Franchise game là gì

Franchise [nhượng quyền thương hiệu] là một thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh doanh và cũng được xem là hình thức kinh doanh nhiều tiềm năng phát triển. Hãy cùng khám phá xem Franchise là gì nhé!

Franchise là gì? Phân loại mô hình nhượng quyền và lợi ích

I. Định nghĩa về Franchise

1. Franchise là gì?

Franchise là nhượng quyền kinh doanh - một hình thức cho phép một cá nhân, tổ chức kinh doanh một hình thức sản phẩm hoặc dịch vụ đã có thương hiệu từ trước trên thị trường. Phía bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên mua công thức, mô hình, cách thức vận hành kinh doanh,...tùy vào các điều khoản hợp đồng ký kết. Bên mua sẽ trả một khoản phí hoặc phần trăm theo doanh thu. Một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là McDonald's, Pizza Hut, Dunkin Donut, Gongcha,...

Trong đó bao gồm: Bên Nhượng quyền [Franchisor] và bên mua nhượng quyền.

Franchise là nhượng quyền thương hiệu

Đặc điểm của hình thức nhượng quyền kinh doanh là phải có sự đồng bộ về hệ thống nhận diện thương hiệu, quy trình làm ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm dịch vụ,.. trong toàn bộ hệ thống đó. Thương vụ nhượng quyền đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào năm 1851, khi nhà máy khâu Singer nhượng quyền cho đối tác của mình

2. Mục tiêu của Franchise

Mục tiêu của Franchise đối với bên nhượng quyền là giúp tiết kiệm nhiều chi phí vận hành và dễ dàng gia tăng độ phủ thương hiệu, đặc biệt là ở một thị trường mới. Còn với bên mua nhượng quyền, mục tiêu của họ là giảm thiểu được nhiều rủi ro trong kinh doanh, dễ thành công hơn dựa vào danh tiếng có sẵn của thương hiệu. Chung lại mục tiêu của hoạt động nhượng quyền là giảm thiểu chi phí và rủi ro cho cả hai bên.

Mục tiêu khi tham gia nhượng quyền

Có thể bạn quan tâm: Màu sắc logo nói gì về tính chất và yếu tố marketing của các thương hiệu nổi tiếng?

II. Lợi ích và nguy cơ khi tham gia franchise

1. Lợi ích khi tham gia franchise

Đúng với mục tiêu của nhượng quyền, các bên tham gia nhượng quyền đều đạt được nhiều lợi ích kinh doanh.

Đối với bên nhượng quyền [franchisor], họ có những lợi ích sau đây:

  • Mở rộng nhanh chóng quy mô kinh doanh. Nó đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường mới. Việc nhượng quyền sẽ giúp bên nhượng quyền nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh với ít chi phí hơn vì bên mua nhượng quyền sẽ là người chịu vốn kinh doanh. Hãy thử tưởng tượng với số vốn nhỏ bé, bạn chỉ có thể tự mình mở tối đa thêm 2 quán trà sữa. Với hình thức nhượng quyền, bạn có thể có thêm 10 quán trà sữa ở các quận xung quanh.
  • Nhượng quyền giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả nguồn lực địa phương để thâm nhập vào các thị trường mới; từ đó tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường và giảm thiểu rủi ro. Những người mua nhượng quyền là dân địa phương sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm hành vi của thị trường này, từ đó tự thiết kế những chiến dịch kinh doanh, marketing phù hợp.
  • Nhượng quyền giúp doanh nghiệp có thêm một số nguồn thu bên cạnh doanh thu cố định của mình. Nguồn thu này có thể không lớn bằng doanh thu nhưng lại có tính ổn định, ít rủi ro.

Nhượng quyền giúp nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh

Đối với bên mua nhượng quyền:

  • Tận dụng được lợi thế thương hiệu. Đặc biệt với những thương hiệu danh tiếng và có sẵn chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Bạn sẽ có một lượng khách trung thành nhất định. Bên cạnh đó quy trình sản xuất có sẵn cũng giúp tiết kiệm nhiều chi phí nghiên cứu phát triển.
  • Nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp từ bên nhượng quyền. Đây là một hợp đồng thương mại ảnh hưởng lợi ích của đôi bên nên bên nhượng quyền cũng sẽ vô cùng quan tâm đến bạn, vì chính bạn sẽ góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ. Bạn - bên mua nhượng quyền sẽ được tư vấn, training tất tần tật về quy trình kinh doanh, sản phẩm, marketing,... Đây cũng là cơ hội học hỏi lớn đối với các các nhân tổ chức còn non trẻ.
  • Bên mua nhượng quyền có thể khai thác tối đa nguồn lực của mình. Hay nói cách khác là làm tốt nhất thứ mình giỏi. Bạn đã được cung cấp toàn bộ về quy trình, công thức, mô hình kinh doanh,... Bạn chỉ cần tập trung phát triển nguồn lực tốt nhất của mình.

