Em hiểu cụm từ thương thay trong bài ca dao số 2 Những câu hát than thân như thế nào

Soạn văn 7 tập 1 bài 4 [trang 48]

Những câu hát than thân thuộc chùm những bài ca dao được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7.

Donwload.vn sẽ cung cấp bài  Soạn văn 7: Những câu hát than thân, hy vọng có thể giúp cho học sinh chuẩn bị bài một cách tốt nhất.

Soạn văn 7: Những câu hát than thân

I. Các bài ca dao than thân

1.

Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Bài 1

- Nội dung: Bài ca dao là lời than thân trách phận của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.

- Nghệ thuật:

  • Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.
  • Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác [chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống] - ghềnh [chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết] đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.
  • Hình ảnh đối lập: nước non - một mình, lên thác - xuống ghềnh, bể kia đầy - ao kia cạn.
  • Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.
  • Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.

2. Bài 2

* Nội dung: Bài ca dao là lời than thân trách phận về số phận các kiếp người trong xã hội xưa.

* Nghệ thuật:

- Điệp ngữ “thương thay”: nhẫn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.

- Hình ảnh ẩn dụ:

  • Con tằm: thân phận những người bị bóc lột sức lao động.
  • Lũ kiến li ti: thân phận những người nhỏ bé, suốt ngày phải làm lụng vất vả mà vẫn chịu nhiều khổ cực, đắng cay.
  • Hạc lánh đường mây: thân phận những người phiêu bạt, lang thang kiếm sống khắp nơi.
  • Con cuốc giữa trời: thân phận những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.

=> Những hình ảnh ẩn dụ cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

3. Bài 3

- Nội dung: Bài ca dao diễn tả cuộc đời bấp bênh, lận đận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ không có tiếng nói riêng, không được tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người khác.

- Nghệ thuật:

  • Hình ảnh so sánh: “thân em - trái bần trôi”: cuộc đời bấp bênh, lận đận
  • Hình ảnh “gió dập sóng dồi”: những phong ba bão tố trong cuộc đời xô đẩy người phụ nữ, khiến họ phải sống một cuộc đời phiêu bạt, khổ cực và bị người khác chi phối điều khiển.

Tổng kết: 

- Những câu hát than thân là một nội dung lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam.

- Những câu ca dao này thường sử dụng hình ảnh sự vật, con vật, đồ vật nhỏ bé để biểu tượng cho số phận và cuộc đời của con người.

- Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

- Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.

Soạn văn Những câu hát than thân ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

- Một số bài ca dao:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

*

Con cò lặn lội bờ sông
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù
Bãi xa, sông rộng, sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

*

Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ,
Con ốc nằm co,
Con tôm đánh đáo,
Con cò kiếm ăn…

*

Con cò lặn lội bờ ao
Ăn sung thì chát, ăn đào thì chua.

*

Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.

- Hình ảnh con có: gần gũi quen thuộc với người nông dân xưa [cánh đồng thẳng cánh cò bay], ở ngoài tự nhiên con có là một loài động vật nhỏ bé, yếu đuối không có khả năng phản kháng, cũng phải lặn lội vất vả kiếm ăn.

Câu 2. Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác?

- Cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả:

  • Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.
  • Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác [chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống] - ghềnh [chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết] đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.
  • Hình ảnh đối lập: nước non - một mình, lên thác - xuống ghềnh, bể kia đầy - ao kia cạn.
  • Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.
  • Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.

- Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.

Câu 3. Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2.

- “Thương thay”: thương xót, đồng cảm

- Điệp ngữ “thương thay”: nhẫn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.

Câu 4. Hãy phân tichs nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.

- Con tằm: thân phận những người bị bóc lột sức lao động.

- Lũ kiến li ti: thân phận những người nhỏ bé, suốt ngày phải làm lụng vất vả mà vẫn chịu nhiều khổ cực, đắng cay.

- Hạc lánh đường mây: thân phận những người phiêu bạt, lang thang kiếm sống khắp nơi.

- Con cuốc giữa trời: thân phận những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.

=> Những hình ảnh ẩn dụ cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 5. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Một số bài ca dao:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
*

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

*

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

*

Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

*

Thân em như trái sầu riêng
Kẻ thì nói dở người thì khen ngon.

*

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng,vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

*

Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

*

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ruộng cày.

*

Thân em như cá giữa rào,
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

*

Thân em như hạc đầu đình,
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

*

Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

*

Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

- Những bài ca dao ấn thường nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Giống nhau: đều sử dụng hình ảnh so sánh “thân em” với một sự vật [nhỏ bé, đẹp đẽ]

Câu 6.

