Giá lươn giống 2023

Theo đó, giá lươn thịt hiện ở mức khoảng 110.000 đồng/kg, giảm 40.000-50.000 đồng so với cách đây 1-2 tháng [trước đây khoảng 150.000-160.000 đồng/kg]. 

Còn lươn giống loại tốt [500 con/kg] hiện có giá 4.000 đồng/con, giảm từ 1.000-2.000 đồng/con so với trước đó. 

Nông dân Hậu Giang thu hoạch lươn ngay thời điểm giá giảm sâu.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên lươn gặp khó đầu ra. Thêm vào đó, nhiều người dân chuyển đổi từ mô hình sản xuất kém hiệu quả sang nuôi lươn khiến cung vượt cầu kéo giá bán giảm theo.

Lươn là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, rất được thị trường các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng. 

Để tránh tình trạng thừa hàng, dội chợ dẫn đến thua lỗ, người nuôi lươn cần tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Tại Hậu Giang, nông dân có thể liên hệ Công ty TNHH MTV Tâm Đức theo số điện thoại 0907.116.695 để được hỗ trợ về con lươn giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn đạt chuẩn xuất khẩu và liên kết thu mua lươn thịt cho bà con, từ đó giúp đầu ra ổn định, phát triển kinh tế.

Thất bại nối tiếp thất bại, có những lúc trắng tay tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng với trăn trở mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Thanh Tân ở ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ [tỉnh Vĩnh Long] đã thành công trên con đường khởi nghiệp và tạo bước đột phá cho nghề sản xuất lươn giống sinh sản bán nhân tạo. 

Từ bỏ vị trí giám đốc của một công ty nước ngoài để về quê chọn con đường khởi nghiệp bằng nghề nuôi lươn, anh Nguyễn Thanh Tân chia sẻ, đó là hành trình không dễ dàng, nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm và ủng hộ của người thân, chắc chắc sẽ không thể thành công.

Kể lại quá trình khởi nghiệp, anh Tân cho biết, sau thời gian tìm hiểu các mô hình làm kinh tế hiệu quả, anh nhận thấy lươn là loài thủy sản rất được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do nhu cầu lớn và việc đánh bắt lươn tự nhiên theo kiểu tận diệt, lươn ngoài thiên nhiên ngày càng ít đi. Vì thế, đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển nghề nuôi lươn nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2010, anh quyết định chọn nghề nuôi lươn để khởi nghiệp, bước đầu là nuôi lươn công nghiệp [không bùn].

Tuy nhiên, thời điểm này, các tài liệu tham khảo về khoa học kỹ thuật nuôi lươn như sách báo, cẩm nang… hay những lớp tập huấn chưa có nhiều. Do vậy, người nuôi lươn không nắm chắc được kỹ thuật để áp dụng vào thực tế. Thiếu kinh nghiệm, kế đến là con giống không đạt chất lượng do thu mua từ nhiều nguồn đánh bắt ngoài tự nhiên của người dân, hay lươn giống tự nhiên thuần dưỡng không đảm bảo nên sau khi thả nuôi, tỷ lệ hao hụt quá cao. Đợt lươn nuôi đầu tiên của anh bị thua lỗ nặng.

Không nản lòng, anh tiếp tục nuôi và dành thời gian tìm tòi, học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi lươn. Nghe thông tin tại Trung tâm Giống An Giang đã chuyển giao thành công mô hình sản xuất lươn giống bán nhân tạo, anh Tân tìm đến tham quan và mua lươn giống về nuôi. Lần nuôi này, bước đầu, anh thành công nhưng hiệu quả chưa cao.

Thời điểm đó, lươn giống bán nhân tạo rất khan hiếm. Anh Tân nảy ra ý định tự sản xuất lươn giống bán nhân tạo để nuôi lươn thương phẩm. Tuy nhiên, do kỹ thuật chăm sóc không đúng, tỷ lệ lươn đẻ rất ít. Thất bại nối tiếp thất bại, vợ chồng anh không nản chí mà càng quyết tâm vượt qua khó khăn, tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi. Sau 3 năm vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, mô hình nuôi lươn giống bán nhân tạo của anh Tân bước đầu có tín hiệu khả quan. Tỷ lệ trứng nở càng ngày càng cao, từ 20% thành công ban đầu đã nâng dần lên 40%.

Trang trại của anh Tân rộng gần 20.000 m2, trong đó khu lươn bố mẹ rộng 15.000 m2, khu dưỡng lươn giống 800 m2 và khu lươn thương phẩm 3.000 m2. Anh Tân vui mừng cho biết, dự kiến hết năm 2020, trang trại sẽ sản xuất ra thị trường khoảng 3 triệu con giống và 12 tấn lươn thương phẩm. Tổng trị giá khoảng 9 tỉ đồng, sau khi trừ các chi phí lợi nhuận còn hơn 3 tỉ đồng.

Mở hướng đi mới cho nông dân

Khi con giống được sản xuất thành công và đảm bảo với số lượng lớn, anh Tân nghĩ đến việc thương mại hóa lĩnh vực này, đồng thời tạo thêm một nghề mới cho người dân tại quê hương để nâng cao thu nhập.

Theo anh Tân, phong trào nuôi lươn phát triển ở nhiều tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, chỉ một số ít người nuôi lươn không bùn thành công, đa phần đều thua lỗ. Nguyên nhân là do sự hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm của người dân còn nhiều hạn chế. Chất lượng con giống không đảm bảo, chủ yếu là nguồn lươn thuần dưỡng từ tự nhiên. Trong khi đó, lươn giống sinh sản bán nhân tạo lại ưu điểm là lớn nhanh, ít bệnh, có thể áp dụng được trong nhiều quy trình nuôi lươn công nghiệp hiện nay.

Anh Tân cho biết, thời điểm đó, thuyết phục được người nuôi lươn thương phẩm bằng lươn giống bán nhân tạo là hết sức khó khăn, do đa phần người dân đã quen với hình thức nuôi lươn giống tự nhiên thuần dưỡng. Để người dân thấy được thực tế hiệu quả mang lại từ lươn giống bán nhân tạo, giai đoạn đầu, anh hỗ trợ con giống và kỹ thuật nuôi cho vài hộ nuôi lươn thương phẩm ở các xã Đồng Phú và Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ. Điều đáng mừng là tất cả các hộ nuôi lươn phẩm điều thành công, từ đó tạo được niềm tin của nông dân đối với con lươn giống bán nhân tạo.

Chủ Đề