Bên mua được danh tiếng và tư vấn

2. Thách thức khi tham gia franchise

Bên cạnh những lợi ích, hình thức nhượng quyền cũng có nhiều nguy cơ bất cập cho cả hai bên.

Đối với bên nhượng quyền

  • Nguy cơ mất khả năng kiểm soát các chi nhánh nhượng quyền nếu quản lý yếu kém. Bất kỳ một chi nhánh nào có vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thương hiệu lớn. Vì vậy nếu nhà quản trị yếu kém sẽ không thể quản lý được chất lượng thương hiệu khi nhượng quyền.
  • Thiên vị một đơn vị nhượng quyền dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Đây lại là vấn đề nguy cơ thuộc về khả năng quản lý. Nhà lãnh đạo phải có khả năng quản trị tốt các mối quan hệ với đối tác để tránh sự thiên vị một bên nào đó, và gây ra mâu thuẫn với các bên còn lại.

Xung đột không đáng có

Đối với bên mua nhượng quyền

  • Phải hoạt động tuân thủ nguyên tắc và khuôn khổ của thương hiệu gốc. Đây là ưu điểm và cũng là nhược điểm lớn của nhượng quyền kinh doanh. Nhà quản lý của bên được nhượng quyền sẽ không được tự do thay đổi và sáng tạo thương hiệu theo cách của mình. Điều này vô tình làm giới hạn khả năng của doanh nghiệp.
  • Bên mua sẽ phải chia sẻ rủi ro với bên nhượng quyền. Nếu thương hiệu lớn gặp khủng hoảng cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh thu của các chi nhánh.
  • Cạnh tranh gay gắt trong cùng hệ thống nhượng quyền. Các doanh nghiệp nhượng quyền không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ lớn của cả một thương hiệu, mà còn phải chạy đua doanh số với các chi nhánh nhượng quyền khác. Sự cạnh tranh này cũng vô cùng gắt gao và đòi hỏi nhiều sự tư duy của nhà quản lý.

Chia sẻ rủi ro với Franchisor

III. Phân loại franchise

1. Nhượng quyền có tham gia quản lý [Management franchise]

Với hình thức này, công ty mẹ sẽ gửi cả quản lý và bộ phận điều hành cho bên mua. Đây là hình thức phù hợp với nhượng quyền trong các ngành liên quan nhiều đến dịch vụ và đòi hỏi cao về quản lý, như ngành nhà hàng khách sạn. Chuỗi khách sạn Marriott là ví dụ cho mô hình này. Nó giúp doanh nghiệp chủ quản đảm bảo được chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.

Khách sạn 5 sao Marriott tại TP. HCM

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện [Full business format franchise]

Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện có hợp đồng tương đối dài, lên đến 20 - 30 năm; và có mối ràng buộc chắc chắn giữa người bán và người mua. E Coffee Trung Nguyên đã áp dụng mô hình này.

E Coffee Trung Nguyên

Bên bán nhượng lại ít nhất 1 trong 4 yếu tố sau:

  • Hệ thống kinh doanh: chiến lược, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo,...
  • Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm/dịch vụ.

3. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn [Equity franchise]

Hình thức này sẽ bên bán có khả năng can thiệp sâu hơn vào bên mua. Họ sẽ vừa là bên bán vừa một nhà đầu tư, đầu tư một phần vốn vào cơ sở kinh doanh đó. Vì thế họ sẽ hoàn toàn có quyền lợi cũng như phải san sẻ trách nhiệm với bên mua. Chuỗi gà rán Five Star Chicken đã sử dụng mô hình này ở Việt Nam.

Five Star Chicken

4. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện [Non-business format franchise]

Hình thức này chỉ nhượng quyền một số khía cạnh kinh doanh, như:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên mua sẽ thực hiện phân phối sản phẩm chính hãng từ bên bán.
  • Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Bên bán hỗ trợ các hoạt động tiếp thị, vận hành kinh doanh cho bên mua và cho phép quyền kinh doanh. Ví dụ như Coca Cola.

Coca Cola

  • Cấp phép sử dụng thương hiệu: Hình thức này cho bên mua sử dụng tên thương hiệu và sức hút từ nó, thường áp dụng cho các thương hiệu rất lớn. Như Disney cho phép bên mua sử dụng hình ảnh các nhân vật hoạt hình biểu tượng của mình để in trên các sản phẩm.

Sản phẩm in hình Mickey

IV. Một số thương hiệu franchise nổi tiếng tại Việt Nam

1. Pizza Hut

Pizza Hut là thương hiệu pizza nổi tiếng đến từ Mỹ và bắt đầu thực hiện nhượng quyền chỉ 1 năm sau khi thành lập. Pizza Hut mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam năm 2006 và tháng 1/2021 đã mở cửa hàng thứ 100. Quy trình nhượng quyền được đánh giá là chuyên nghiệp bậc nhất thế giới. Tuy vậy, chuỗi từng trải qua giai đoạn rất chật vật do không thể quản lý được hệ thống nhượng quyền và phải đóng cửa nhiều cửa hàng tại Việt Nam. Hiện nay Pizza Hut đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác như Pizza 4Ps tại thị trường này.

Pizza Hut

2. KFC

KFC là thương hiệu thức ăn nhanh của Mỹ thành công nhất tại Việt Nam, nổi tiếng với món gà rán. KFC đã có hơn 140 nhà hàng nhượng quyền trên khắp cả nước. Tất nhiên, chi phí nhượng quyền cũng rất cao lên đến hơn 1 tỷ VNĐ [theo infranchise.vn]

KFC

3. Lotteria

Lotteria cũng là thương hiệu thức ăn nhanh thuộc tập đoàn Lotte, đến từ Hàn Quốc. Thời kỳ hoàng kim của Lotteria bắt đầu từ 2010 - 2015, phát triển đến mức buộc thương hiệu phải nhượng quyền để tiếp tục phát triển. Nhưng chất lượng sản phẩm trong các chuỗi nhượng quyền hoàn toàn không tương xứng với cái tên thương hiệu. Lotteria đang phải đối diện áp lực kép vì ảnh hưởng dịch bệnh và cả sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, tỏ ra hụt hơi trong thị trường mà chính nó từng làm mưa làm gió một thời.

Lotteria

4. Hot And Cold

Hot And Cold là thương hiệu trà sữa lâu năm, xuất hiện từ năm 2012 và do chính người Việt sáng lập. Đây là thương hiệu đình đám với nhiều cái đầu tiên đầy mới lạ, làm thay đổi cả hành vi uống trà sữa của giới trẻ. Thương hiệu từng phát triển rất mạnh tại TP. HCM với 24 cửa hàng nhượng quyền. Nhưng hiện nay, Hot And Cold đang vấp phải cạnh tranh mạnh từ các đối thủ sừng sỏ từ nước ngoài và có vẻ đang không theo kịp sự thay đổi trong hành vi và thị hiếu người tiêu dùng.

Hot And Cold

5. Tocotoco

Đây cũng là thương hiệu trà sữa đến từ Việt Nam, khá nổi tiếng trong giới trẻ. Tocotoco hiện có hơn 200 cửa hàng trên khắp cả nước bao gồm cả cửa hàng nhượng quyền. Thương hiệu vẫn giữ được vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng giữa thị trường F&B khốc liệt như hiện nay.

Tocotoco

6. Jollibee

Jollibee là tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh của lớn nhất Châu Á của Philippines. Jollibee bắt đầu thực hiện hình thức nhượng quyền để mở rộng kinh doanh từ năm 2015 và hiện có hơn 100 cửa hàng trải dài khắp Việt Nam. Dù là chuỗi gà rán nhưng Jollibee đã không ngừng cố gắng hoàn thiện món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt, hướng đến những bữa ăn gia đình đầm ấm. Hướng đi phù hợp với văn hóa địa phương này đã giúp thương hiệu tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam.

Jollibee

7. Dominos Pizza

Dominos Pizza là chuyên gia phân phối pizza lớn nhất trên thế giới. Năm 2010, Dominos Pizza có mặt tại Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền cho tập đoàn IPP Group. Hiện nay Domino sở hữu chuỗi cửa hàng ở hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn, và vẫn đang không ngừng lớn mạnh.

Domino's Pizza

Xem thêm:

  • House/Brand Ambassador là gì? Vai trò công việc của đại sứ thương hiệu
  • B2B là gì? Toàn bộ kiến thức liên quan đến mô hình B2B trong kinh doanh
  • Brief là gì? Các thông tin phải có trong brief và phân loại brief

Trên đây là tổng quan về Franchise [nhượng quyền thương hiệu], các lợi ích và hạn chế, phân loại và mục tiêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm vài kiến thức bổ ích. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!

Video liên quan

Chủ Đề