- Hình ảnh so sánh:

  • Hình ảnh so sánh: “thân em - trái bần trôi”: cuộc đời bấp bênh, lận đận
  • Hình ảnh “gió dập sóng dồi”: những phong ba bão tố trong cuộc đời xô đẩy người phụ nữ, khiến họ phải sống một cuộc đời phiêu bạt, khổ cực và bị người khác chi phối điều khiển.

- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến: khổ cực, bị áp bức về thể xác lẫn tinh thần, không có quyền quyết định cuộc đời của bản thân.

II. Luyện tập

Câu 1. Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.

- Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

- Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.

Câu 2. Học sinh học thuộc các bài ca dao đã học

  • Học sinh tự học.
  • Chú ý về các từ ngữ dễ nhầm lẫn khi học.

Soạn bài Những câu hát than thân - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?

- Một số bài ca dao:

Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

*

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Chàng đi xa vợ xa con
Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng
Chân đi nhưng dạ dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

*

Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.

*

Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông

*

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh.

- Con cò là hình ảnh gần gũi, quen thuộc với người nông dân xưa [cánh đồng thẳng cánh cò bay].

Câu 2. Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác?

- Cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả:

  • Sử dụng từ láy “lận đận” giàu sức gợi hình: ý nói về số phận bấp bênh, vất vả.
  • Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: thác [chỗ dòng nước chảy xiết, vượt qua vách đá cao chắn ngang sông, suối làm nước đổ mạnh xuống] - ghềnh [chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết] đều là những sự vật có ở trong tự nhiên. Trong bài ca dao thì thác ghềnh ý chỉ sự trắc trở, khó khăn.
  • Hình ảnh đối lập: nước non - một mình, lên thác - xuống ghềnh, bể kia đầy - ao kia cạn.
  • Hình ảnh ẩn dụ: con cò cũng mang số phận nhỏ bé, thấp kém ngụ ý chỉ thân phận người nông dân trong xã hội xưa.
  • Câu hỏi tu từ “Ai…?” diễn đạt nỗi khổ cực, khó nhọc.

- Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn tố cáo xã hội phong kiến bất công đã áp bức, bóc lột những người vô tội.

Câu 3. Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2.

- “Thương thay”: thương xót, đồng cảm

- Điệp ngữ “thương thay”: nhẫn mạnh nỗi xót xa, thương cảm dành cho những kiếp người trong xã hội xưa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận ấy.

Câu 4. Hãy phân tichs nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.

- Con tằm: thân phận những người bị bóc lột sức lao động.

- Lũ kiến li ti: thân phận những người nhỏ bé, suốt ngày phải làm lụng vất vả mà vẫn chịu nhiều khổ cực, đắng cay.

- Hạc lánh đường mây: thân phận những người phiêu bạt, lang thang kiếm sống khắp nơi.

- Con cuốc giữa trời: thân phận những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội.

=> Những hình ảnh ẩn dụ cho số phận người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 5. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Một số bài ca dao:

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

*

Thân em như thể chuông đồng,
Để trên bàn Phật, đứng trong hai hàng.
Thân anh như thể cái chày,
Bỏ lăn lăn lóc đợi ngày dọng chuông.

*

Thân em như lọn nhang trầm,
Có cha không mẹ muôn phần cậy anh

*

Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

*

Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô!

*

Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.
Thân em như hoa gạo trên cây,
Chúng anh như đám cỏ may giữa đường.
Lạy trời cho cả gió sương,
Cho hoa gạo rụng xuống, cỏ may xỏ vào.

- Những bài ca dao ấn thường nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Giống nhau: đều sử dụng hình ảnh so sánh “thân em” với một sự vật [nhỏ bé, đẹp đẽ]

Câu 6.

- Hình ảnh so sánh:

  • Hình ảnh so sánh: “thân em - trái bần trôi”: cuộc đời bấp bênh, lận đận
  • Hình ảnh “gió dập sóng dồi”: những phong ba bão tố trong cuộc đời xô đẩy người phụ nữ, khiến họ phải sống một cuộc đời phiêu bạt, khổ cực và bị người khác chi phối điều khiển.

- Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến: khổ cực, bị áp bức về thể xác lẫn tinh thần, không có quyền quyết định cuộc đời của bản thân.

II. Luyện tập

Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.

Gợi ý:

  • Nội dung: than thân, thể hiện sự đồng cảm với số phận người lao động đồng thời tố cáo sự bóc lột của xã hội phong kiến.
  • Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

Cập nhật: 16/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề