Giá cá sặc rằn trên thị trường 2023

Đối với ứng phó BĐKH, vệc sử dụng khí biogas là hình thức thay đổi tiến trình phân hủy của phân chuồng và các chất hữu cơ khác, giảm phát thải khí metan. Đồng thời, giảm chi phí nhiên liệu sinh hoạt như: tận dụng khí biogas làm nhiên liệu đốt phục vụ nấu ăn, thắp sáng trong gia đình, từ đó góp phần cải thiện đời sống và giảm chi phí cho người dân nông thôn. Mô hình heo - cá kết hợp biogas do Tổ chức Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương [AFAP] hỗ trợ được triển khai từ năm 2011 nhằm giúp tận dụng nguồn phân heo sản xuất gas dùng trong sinh hoạt [đun nấu, thắp sáng], chất hữu cơ còn lại sau khi phân hủy hết dùng làm thức ăn cho cá sặc rằn. Đây là loại cá thích nghi với vùng nước lợ có hàm lượng ôxy hòa tan và pH thấp, cá lớn nhanh, thịt ngon được thị trường ưa chuộng, có thể bán tươi hoặc sấy khô.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi ở Việt Nam thải ra 80 triệu tấn chất  thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và chính những người chăn nuôi quan tâm. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O… chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% lượng khí nhà kính toàn cầu; theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Huyện Ngã Năm là một huyện sản xuất thuần nông và thuộc vùng sâu, thấp trũng nhất của tỉnh Sóc Trăng, nằm giáp với tỉnh Bạc Liêu và  cách thành phố Sóc Trăng 60 km về phía Tây. Do đó Ngã Năm bị tác động của tình trạng giáp nước, ngập úng kéo dài về mùa mưa và tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô. Dưới ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu càng làm cho các tác động này càng trở nên nặng nề hơn đến sản xuất và đời sống của người dân Ngã Năm, đặc biệt là là tình trạng ngập kéo dài [từ 2 – 4 tháng] hàng năm vào mùa lũ.

Long Tân và Vĩnh Biên là 02 xã vùng trũng của huyện Ngã Năm với đặc điểm là người dân sinh sống dọc theo 02 bờ kênh, xã có nhiều hộ nuôi heo nái, heo thịt với 2 – 3 lứa xuất chuồng/năm, đem lại lợi nhuận khá cho các hộ, tuy nhiên chất thải trong chăn nuôi lại được thải xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường nước, nhất là vào mùa ngập lũ kéo dài phân heo không thoát được. Đây chính  là môi trường cho ruồi muỗi sinh sôi làm lây bệnh cho gia súc và con người, ngoài ra nuớc kênh rạch cũng là một nguồn nước mà nhiều hộ khác dùng làm nước sinh hoạt do đó chất thải trong chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước cho chính các hộ nuôi heo và cộng đồng xung quanh.

Mô hình giúp tận dụng nguồn phân heo sản xuất gas dùng trong sinh hoạt [đun nấu, thắp sáng], chất hữu cơ còn lại sau khi phân hủy hết dùng làm thức ăn cho cá sặc rằn. Đây là loại cá thích nghi với vùng nước lợ có hàm lượng ôxy hòa tan và pH thấp, cá lớn nhanh, thịt ngon được thị trường ưa chuộng, có thể bán tươi hoặc sấy khô. Mô hình được xây dựng với 02 phần chính: Khu chăn nuôi gắn với túi ủ biogas; Diện tích ao nuôi cá sặc rằn.

Việc đào hố và lắp đặt biogas túi khá đơn giản, không mất nhiều công chỉ khoảng 2 ngày, không cần đào tạo đội thợ xây dựng, chỉ cần hướng dẫn cho các nông dân trong nhóm là có thể thực hiện được. Chi phí cho một túi ủ biogas thấp chỉ khoảng 2.5 triệu đồng

Khí biogas [chủ yếu là mêtan] nổi lên ở phần trên của bể khí sinh học sẽ được dẫn theo đường ống vào nhà bếp để đun nấu thay mọi thứ nhiên liệu khác [ củi, than, rơm rạ…]. Có van để mở hoặc đóng tại nắp bể và tại bếp. Khí sinh học  sinh ra sẽ đẩy dịch phân sau lên men [ còn gọi là nước phân - giàu dinh dưỡng, không mùi hôi và đã được tiêu diệt được phần lớn mầm bệnh, gồm vi khuẩn và trứng giun sán qua quá trình lên men sinh nhiệt] lên một bể nổi có nắp đậy bằng  tấm bê tông và theo ống lắp đặt sẵn thoát ra ngoài. Lượng nước phân này được được dùng để đưa xuống các ao hồ nuôi cá sặc rằn trên một diện tích ao không lớn lắm [khoảng 1,000 – 4,000 m2].

Về việc nuôi cá sặc rằn, cá có thể nuôi trong 6-8 tháng, mật độ 300 con/m2, thức ăn cho cá có thể từ cám viên công nghiệp hoặc sử dụng bổ sung nguồn phân hữu cơ thải ra từ hầm biogas qua một van đóng mở, dựa vào màu sắc của nước ao nuôi [xanh lá chuối] người dân có thể đóng hoặc mở van để lấy thêm hoặc hạn chế lượng nước  thải này.

Với sự tư vấn từ Đại học Cần Thơ tiến hành các lớp tập huấn và giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trong nhóm thích ứng với BĐKH của dự án về cách thức làm biogas dạng túi, kết hợp với đi thăm quan thực tế mô hình có hiệu quả của các nông dân khác tại Cần Thơ, bà con đã thay đổi nhận thức về biogas túi – trước đây được cho là không bền.

Về hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình, đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho các hộ nông dân đặc biệt giúp cho người phụ nữ thuận tiện trong việc đun nấu, giảm thời gian tiếp xúc với khói bụi do đun củi, rơm rạ.

Sử dụng chất thải của biogas – là một nguồn phân hữu cơ, nuôi tảo làm thức ăn cho cá sặc rằn cho hiệu quả cao, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi cho cá. Vệc sử dụng khí biogas cũng giúp xử lý phân chuồng, khống chế mùi hôi trong chăn nuôi nâng cao chất lượng sống, hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

Đặc biệt, đối với ứng phó BĐKH, vệc sử dụng khí biogas là hình thức thay đổi tiến trình phân hủy của phân chuồng và các chất hữu cơ khác, giảm phát thải khí metan. Đồng thời, giảm chi phí nhiên liệu sinh hoạt như: tận dụng khí biogas làm nhiên liệu đốt phục vụ nấu ăn, thắp sáng trong gia đình, từ đó góp phần cải thiện đời sống và giảm chi phí cho người dân nông thôn.

Qua thực tiễn triển khai mô hình VACB cho thấy đã có nhiều kiểu hình thiết kế hầm ủ biogas túi theo quy mô sản xuất và điều kiệu đầu tư, với có ưu điểm là dễ lắp đặt, giá thành thấp phù hợp với túi tiền của người nghèo; người dân đã biết được nhiều thông tin về tiện ích của việc sử dụng biogas ở cấp gia đình. Tuy nhiên, người dân vẫn còn tâm lý e ngại đối với việc xây biogas túi do mô hình biogas túi không bền và khó bảo hành. Bên cạnh đó, cũng chưa có chính sách khuyến khích phát triển biogas túi ngang bằng với biogas hầm và composit trong vùng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia vào thị trường khí sinh học [biogas]; thiếu việc xây dựng bộ tiêu chí môi trường có thể áp dụng ở cấp hộ gia đình; chưa có nhiều các nghiên cứu ứng dụng liên kết giữa biogas và các hoạt động sinh kế khác [nuôi cá, trồng trọt] để nâng cao thu nhập, tạo sinh kế bền vững.

Mô hình này có khả năng áp dụng cao đối với vùng ĐBSCL cho các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ và trung bình. Là mô hình mang tính thích ứng cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao sinh kế thông qua việc nuôi cá. Kết hợp được yếu tố kinh nghiệm sẵn có của người dân và khoa học kỹ thuật của các cán bộ tư vấn từ Đại học Cần Thơ. Yêu cầu các hộ tham gia phải có kỹ thuật tốt, có đất diện tích đất để làm ao và phải chăn nuôi từ  02 heo nái trở lên. Mô hình này có thể nhân rộng cho các hộ có thu nhập thấp hoặc trung bình, sinh sống và chăn nuôi gần kênh rạch, thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề