Eportfolio là gì

Home » Tham Luận » ePortfolio đánh giá năng lực người học trong phương pháp đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp

Ngày nay, các công nghệ số trong giáo dục rất phát triển, việc đánh giá năng lực của người học từ truyền thống chuyển sang áp dụng công nghệ số đã được triển khai rông rãi từ nhiều năm trước. Đối với hình thức đào tạo trực tuyến hoặc kết hợp việc theo dõi cũng như đánh gia năng lực của người học thông qua các nền tảng kỹ thuật số đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập kỷ. Một hình thức đánh giá trực tuyến đơn giản nhất để đánh giá mức độ nhận thức của người học thông qua các bài giảng trực tuyến đó là thiết lập các câu hỏi hiểu bài dạng trắc nghiệm trên nền tảng Web. Với cách làm này người dạy có thể đánh giá được năng lực của người học ở mức độ nhận thức thấp (Theo thang đo mức độ nhận thức Bloom). Bên cạnh đó, các phần mềm quản lý học tập(LMS) tích hợp công cụ phân tích phổ điểm để người dạy có những điều chỉnh phù hợp cho những lần đánh giá tiếp theo.

Eportfolio là gì

Hình 1. Phổ điểm của người học thông qua hệ thống chấm điểm tự động của LMS

Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đánh giá mức độ nhận thức của người học ở mức độ nhận thức cao hơn. Trong bài viết này giới thiệu một phương pháp đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của người học. Để thiết lập phương thức đánh giá này, đòi hỏi người dạy am hiểu về công nghệ thông tin để hướng dẫn người học cách ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động học tập của mình.

Hồ sơ năng lực điện tử là một tập hợp các minh chứng điện tử về các vấn đề nhận thức của người học về các vấn đề được người dạy đề xuất. Thông thường, các minh chứng điện tử này được trình bày thông qua các hình thức như viết tiểu luận, tổng hợp tài liệu, phân tích các vấn đề hoặc các video clip được lưu trữ trên các nền tảng Web (Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học).

Eportfolio là gì

Hình 2. Bài viết của người học sau khi hoàn thành buổi học.

Thông qua các bài viết như Hình 2. Người dạy đánh giá được mức độ nhận thức của người học đối với môn học của mình. Bên cạnh đó, với cách đánh giá này người học từng bước hình thành các kỹ năng như là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích tài liệu từ đó tự tổng hợp được kiến thức mới. Với cách làm này người học sẽ tự hình thành thói quen tự học, tự tổng hợp kiến thức mới.

Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh công nghệ hiện tại việc triển khai đánh giá người học thông qua hồ sơ năng lực điện tử (ePortfolio) không phải vấn đề về công nghệ mà vấn là đề về cách áp dụng của người dạy. Bài viết là một gợi ý cách áp dụng đánh giá thông qua hồ sơ năng lực điện tử của bản thân tôi. Tôi hy vọng bài viết là hữu ích cho nhửng ai muốn áp dụng công nghệ trong giảng dạy.

Vào ngày 02/12/2021 vừa qua, Khoa CNTT đã tổ chức seminar: Hướng dẫn tạo ePortfolio với google site với sự hướng dẫn trực tiếp từ cô Văn Đình Vỹ Phương – Q.Trưởng khoa.

Eportfolio là gì

Trong buổi hướng dẫn, cô Phương đã hướng dẫn các em sinh viên khoa CNTT về khái niệm Eportfolio, hướng dẫn sử dụng, tầm quan trọng của Eportfolio trong thế giới 4.0 hiện nay.

Như chúng ta biết, người sử dụng mạng Internet tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới không còn xa lạ với Google và các tiện ích khác nhau như hộp thư điện tử, lịch làm việc, ổ đĩa điện tử, tạo trang web, etc… Google Sites là ứng dụng trực tuyến giúp tạo trang web nhóm dễ dàng như chỉnh sửa tài liệu. Với Google Sites, người sử dụng có thể thu thập nhanh chóng nhiều loại thông tin như video, lịch, bản trình bày, tệp đính kèm và văn bản trong cùng một vị trí; đồng thời dễ dàng chia sẻ những thông tin này để xem hoặc chỉnh sửa với nhóm nhỏ. Google Sites có nhiều tính năng hữu ích. Một trong những tính năng quan trọng là tạo trang web, và khi tạo trang người sử dụng có thể tùy chỉnh giao diện và tạo trang phụ mới bằng cách nhấp vào nút. Một tính năng nữa là người sử dụng có thể chọn các loại trang khác nhau, chẳng hạn như trang web, thông báo, trang tổng quan và danh sách. Hơn nữa, Google Sites là nơi thông tin có thể được tập trung lại để chia sẻ như: nhúng nội dung đa phương tiện (video, tài liệu, bảng tính, bản trình bày, trình chiếu ảnh Picasa, tiện ích iGoogle) vào bất kỳ trang nào và tải lên tệp đính kèm. Ngoài ra, quản lý cài đặt cấp phép để đặt trang web ở chế độ riêng tư hoặc mọi người có thể chỉnh sửa và xem được tùy theo mong muốn của mỗi cá nhân. Bằng công nghệ tìm kiếm của Google, người sử dụng có thể tìm kiếm trong nội dung của nhiều người trên Google Sites

ePortfolio là gì?

Eportfolio là gì

Hồ sơ điện tử (HSĐT) sử dụng công nghệ điện tử, giúp những người xây dựng hồ sơ thu thập và tổ chức các sản phẩm dưới dạng nhiều loại phương tiện truyền thông (âm thanh, video, đồ họa, văn bản).

Các loại Hồ sơ điện tử Hồ sơ làm việc Working ePortfolio lưu trữ hồ sơ của quá trình học tập theo thời gian; dùng để tập hợp, lựa chọn, nhận xét, định hướng và trình bày; là loại hồ sơ theo quá trình (portfolio as a process). Hồ sơ trình bày Formal/presentation ePortfolio thiết kế xoay quanh chuẩn đầu ra, mục đích hoặc tiêu chuẩn mà theo đó người học bố trí kết quả của quá trình học tập của họ; thiết kế nhắm tới nhiều mục đích và nhiều đối tượng; n là loại hồ sơ theo dạng sản phẩm (portfolio as a product)

Xây dựng HSĐT: Cấp độ 1 HSĐT là nơi lưu trữ /Bộ sưu tập các sản phẩm học tập Có những đặc điểm:  Được thực hiện thường xuyên hàng tuần/tháng; Tập trung vào nội dung và sự chuyển đổi kỹ thuật số. Những yêu cầu chính: Chuyển đổi các kết quả, sản phẩm thành dạng kỹ thuật số (Hình thành Bộ sưu tập kỹ thuật số); Các sản phẩm thể hiện sự tích hợp của công nghệ về một lĩnh vực/môn học trong chương trình đào tạo.

Xây dựng HSĐT: Cấp độ 2 HSĐT là Không gian/Quá trình làm việc (Workspace/Process) Có những đặc điểm sau: Tập trung vào quá trình làm việc và tài liệu hướng dẫn học tập; n Sự nhận xét tức thời việc học tập và các sản phẩm trong bộ sưu tập; Việc sưu tập và nhận xét được thực hiện một cách thường xuyên. Cấp độ này nhằm vào: Thứ tự thời (theo yêu cầu của một blog); Các bài tập cá nhân (Thông tin cơ bản về các tiểu luận và các nhận xét); Các sản phẩm đại diện cho sự tích hợp của công nghệ trong một số lĩnh vực/môn học trong chương trình.

Xây dựng HSĐT: Cấp độ 3 HSĐT là không gian làm việc/Sản phẩm (Showcase/Product). Có những đặc điểm: Sự lựa chọn/Nhận xét kết hợp với Sự định hướng + Trình bày (sau mỗi học kỳ, mỗi năm). Tập trung vào các sản phẩm và tài liệu thu thập được về thành tích học tập. Những yêu cầu chính: Tổ chức theo chủ đề (trong trang web hoặc wiki); Lựa chọn các sản phẩm/nhận xét theo mục đích thể hiện nhằm làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm học tập của người học, những định hướng, cách xây dựng mục tiêu cho tương lai…

Eportfolio là gì

Để hiểu thêm về ePortfolio các em có thể liên hệ trực tiếp với Khoa CNTT.