ Chí MinhToàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 248-249.

Ban Xây dựng Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam - Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Theo tuyengiao.vn

2021-03-01T10:16:01+07:00 2021-03-01T10:16:01+07:00 https://tuyphuoc.vn:/vi/news/tin-suu-tam/dang-cong-san-viet-nam-nhan-to-quyet-dinh-moi-thang-loi-cua-cach-mang-viet-nam-155.html https://tuyphuoc.vn:/uploads/news/2021_02/dang-cong-san-viet-nam-nhan-to-quyet-dinh-moi-thang-loi-cua-cach-mang-viet-nam.jpg

Huyện ủy Tuy Phước tỉnh Bình Định https://tuyphuoc.vn:/uploads/banner-hutpmobile.gif

Thứ bảy - 06/02/2021 16:32 55.121 0

Thực tiễn cách mạng Việt Nam và những thành quả mà nhân dân ta đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đã hoàn toàn bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước”.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì

Chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt của các thế lực thù địch. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, tiến hành tác động, phá hoại nội bộ Đảng, làm giảm uy tín, nhằm đi đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, dù có sử dụng “trăm phương nghìn kế”, các thế lực thù địch cũng không thể phủ nhận được sự thật hiển nhiên về niềm tin của toàn dân ta đối với Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với những thành tựu to lớn đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận cả trên phương diện lý luận, thực tiễn và lịch sử.

THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Mục đích và thủ đoạn của các thế lực thù địch là gì khi chúng tung ra luận điệu “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước”?

Về chính trị,chúng cho rằng “Ở Việt Nam, công nghiệp chưa phát triển, số lượng, chất lượng công nhân giai cấp công nhân bị hạn chế. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến”. Vì thế, “giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản không thể lãnh đạo, xây dựng được chủ nghĩa xã hội đích thực ở Việt Nam” (!). “Đảng không nên giữ vai trò lãnh đạo chính trị, không nên và không thể lãnh đạo tuyệt đối”. Chúng xuyên tạc Đảng ta đã sai lầm về chính trị khi “vội vàng xóa bỏ” đảng Dân chủ và đảng Xã hội, “tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản độc đoán, chuyên quyền, bóp nghẹt tự do, dân chủ”. Chúng kêu gào: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ. Đảng cho mình cái quyền đứng trên dân tộc, cái đó không ai chịu chấp nhận”; đòi “xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng”.

Về tư tưởng,chúng cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng là sai lầm”, vì rằng “chủ nghĩa Mác - Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây, nên không còn phù hợp với Việt Nam”; rằng “Học thuyết Mác là sản phẩm của thế kỷ XIX, do vậy, đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu, thì cũng chẳng thể là khoa học” (!); “chủ nghĩa Mác đã đóng góp khá nhiều cho lịch sử, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử rồi, nó không còn phù hợp với thời đại ngày nay”; v.v.

Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng cho rằng, Hồ Chí Minh là nhà “dân tộc chủ nghĩa chứ không phải là nhà mác-xít”; “không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” vì không phù hợp với điều kiện mới của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là để “an dân” chứ thực chất không theo Hồ Chí Minh (!?).

Về phương diện tổ chức, chúng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng cho rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ đã lỗi thời, nó chỉ thích hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo trong chiến tranh; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, không có nhân đạo.

Chúng còn cho rằng, trong Đảng có nhiều phe phái: phe cải cách và phe bảo thủ; trong Đảng còn có các nhóm lợi ích, v.v.

Về đạo đức,chúng bịa đặt, bôi nhọ, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước, đánh vào sinh hoạt, đạo đức, lối sống các đồng chí lãnh đạo; tung ra nhiều chuyện giật gân trong sinh hoạt của lãnh đạo. Chúng cho rằng, Đảng và đảng viên ngày càng suy thoái, biến chất; tham nhũng, tham ô, lãng phí là căn bệnh trầm kha không thể chữa trị được. Từ đó chúng suy diễn thành “Đảng tham nhũng”, “Nhà nước tham nhũng”...

Thực chất, những “lập luận” trên là thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hòng vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LUÔN ĐỦ KHẢ NĂNG ĐỂ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC

Giả định rằng, nếu Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước thì lực lượng nào sẽ có đủ khả năng để thay thế vai trò đó? Các thế lực thù địch thừa hiểu về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam là như thế nào, và ở Việt Nam hiện nay không một tổ chức nào có thể thay thế và làm tốt vai trò lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, việc nói là cứ nói, “đòi” là cứ đòi, dù biết là “nói lấy được”, mà đòi thì không được! Vì thế, trong các luận điệu chúng tung ra, rất ít thấy xuất hiện một lực lượng cụ thể, một gương mặt “sáng giá” khả dĩ có thể thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đâu đó họ có nói đến “lực lượng chính trị mới”. Nhưng cái gọi là “lực lượng chính trị mới” mà các thế lực thù địch tung hô có thể thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước và xã hội, thực chất chỉ là lực lượng được các nước tư bản và các thế lực phản động quốc tế nuôi dưỡng, ủng hộ, cung cấp tài chính, hậu thuẫn về chính trị, quân sự, ngoại giao. Đó là một tổ chức ô hợp gồm nhiều đại diện của nhiều lực lượng có thù hận với cách mạng Việt Nam, có tội ác với nhân dân, những kẻ muốn lợi dụng dân tộc ta làm lá bài chính trị để phục vụ cho lợi ích ích kỷ của chúng.

Với lực lượng chính trị như vậy thì chắc chắn con đường mà họ lựa chọn cho đất nước ta sẽ là con đường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Khi nắm được quyền lãnh đạo, họ sẽ từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), xóa bỏ thành tựu mà nhân dân ta đã hy sinh bao xương máu mới giành được, sớm đưa đất nước đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản (CNTB).

Với một mục tiêu chính trị và một nhân thân như vậy, chúng biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ trao cho chúng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, các chiêu bài được tung ra cũng chỉ nhằm gây chú ý, tạo dư luận, gây chia rẽ trong nội bộ nhân dân ta, trong xã hội ta, đồng thời để tranh thủ sự ủng hộ của các nước tư bản và các thế lực phản động quốc tế hòng gây sức ép, đặt điều kiện với chúng ta… để từng bước vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về thực chất, cái gọi là “lực lượng chính trị mới” không phải là lực lượng vì dân vì nước, mà chủ yếu là vì quyền lợi giai cấp, vì mục tiêu chính trị phản động. Do đó, một khi lực lượng này lãnh đạo đất nước thì hệ quả tất yếu sẽ là: lái đất nước đi theo con đường TBCN. Theo đó, thì cái lợi trước hết không phải cho nhân dân lao động, cho dân tộc ta mà cho giai cấp bóc lột, cho các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia. Còn nhân dân ta phải đổ bao xương máu mới giành được độc lập, mới thoát khỏi kiếp nô lệ, là người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, thì sẽ phải quay lại địa vị cũ, đất nước lại rơi vào vòng lệ thuộc của các nước tư bản, đế quốc.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau khi lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám, trong các cuộc kháng chiến giành lại độc lập, thống nhất cho non sông đất nước, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới - thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên CNXH. Đất nước chuyển sang giai đoạn mới, vừa có hòa bình vừa có chiến tranh; vừa phải đối phó với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế, vừa chống lại sự bao vây, cấm vận và cô lập tứ phía. Khó khăn chồng chất khó khăn. Kinh nghiệm lãnh đạo đất nước xây dựng CNXH được tích lũy trong những năm lãnh đạo miền Bắc xây dựng CNXH trong điều kiện đất nước có chiến tranh trước đây tuy rất quý báu, nhưng chừng đó là chưa đủ cho việc lãnh đạo, tổ chức xây dựng và quản lý phát triển đất nước trong điều kiện mới với quy mô và tầm vóc mới. Mọi việc dường như phải làm lại từ đầu, để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, vừa mới giành được độc lập và vừa bước ra khỏi các cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài 30 năm.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì
Các chiến sỹ Vùng 2 Hải quân với công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động Đại hội XIII bằng panô, khẩu hiệu, bảng ảnh trong đơn vị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Chưa hết, CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống XHCN làm nó tan rã. Đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng chưa từng có và đang đứng trước nguy cơ của sự sụp đổ. Trong hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo ấy, bản lĩnh, trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng được phát huy và thể hiện trong điều kiện thực tiễn mới. “Đổi mới hay là chết” đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là mệnh lệnh của những con tim và khối óc có đủ sự nhiệt huyết và sự tỉnh táo để đưa đất nước thoát khỏi sự hiểm nguy.

Đảng Cộng sản luôn là người lãnh đạo tiên phong, “đứng mũi chịu sào” chèo lái con thuyền dân tộc vượt qua mọi thác ghềnh hiểm nguy.

Trớ trêu thay, trong những lúc đất nước khó khăn và lâm nguy như vậy, đã không có một lực lượng nào, một tổ chức nào đồng lòng cùng chung tay gánh vác trách nhiệm trước non sông, đất nước, dân tộc và nhân dân. Trái lại, chỉ thấy nhưng tiếng kêu la, oán thán, những điều chỉ trích, gây chia rẽ phân tâm, làm ngã lòng người từ phía các thế lực thù địch và cơ hội... Thực tiễn lịch sử lại cho thấy một lần nữa, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xứng đáng và tin cậy của dân tộc và nhân dân Việt Nam; lịch sử và nhân dân Việt Nam lại một lần nữa tin tưởng trao cho Đảng sứ mệnh lãnh đạo dân tộc, dẫn dắt giống nòi tiến bước cùng thời đại. Đó là sự thật hiển nhiên không phải bàn cãi.

LUẬN CỨ PHÊ PHÁN

Cơ sở lý luận

Thứ nhất,khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là cần thiết, tất yếu, khách quan.

Vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền là một trong những nội dung quan trọng được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất, giai cấp có sứ mệnh lịch sử đào huyệt chôn CNTB. Nhưng muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình thì giai cấp công nhân phải có “đội tiên phong với lý luận tiên phong và hành động tiên phong” để lãnh đạo. Đội tiên phong chính là Đảng Cộng sản - bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời là một đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp cần có lực lượng lãnh đạo giai cấp thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình. Ph.Ăngghen cho rằng, Đảng Cộng sản ra đời là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho cách mạng XHCN giành thắng lợi và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của nó là thủ tiêu giai cấp.

Kế thừa tư tưởng trên của Mác - Ăngghen, Lênin khẳng định: “Về nguyên tắc, Đảng Cộng sản phải giữ vai trò lãnh đạo, đó là điều không còn phải nghi ngờ gì nữa”(1). Bởi Đảng Cộng sản là đội tiên phong giác ngộ có tổ chức, và là tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chỉ có Đảng Cộng sản mới có đủ phẩm chất chính trị và năng lực, xứng đáng là người lãnh đạo xã hội mới. Lênin cũng chỉ rõ: “Đảng Cộng sản…. cầm quyền tức là Đảng không chỉ lãnh đạo Nhà nước mà là lãnh đạo cả xã hội”(2). Và trong điều kiện cầm quyền đó, Đảng phải là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”(3).

Giải đáp vấn đề “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, Hồ Chí Minh chỉ rõ “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(4). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. “Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(5).

Thứ hai,Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp hiến và hợp pháp.

Trên thế giới, việc quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp mang tính phổ biến. Chẳng hạn: Hiến pháp của Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc có 1 điều; Hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Ba Lan có 2 điều; Hiến pháp Udơbêkixtan có 3 điều,… quy định về đảng chính trị(6).

Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có 1 điều quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”(7), là phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay, không phải là cá biệt.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”(8). Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy”.

Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Hiến pháp và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác ở Việt Nam.

Thứ ba,Đảng đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”(9). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Trên thực tế, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Cơ sở thực tiễn

Thứ nhất,vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trong thực tế tiến hành cách mạng và được nhân dân thừa nhận.

Thực tiễn Việt Nam đã từng có thời kỳ đa đảng. Năm 1946, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại hai đảng đối lập là Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội. Hai đảng này không đại diện cho lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân, mà bám gót ngoại bang, nên không được nhân dân chấp nhận.

Có thời kỳ, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ Việt Nam (1944 - 1988) và Đảng Xã hội Việt Nam (1946 - 1988), nhưng các đảng ấy cũng không được đa số nhân dân giao cho sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Các đảng ấy, đều tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân giao phó, ủy thác. Sau đó hai đảng này tuyên bố tự giải thể và chỉ còn lại Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hiển nhiên, là sự lựa chọn và giao phó của lịch sử, của nhân dân và dân tộc Việt Nam, Đảng không tranh giành vai trò lãnh đạo với bất kỳ đảng phái nào.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, Đảng ta là đảng cầm quyền chính là thông qua việc nắm quyền, Đảng thực hiện sứ mệnh lãnh đạo xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo nhân dân, để đạt được mục tiêu cách mạng mà Đảng và dân tộc đều đồng thuận.

Thứ hai,vai trò lãnh đạo lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế kiểm nghiệm, nhất là vào những bước ngoặt của lịch sử.

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, đưa cả nước đi lên CNXH.

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã thu được nhiều thắng lợi: đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới; quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt; đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Tuy nhiên, trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm nghiêm trọng. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên. Nhưng, một số kẻ thù địch, cơ hội chính trị lại không thấy hoặc cố tình lờ đi điều ấy, hơn thế, họ còn thổi phồng những khuyết điểm, sai lầm của Đảng và quy kết Đảng không đủ năng lực lãnh đạo trong điều kiện mới của đất nước. Rõ ràng đây là một sự xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, nhằm kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.

Thứ ba,nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và ủy quyền Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Quan hệ Đảng - dân là mối quan hệ bản chất và máu thịt của Đảng ta. Ngay từ khi ra đời Đảng luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, che chở và xây dựng. Hơn 90 năm đi theo Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận rõ hơn ai hết, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, không có một lực lượng, một tổ chức nào có thể đại diện chân chính cho lợi ích của mình. Vì thế, nhân dân tin tưởng ủy thác trao quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, là ý nguyện của nhân dân. Vì thế, các tầng lớp nhân dân mong muốn Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, không chia sẻ quyền lực với các lực lượng khác khác trong vai trò cầm quyền của mình. Bởi đó là nguyên tắc đã được được hiến định và là một kết quả tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể thay đổi

Quan hệ Đảng - dân là mối quan hệ bản chất và máu thịt của Đảng ta.


Thứ tư,ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước và xã hội.

Tuyệt đại đa số nhân dân mong muốn Đảng tự chỉnh đốn, khắc phục các khuyết điểm, yếu kém để hoàn thành sứ mệnh của mình là lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, Đảng đã đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, làm tròn trách nhiệm là đội tiên phong, vai trò của Đảng cầm quyền và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã đề ra bốn nhóm giải pháp giải quyết những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, trong đó nhóm giải pháp thư tư nêu rõ việc phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Tóm lại, quan điểm cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước” là quan điểm sai lầm, phản khoa học, phi thực tế. Quan điểm này dựa trên những lập luận mang tính chủ quan, võ đoán, thiếu căn cứ khoa học, bất chấp đạo lý và lẽ phải thông thường, phiến diện và phi lôgic. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và những thành quả mà nhân dân ta đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đã hoàn toàn bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch đó và chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ khả năng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân./.

PGS. TS. PHAN TRỌNG HÀO

Hội đồng Lý luận Trung ương
________________________
(1) (2) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M, 1980, t.33, tr.406, 401.
(3) V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.34, tr.122.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2009, t.2, tr.267-268.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.8.
(6) Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2012, tr.383-390.
(7) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2014, tr.9.
(8) (9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, tr.88, 88.

Tác giả bài viết: Theo tuyengiao.vn

Nguồn tin: Theo tuyengiao.vn

BÀI 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - NGƯỜI TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Thứ ba - 21/07/2020 08:30 140.945 0

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì


I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, CHẤM DỨT SỰ KHỦNG HOẢNG VỀ ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, MỞ RA SỰ PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÁCH MẠNG VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

1.1. Sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh xâm chiếm các nước thuộc địa. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ra đời. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt.

Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến Việt Nam. Đặc biệt, thắng lợi của cuộccách mạngtháng Mười Nga (năm 1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III năm 1919) làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Đối với Việt Nam, ngày01-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thực dân Pháp xác lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực:

Về chính trị: thực dân Pháp thực thi chính sách “chia để trị”.

Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lần thứ hai (1919-1929).

Về văn hoá: thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc:

Về tính chất xã hội: từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản:mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai;mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

Về cơ cấu giai cấp trong xã hội:giai cấp cũ bị phân hoá (địa chủ phong kiến và nông dân); đồng thời, xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản).

Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra những yêu cầu cơ bản cần phải giải quyết, đó là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, tự do cho Nhân dân và xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trước mắt và nổi lên hàng đầu.

Trước yêu cầu của lịch sử, phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra mạnh mẽ:

- Phong trào Cần Vương (1885 - 1896): điển hình là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh)…, với những sĩ phu phong kiến yêu nước như: Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng...

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám, là cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân Việt Nam kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913).

-Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh.

Phan Bội Châu chủ trương bạo động để giành độc lập dân tộc nhưng dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài (dựa vào Nhật để đánh Pháp), thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến như của Nhật (1905) và sau đó theo chế độ cộng hoà tư sản như ở Trung Quốc (1912).

Phan Chu Trinh chủ trương bất bạo động, tiến hành cải cách văn hóa, mở mang dân trí, làm cho dân giàu, nước mạnh, nhưng lại dựa vào nhà nước “bảo hộ Pháp”.

+ Phong trào Quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên (1919-1923).

+ Phong tràoYêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới (1925 - 1926).

+ Phong trào Cách mạng quốc gia tư sản củaViệt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu (1927 - 1930) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 02-1930).

Như vậy, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, tư sản của Nhân dân ta diễn ra rất sôi nổi và liên tục, nhưng tất cả đều không thành công. Sự thất bại đó do nguyên nhân các giai cấp lãnh đạo đã lạc hậu, non yếu; không nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; không tập hợp và tổ chức được đông đảo các giai tầng yêu nước; những hạn chế trong phương pháp đấu tranh… Việt Nam lâm vào khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho các thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.

1.2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong hoàn cảnh Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc,với nhiệt huyết cứu nước, với thiên tài trí tuệ, nhãn quan chính trị sắc bén và được kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, ngày 05-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Nguyễn Tất Thành sang Pháp, Mỹ, Anh và nhiều nước thuộc địa của đế quốc, thực dân. Trải qua nhiều nghề lao động khác nhau, Người đã rút ra một kết luận quan trọng: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột dã man.

Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ ở Pháp lúc đó. Tháng 6-1919, các nước thắng trận họp Hội nghị Hoà bình ở Vécxây (Pháp), Nguyễn Ái Quốcthay mặt Hộinhững người Việt Nam yêu nước ở Phápgửi tới hội nghị bản yêu sách tám điểm[1]. Những yêu sách của Người không được Hội nghị đáp ứng. Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địacủa V.I.Lênin đăng trên báo L'Humanite (Nhân đạo), số ra ngày 16 và 17-7-1920. Những luận điểm cách mạng của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc mà sau gần mười năm tìm kiếm (1911 - 1920) Nguyễn Ái Quốc mới bắt gặp.

Tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản do Lênin thành lập). Đây cũng là sự kiện Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản.

Từ đây, Người tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề vềtư tưởng, chính trị và tổ chức, cán bộ cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam.

Về tư tưởng:Người tích cực tố cáo, lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với Nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh Nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng.

Về chính trị:thông qua những tác phẩm lý luận tiêu biểu, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức “chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”. Mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc có thể thành công trước cách mạng chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc. Cách mạng muốn giành được thắng lợi thì “trước hết phải có Đảng cách mệnh”.

Về tổ chức:tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc), từ đó đã có tác dụng thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, nâng cao ý thức giác ngộ và lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Tháng 3-1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. Tiếp đó, các tổ chức cộng sản liên tiếp được thành lập: Đông Dương Cộng sản Đảng tại Bắc Kỳ (tháng 6-1929), An Nam Cộng sản Đảng tại Nam Kỳ (tháng 11-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn tại Trung Kỳ (tháng 01-1930).

Sự ra đời của các tổ chức cộng sản phản ánh sự phát triển nhảy vọt của phong trào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên,sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia là nguy cơ dẫn đến chia rẽ trong phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết lúc đó là thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân vàNhân dân Việt Nam.

Với sự nhạy bén về chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ ngày06-01 đến ngày07-02-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chỉ trì của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng. Trong đó, nội dung của Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt thể hiện rõ đường lối của cách mạng Việt Nam, với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phản ánh sự kết hợp giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; đồng thời,là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụNguyễnÁi Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.

II. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY

2.1. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc

2.1.1. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền và Tổng khởi nghĩatháng Tám năm 1945


Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và tầng lớp yêu nước không phân biệt dân tộc, tôn giáo xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp trong cả nước, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai.

Qua 15 năm (1930-1945) lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ, mặc dù gặp phải những tổn thất hy sinh to lớn nhưng Đảng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, kiên định cách mạng, trung thành với mục tiêu tư tưởng của mình. Đảng đã lãnh đạoNhân dân tiến hành ba cao trào cách mạng, đó là:
- Cao trào cách mạng (1930-1931) với đỉnh cao Xô viết-Nghệ Tĩnh.
- Cao trào cách mạng dân sinh, dân chủ (1936-1939).

- Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945) với đỉnh cao Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình trong nước và quốc tế, Đảng đã dự báo đúng thời cơ lịch sử và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để lãnh đạoNhân dân tiến hành khởi nghĩa. Với nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩaCách mạngtháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945),Nhân dân Việt Nam đã vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân, lật nhào chế độ phong kiến tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày02-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước củaNhân dân, doNhân dân và vìNhân dân, đưa dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lênchủ nghĩa xã hội. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:“Chẳng những giai cấp lao động vàNhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng:lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

2.1.2. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt những khó khăn, thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế kiệt quệ, ngân sách quốc gia trống rỗng, nạn đói tiếp tục đedọa; hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại nặng nề; trong khi đó, ngoại xâm và nội phản câu kết với nhau để cùng chống phá chính quyền cách mạng non trẻ. Vận mệnh của Tổ quốc như“ngàn cân treo sợi tóc”.

Trước yêu cầu mới của lịch sử, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...Cụ thể là:
- Lãnh đạo xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:tiến hành bầu cử Quốc hội khoá I (06-01-1946), thành lập Chính phủ chính thức (02-3-1946) và thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (09-11-1946).

- Phát động phong trào chống “giặc đói”, “giặc dốt”, xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ tàn dư văn hoá nô dịch của thực dân.

- Lãnh đạoNhân dân Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp ngay từ thời điểm thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần thứ hai (23-9-1945).

- Tiến hành đấu tranh trên mặt trận ngoại giao:trên cơ sở phân tích âm mưu, thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thế cùng một lúc đương đầu với nhiều kẻ thù. Đó là:
+ Thực hiện sách lược nhân nhượng,hòahoãn với quân đội Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ (từ tháng09-1945 đếntháng 03-1946).

+ Thực hiện sách lượchòahoãn, nhân nhượng với Pháp để đẩy nhanh quân đội Trung Hoa Dân quốc về nước, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 3-1946 đến tháng 12-1946).

Với đường lối đúng đắn, sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
2.1.3. Đảng lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

Bất chấp nguyện vọng yêu chuộng hòa bình củaNhân dân ta, mặc dù chúng ta đã nhân nhượng, chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa. Ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương công bố Chỉ thị Toàn dân kháng chiến và cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thực hiện chủ trương kháng chiến của Đảng và đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,Nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên với quyết tâm:“thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Đảng ta đã tổ chức, lãnh đạoNhân dân vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến09 năm chống thực dân Pháp xâm lược.

Chiến thắng Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3-1954 đến ngày07-5-1954) đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này, Hồ Chủ tịch viết:“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội thế giới”...

Thắng lợi đó đã làm sáng tỏ một chân lý:trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng một khi đoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

2.1.4. Đảng lãnh đạoNhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm:đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau. Miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới. Miền Nam vẫn còn dưới ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Con đường phát triển của cách mạng nước ta lúc này được Đảng ta xác định là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:

Một là, tiến hành cách mạngxã hội chủ nghĩaở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc của cả nước.

Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, đặc điểm lớn nhất, nét độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là một Đảng thống nhất lãnh đạoNhân dân cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược. Tuy mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cách mạng miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cách mạng miền Nam giữ vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Hơn 20 năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt từ năm 1965 trở đi miền Bắc phải trực tiếp đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng,Nhân dân miền Bắc đã kiên cường trong sản xuất và chiến đấu, giành được những thành tựu to lớn, đồng thời chi viện đắc lực cho miền Nam...Hàng triệu tấn lương thực và vũ khí, trang bị; hàng vạn thanh niên nam nữ hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu. Miền Bắc đã dốc sức vào chiến tranh cứu nước và giữ nước với toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội.

Đế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn, thử nghiệm mọi chiến lược chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Quymô, tính chất cũng như mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh màNhân dân ta phải đương đầu chịu đựng chưa từng có trong lịch sử.
Song,Nhân dân miền Nam nói riêng vàNhân dân Việt Nam nói chung đã kiên cường vượt qua gian khổ hy sinh, kiên quyết đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ:

- Chiến lượcChiến tranh điển hình của chủ nghĩa thực dân mới (1954-1960).
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968).

- Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1975).

Với những thắng lợi đó, miền Nam đã xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”, sát cánh cùng đồng bào miền Bắc đánh bại mọi âm mưu, chiến lược của đế quốc Mỹ, góp phần trực tiếp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trải qua 21 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng,Nhân dân cả nước đã chiến đấu kiên cường anh dũng với sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế; bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,Nhân dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi củaNhân dân ta trong sự nghiệp đánh Mỹ cứu nước sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2.2. Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ năm 1975 đến nay
2.2.1. Chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975-1986)


Ngay sau khi giải phóng miền Nam, mặc dùNhân dân đã làm chủ toàn bộ đất nước, nhưng về mặtnhà nước thì vẫn còn haiChính phủ, hai tổ chức mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở hai miền Nam-Bắc. Đáp ứng nguyện vọng tha thiết củaNhân dân cả nước, đáp ứng quy luật khách quan của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam, Đảng đã lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25-4-1976, cử tri cả nước bỏ phiếu (bầu Quốc hội chung của cả nước với 492 đại biểu đủ các thành phần (Quốc hội khoá VI). Ngay sau đó, các tổ chức đoàn thể cách mạng cũng nhanh chóng được thống nhất.

Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước trong giai đoạn mới và đường lối xây dựng kinh tế -xã hội. Đại hội đã bổ sung Điều lệ Đảng và đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Đảng đã lãnh đạoNhân dân cả nước thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) và tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã chỉ ra chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ bao gồm 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến năm 1990; đồng thời, chỉ ra những nhiệm vụ bứcthiết trước mắt về kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực hiện đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng,Nhân dân cả nước đã hăng hái tham gia khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống. Đồng thời, tập trung thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội.

Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế - xã hội đạt được trong hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1975-1986) còn thấp so với yêu cầu đặt ra và so với tiềm năng của đất nước; nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, phân phối lưu thông rối ren, lạm phát “phi mã”, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng; niềm tin củaNhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng giảm sút.

Trước những khó khăn, thách thức đó, các địa phương, cơ sở và các tầng lớp nhân dân đã có những tìm tòi, đổi mới cách nghĩ, cách làm. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Trung ương Đảng đã có những bước đổi mới từng phần nhằm giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

2.2.2. Đường lối đổi mới và quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay

- Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng12-1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm, khẳng định những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những yếu kém trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó phân tích những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo phát triển kinh tế. Với tinh thần trách nhiệm vì nước, vì dân, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đối ngoại, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó, để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội chỉ rõ Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.

Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện bước trưởng thành mới của Đảng, “đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thành công của Đại hội là sức mạnh mới, là cơ sở hết sức quan trọng để tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng và toàn dân ta”.

-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(tháng6-1991) diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường tác động sâu sắc đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta: các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện; các thế lực thù địch ra sức chống phá quyết liệt từ nhiều phí nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực; Việt Nam sau05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI đã có những bước khởi sắc, tuy nhiên chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội…

Đại hội VII của Đảng xác định: “mục tiêu tổng quát của05 năm tới vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”[1].

Đặc biệt, Đại hộiđã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội(gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hộiđến năm 2000 và Nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991-1995. Đại hội đưa ra quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phương hướng cơ bản để xây dựng xã hội đó; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

-Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, nhất là sự khủng hoảng của hệthống xã hội chủ nghĩa những năm 1989-1991. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (từ ngày 22-6 đến ngày01-7-1996) đã nhận định:công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Đại hội quyết định chuyển đất nước sang thời kỳ mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” và đề ra nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2000.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và khẳng định, trong 5 năm 1996-2000, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội đã khẳng định:thực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức càng rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng vàNhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đại hội thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, đề ra mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng4-2006) đã bổ sung, phát triển nhiều vấn đề về lý luận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặt ra nhiệm vụ tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010. Với chủ đề: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”, Đại hội X của Đảng đã đánh dấu bước phát triển về đường lối, chính sách, về tổ chức và nhân sự đáp ứng yêu cầu của đất nước trong xu thế hội nhập thế giới.

- Đại hội XI của Đảng (tháng 01-2011) đã tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2011theo Nghị quyết Đại hội X. Đặc biệt, một trong những đóng góp quan trọng có ý nghĩa lịch sử của Đại hội XI là đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Trên cơ sở kế thừa những nội dung cơ bản của Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 đã có nhiều điểm mới như: bổ sung thành tựu của cách mạng Việt Nam sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, bổ sung thêm 02 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa màNhân dân Việt Nam đang xây dựng; đồng thời, có sự điều chỉnh trong hầu hết các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa…

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01-2016) đã tiến hành tổng kết 30 năm đổi mới, khẳng định: “Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng là quá trình cải biến sâu sắc và toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành ựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành và phát triển. Chính trị- xã hội ổn định; quốc phòng- an ninh được tăng cường. Văn hóa-xã hội có bước phát triển; bộmặt đất nước và đời sốngNhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựngĐảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh.

Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệđộc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độxã hội chủ nghĩa. Quan hệdối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,Đại hội XII cũng cho rằng chúng ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ được một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để tiếp tục làm rõ.

Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ môthiếu ổn định, tốc độtăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộphậnNhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới. Đổi mới chính trị chưa động bộvới đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.

Việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được mục tiêu đề ra.

Bốn nguy cơ được Đảng chỉ ra tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 01-1994) là:tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướngxã hội chủ nghĩa, “diễn biến hòa bình” và tham ô, tham nhũng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới nhất, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông trên mạng để chống phá ta và những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào Đảng, chế độcó mặt bị giảm sút.

Những hạn chế khuyết điểm trên đây đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạoNhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại:thắng lợi của cách mạngtháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủcộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập tự do;thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệTổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độlên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới, đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”.

Với những thắng lợi đã giành được từ khi Đảng ra đời, Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, chủ quyền đất nước được củng cố vững chắc, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa;Nhân dân ta từ thân phận nôlệđã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, ngày càng ấm no, hạnh phúc, văn minh; đất nướctađã vươn lên trở thành nước đang phát triển, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.Với những thành tựu to lớn đã đạt được,có thểkhẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

III. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
3.1. Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị


Thứ nhất,xuất phát từ bối cảnh của xã hội hiện đại đã làm thay đổi cấu trúc quyền lực giữa các chủ thể trong đời sống chính trị - xã hội trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Theo đó, các chủ thể có các khả năng và nguồn lực riêng trong việc tạo dựng quyền lực, dẫn tới sự tham gia, tác động đến nhiều hoạt động chính trị và buộc các hệ thống chính trị phải thay đổi cách thức tổ chức và hoạt động của mình để có thể thích ứng và đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chẳng hạn, việc tổ chức và thực thi quyền lực đang có xu hướng giảm dần tính thứ bậc, tầng nấc trung gian để tăng hiệu lực và hiệu quả, xu hướng dùng quyền lực trí tuệ, quyền lực thông minh cũng chiếm ưu thế hơn so với dùng sức mạnh bạo lực, cưỡng chế. Cách thức tổ chức và phương thức thực thi quyền lực thay đổi, dẫn tới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cũng phải thay đổi một cách tương thích.

Thứ hai,đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu khách quan nhằm khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Thực tiễn hoạt động của hệ thống chính trị đã bộc lộ những hạn chế của nó: “Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ, còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ... Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chậm đổi mới…”[1].

Thứ ba,xuất phát từ sự chủ động trong lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam. Nhận thức được những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở mỗi thời kỳ, các nghị quyết đại hội Đảng đều xác định nhiệm vụ quan trọng là đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách nền hành chính và gần đây nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã tập trung vào việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt độnghiệu lực, hiệu quả.

3.2. Nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản
3.2.1. Nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị


- Đổi mới hệ thống chính trị phải bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Đây là nguyên tắc quan trọng nhất để từng bước đổi mới vững chắc, tránh sự nóng vội, chủ quan và có thể sai lầm về mặt chính trị.Dovậy, đổi mới hệ thống chính trị phải được tiến hành một cách đồngbộ, thống nhất, nhưng cũng phải có lộ trình, bước đi phù hợp.

- Đổi mới hệ thống chính trị phải đảm bảo nâng caohiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là một nguyên tắc hiến định và trong hệ thống chính trị một đảng thì vấn đề không nằm ở việc tăng cường sự lãnh đạo mà quan trọng là làm thế nào để tăng hiệu lực lãnh đạo.

- Đổi mới hệ thống chính trị không làm thay đổi bản chất của chế độ mà là làm cho hệ thống chính trị ngày càng được tổ chức hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi củaNhân dân, xã hội và sự phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập khu vực, quốc tế và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

3.2.2. Nhiệm vụ vàgiải phápđổi mớitổ chứcvà hoạt độngcủa hệ thống chính trịtrong giai đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ: “tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,Nhân dân làm chủ”, nhất là nội dungNhân dân làm chủ và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”[2].

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khóa XIIvề một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp đổi mới hệ thống chính trị[3].Trong thời gian tới cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:

-Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó rà soát lại hệ thống tổ chức hiện có để nhận diện và khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các tổ chức này, đồng thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị,tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

- Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽbằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm loại bỏ các tổ chức, các cấp trung gian, trùng lắp chức năng, tinh giản biên chế.

Ngoài các giải pháp cho toàn hệ thống ở trên, cần thực hiện một số giải pháp riêng cho các tổ chức của hệ thống:
Đối với Đảng:
Thứ nhất,kiện toàn và nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu và các tổ chức Đảng ở trung ương theo hướng làm tăng hàm lượng trí tuệ cho các chủ trương, định hướng chính sách lớn của Đảng trong bối cảnh hiện nay.

Thứ hai,tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước và xã hội theo hướng phát huy tính tự chủ, chủ động, tích cực của các tổ chức này trong thực thi chức năng của mình.

Thứ ba,xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là đối với cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm trong sạch đội ngũ của Đảng, củng cố niềm tin của dân đối với Đảng.

Đối với Nhà nước:
Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ chế “kiểm soát” giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiến.
Quốc hộicần phải nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là trong hoạt động lập pháp để đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống pháp luật đáp ứng được yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cần phảităng số đại biểu chuyên trách, giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp.

Chính phủ,cần phải đổi mới theo hướng xây dựng một Chính phủ hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả. Theo đó,Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành.

Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

Tiếp tục cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính,kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.Đẩy mạnh và kiên quyết thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh.Định rõ quyền và trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan trực thuộc chính phủ và chính quyền địa phương.

Đối với hệ thốngTòa án vàViệnKiểm sát:Tòa án phải được đảm bảo xét xử độc lập. Xét xử độc lập của tòa án là nguyên tắc hiến định, nhưng nếu trong thực tế không tạo ra các điều kiện đảm bảo thì các thẩm phán vẫn có khả năng bị chi phối, ảnh hưởng bởi các quyền lực mạnh và lợi ích lớn trong xã hội. Tiếp tục thực hiện xây dựng tòa án khu vực và dần tách tòa án khỏi hệ thống hành chính nhà nước. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tòa bằng việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ luật sư, hiệp hội luật sư. Sắp xếp, đổi mới ViệnKiểm sát theo hướng tập trung vào thực hiện chức năng điều tra, công tố.

Đối với chính quyền địa phương:
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương.Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương.

Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và giảm đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này.

Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối.Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.
Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
Kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong mỗi tổ chức, chú trọng ở hai cấptrung ương và cơ sở; khắc phục tình trạng “hành chính hoá” trong tổ chức bộ máy, giảm bớt những cấp, vị trí trung gian, tạo cho bộ máy tổ chức gọn nhẹ, năng động, thiết thực.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, tập trung cho cơ sở; đại diện và bảo vệ một cách thiết thực quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, đoàn viên, tích cực tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền và quản lý xã hội.

Để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội có sự độc lập nhất định trong tổ chức và hoạt động,Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội phải nỗ lực, chủ động trong việc huy động nguồn lực của tổ chức, dần tự chủ về kinh phí. Trong khi đó sự hỗ trợ kinh phí hoạt động từNhà nước nên được bàn thảo và và quyết định trước theo các nhu cầu công việc và điều kiện hoạt động, vừa đảm bảo sự độc lập, chủ động của các tổ chức vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng.

Để nâng cao tính hiệu quả của việc giám sát, phản biện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: một mặt, Đảng,Nhà nước cần cụ thể hoá cơ chế tư vấn, giám sát, phản biện của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, mặt khác, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần được tổ chức và thay đổi cách thức giám sát, phản biện. Hoạt động giám sát được thực hiện theo đúng tính chất là ai ở đâu, làm gì thì giám sát và phản biện cái đó. Việc giám sát và phản biện được thực hiện xuất phát từ chính lợi ích, lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, tổ chức, hiệp hội và do vậy cũng có tính chuyên môn. Mặt trận sẽ đóng vai trò tiếp nhận sự phản hồi, giám sát của các tổ chức thành viên, kết nối tạo mạng lưới hỗ trợ hoặc huy động nguồn lực, kết nối với Đảng và Nhà nước trong việc phản ánh, đề xuất, kiến nghị, tư vấn về các vấn đề giám sát và phản biện.