Gây rối trật tự công cộng là gì

Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng.

Tội gây rối trật tự công cộng là gì?

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015vềTội gây rối trật tự công cộng như sau:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c] Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d] Xúi giục người khác gây rối;

đ] Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e] Tái phạm nguy hiểm.

Yếu tố cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng?

Các yếu tố cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm 4 yếu tố cơ bản:

Mặt khách quan:Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi. Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàucụ thể như: Có lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng; Có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng [đặc biệt là phụ nữ]; Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng [như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô]

+ Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như hành vi trên có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hộiTrong các trường hợp này phải tùy theo từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hình phạt Tội gây rối trật tự công cộng

Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

Khung 1 [khoản 1]: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hai [khoản 2]: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.

Mục trên là tư vấn và phân tích của Luật Hoàng Phi về Tội gây rối trật tự công cộng để khách hàng tham khảo. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề khác liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng và có những trường hợp cụ thể cần được Luật sư tư vấn. Trong trường hợp này, khách hàng hãy nhấc máy và gọi tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn chi tiết.

Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn tội gây rối trật tự công cộngquaTỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557sẽ hỗ trợ và giúp khách hàngvề mặt pháp lý liên quan đến tội danh này.

Quý vị có thểtham khảomục HỎI  ĐÁP pháp luật để được hỗ trợ các nội dung liên quan đến bài viết trên như:

Công an xã giải quyết vụ việc gây rối trật tự công cộng như thế nào?

Tối ngày 1/4/2016 trên địa bàn xã Minh Tiến có xảy ra một vụ việc gây rối trật tự công cộng do hai đối tượng say rượu đánh nhau. Người dân đã thông báo cho công an xã để giải quyết nhưng hai đối tượng này lại có hành vi chống đối, chửi bới công an xã. Sau khi áp giải hai đối tượng này về trụ sở, gia đình hai đối tượng này đã kéo đến trụ sở công an xã la ó, cản trở công việc, đòi thả người. Trong trường hợp này, công an xã phải giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp này các đối tượng có hành vi vi phạm như sau:

Theo điểm a, c khoản 2 điều 5nghị định 167/2013/NĐ-CPhành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau và say rượu, bia gây mất trật tự công cộng phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Theo điểm a, b khoản 2 điều 20 nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Theo điểm b khoản 3 điều 39Luật xử lý vi phạm hành chínhthì mức xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng công an xã tối đa là 2.500.000 đồng.

Như vậy mức xử phạt đối với hai đối tượng say rượu đánh nhau [tổng hợp cả ba hành vi vi phạm] và thân nhân của hai đối tượng vượt quá thẩm quyền xử phạt của chính quyền cấp xã. Công an xã cần tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo đúng quy định về các hành vi vi phạm của từng đối tượng rồi gửi lên Công an huyện [hoặc UBND huyện] để các cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử phạt hành chính theo quy định.

Ngoài ra, nếu trong trường hợp hành vi có tgây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự.

Chủ Đề