Giá trị di sản văn hóa mỹ sơn năm 2024

Theo đó, mới đây Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn [BQLDS Mỹ Sơn] đã phối hợp với Viện Khảo cổ học - Bộ VHTTDL tiến hành thăm dò khảo cổ quanh khu vực tháp K thuộc Khu di tích Mỹ Sơn ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Kết quả đã hé lộ thêm những điều bí ẩn lâu nay còn chìm sâu trong lòng đất của khu di sản này.

Cụ thể, ở các khu rừng cây rậm rạp xung quanh tháp K các chuyên gia đã thực hiện 5 hố thăm dò trên diện tích 20m2 [4m2/hố], qua đó đã phát hiện những dấu tích kiến trúc gồm 2 đoạn của các tường bao kéo dài từ tháp K về phía Đông, hướng vào các khu tháp E - F ở sâu bên trong thung lũng Mỹ Sơn.

Đây là khu vực bằng phẳng, vết tích tường bao được xây dựng bằng cách xây, xếp gạch thành hàng đôi ở hai bên, giữa nhồi thêm gạch vỡ. Tường có móng dưới to sau đó xây thu dần lên mặt trên với chiều rộng mặt khoảng 46cm. Các chuyên gia căn cứ vào lượng gạch bị đổ trong hố thăm dò không nhiều, đưa ra nhận định, tường không xây cao mà chỉ như một bức tường phân chia giới hạn không gian phía trong và phía ngoài con đường trong cùng một không gian thiêng của di tích.

Theo các chuyên gia, con đường này có thể có nhiều chức năng như Thần đạo - đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo; Con đường Hoàng gia - con đường giành cho các vị vua chúa và Tăng lữ Chăm-pa đi vào cúng tế các vị thần của họ; hoặc như ngôn ngữ hiện đại ngày nay, đây là con đường dẫn vào Thánh địa Mỹ Sơn.

Theo TS Nguyễn Ngọc Quý – Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc thăm dò: “Qua mối liên quan của phế tích đường dẫn với tháp K có thể bước đầu nhận định đường dẫn có niên đại thế kỷ XII, tương đương với niên đại tháp K. Đây là một công trình kiến trúc mới được biết đến bởi nó đã bị phá hủy từ lâu, bị vùi lấp bên dưới một lớp đất rừng bồi lấp khá dày. Qua phát hiện đã xác định, đó là một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn ở thế kỷ XII, mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ - lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến”. Ông Quý chia sẻ: “Chúng tôi cho rằng tính chất của con đường thể hiện đầy đủ nhất trong tên gọi là “Con đường Hoàng gia” - con đường dẫn để Thần linh - Vua chúa và Tăng lữ Bà la môn giáo đi vào không gian thiêng Thánh địa Mỹ Sơn”.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho rằng: “Kết quả thăm dò khảo cổ lần này và kết luận của các chuyên gia về con đường là vô cùng ý nghĩa. Nó đã giúp cho chúng ta có thêm tư liệu, hồ sơ để tiếp tục khẳng định những giá trị không gian lịch sử - văn hóa - kiến trúc của Khu đền tháp Mỹ Sơn, góp phần tăng cường công tác quản lý, phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn”.

TS Nguyễn Ngọc Quý cũng khẳng định, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp BQLDS Mỹ Sơn phát huy tốt hơn giá trị lịch sử văn hóa di tích; tổ chức đưa đón du khách theo đúng con đường di sản người Chăm đã để lại, giúp du khách có cái nhìn rõ ràng hơn về Thánh địa Mỹ Sơn và văn hóa Chăm-pa trong lịch sử.

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam. Di tích tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm ở tỉnh Quảng Nam, được khởi công từ thế kỷ IV bởi vị vua Bhadravarman [trị vì từ năm 349 đến năm 361] và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III [Chế Mân].

Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ.

Nơi đây, 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur [Indonesia], Pagan [Myanmar], Angkor Wat [Campuchia], là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ [từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII]. Mặc dù bị thời gian và chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.

Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ, các đền tháp thể hiện sự đa dạng các phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêra, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ. Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa. Hầu hết các công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại Ấn Độ. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự hiện hữu của các kỹ xảo Chăm trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu tượng của đền tháp ẩn chứa trong đó nội dung các giai đoạn chính trị và tôn giáo Chămpa.

Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó có đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông [hướng về thần linh]. Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính [Kalan] là một tháp cổng [Gopura] với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài [Mandapa] có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong lễ cúng hiến cho thần linh.

Khu di tích Mỹ Sơn nhìn từ trên cao.

Được xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm.

Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sỹ Chămpa, đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Không đồ sộ kỳ vĩ như các quần thể, di tích Chămpa khác nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nên nghệ thuật Đông Nam Á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát triển liên tục gần 9 thế kỷ, kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sỹ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Giá trị của thánh địa Mỹ Sơn là gì?

Thánh địa Mỹ Sơn là nơi hội tụ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, độc đáo, là chứng tích sống động, xác thực về lịch sử của một trong những nền văn hóa tại Việt Nam. Quần thể di tích Mỹ Sơn có giá trị nổi bật toàn cầu, là niềm tự hào chung của nhân loại.

Mỹ Sơn được công nhận di sản văn hóa thế giới năm bao nhiêu?

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.

Mỹ Sơn gồm bao nhiêu khu tháp?

Đây cũng chính là điểm thu hút nhiều du khách đến với thánh địa Mỹ Sơn nhất. Mặc dù hiện nay chỉ còn bảo tồn được 32 công trình đền tháp, thế nhưng nhiêu đó là quá đủ để du khách chiêm ngưỡng. Những ngôi đền nơi đây được xây dựng vô cùng công phu, chạm khắc tinh xảo với nhiều chi tiết cầu kỳ độc đáo.

Khu đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng trọng mấy thế kỷ gồm bao nhiêu công trình xây bằng chất liệu gì?

Trong khu vực Mỹ Sơn có trên 70 kiến trúc đền tháp, được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Mỗi ngôi tháp thường gồm 3 phần là đế, thân và mái tháp, được xây bằng gạch, kết hợp cùng các mảng trang trí bằng sa thạch, với kỹ thuật rất tinh tế.

Chủ Đề