Giải bài tập ôn tập chương 1 sinh học 12 nâng cao

a)  Hãy cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với 7 trường hợp sau:

b)  Hãy cho biết trường hợp nào trên đây không làm thay đổi hình dạng NST.

c)  Hãy cho biết trường hợp nào trên đây làm thay đổi các nhóm liên kết gen khác nhau?

Tên và các kiểu đột biến NST của 7 trường hợp:

1. Đảo đoạn gồm có tâm động: Đoạn D E F có tâm động dứt ra, quay 180o, rổi gắn vào NST.     

2. Lặp đoạn: Đoạn B C lặp lại 2 lần.

3. Mất đoạn: Mất đoạn D.

4. Chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn B C được chuyển sang cánh (vai) khác của chính NST đó.

5. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn M N O gắn sang đầu ABC của NST khác.

6. Chuyển đoạn tương hỗ: Đoạn M N O và A B đổi chỗ tương hỗ với nhau.

7. Đảo đoạn ngoài tâm động : Đoạn B C D quay 180o, rồi gắn lại.

Câu b)

  • Trường hợp đảo đoạn ngoài tâm động (7) không làm thay đổi hình thái NST.

Câu c)

  • Trường hợp chuyển đoạn tương hỗ (6) và chuyển đoạn, không tương hỗ (5) làm thay đổi các nhóm liên kết khác nhau do một số gen từ NST này chuyển sang NST khác.

Người ta tiến hành lai giữa hai cây thuốc lá có kiểu gen như sau:

                             P =  ♀AaBB × ♂AAbb

Biết rằng 2 alen A và a nằm trên cặp NST số 3, còn 2 alen B và b nằm trên cặp NST số 5. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau:

a)  Con lai được tự đa bội hoá lên thành 4n.

b)  Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.

c)  Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai là thể ba nhiễm ở nhiễm sắc thể số 3.

Hướng dẫn giải

Sơ đồ lai:

P:       ♀AaBB   x   ♂ AAbb

GP:    AB, aB           Ab

F1:           AABb, AaBb

Câu a.

  • Con lai tự đa bội lên thành 4n: AAAABBbb, AAaaBBbb

Câu b.

Tạo con lai 3n:

  • Nếu xảy ra đột biến ở ♀ tạo giao tử AaBB, khi thụ tinh kết hợp với giao tử ♂ bình thường Ab → Con lai 3n: AAaBBb.
  • Nếu xảy ra đột biến ở ♂ tạo giao tử AAbb, khi thụ tinh kết hợp với 2 giao tử ♀ bình thường: AB, aB → Con lai 3n: AAABbb, AAaBbb.

Câu c.

Con lai là thể ba nhiễm:

  • Nếu xảy ra đột biến ở ♀ tạo giao tử (n + 1) AaB, khi thụ tinh kết hợp với giao tử ♂ bình thường Ab → Con lai (2n + 1): AAaBb.
  • Nếu xảy ra đột biến ở ♂ tạo giao tử (n + 1) AAb, khi thụ tinh kết hợp với 2 giao tử ♀ bình thường: AB, aB → Con lai (2n + 1): AAABb, AAaBb.

Bài 8 trang 38 SGK Sinh 12 nâng cao

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.

a) Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo những phương thức nào?

b) Cây 4n quả đỏ AAAA giao phấn với cây 4n quả vàng aaaa sẽ được F1. F1 có kiểu gen, kiểu hình và các loại giao tử như thế nào?

c) Viết sơ đồ lai đến F2, kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

Cây tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo các phương thức sau:

  • Nguyên phân: Lần phân bào đầu tiên của hợp tử các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li. Kết quả tạo ra bộ NST trong tế bào tăng lên gấp đôi: AA →  AAAA
  • Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng sẽ tạo nên giao tử 2n ở cả bố và mẹ.
  • Khi thụ tinh, các giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n sẽ cho ra hợp tử 4n.

P:                 ♀AA               ×             ♂AA

Giao tử :        AA                                 AA

Hợp tử:                         AAAA

Câu b)

P:                      AAAA             ×             aaaa

                        qua đỏ                         quả vàng

F1: Kiểu gen:                       AAaa

Kiểu hình:                           quả đỏ

Cây F1 cho các dạng giao tử sau: AA, Aa, aa, A, a, AAa, Aaa, AAaa, O. Chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là AA, Aa, aa.

Câu c)

Do vậy, ta có sơ đồ lai là:

F1 × F1 :      AAaa      ×      AAaa

GP:     1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa        1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa

F2:    1/36 AAAA : 8/36 AAAa : 18/36 AAaa : 8/36 Aaaa : 1/36 aaaa

Kiểu hình:     35 quả đỏ : 1 quả vàng

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Sinh 12 Chương 1 Bài tập chương I được trình bày rõ ràng, khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

11 Tháng 11, 2018

Giải bài tập Sinh học 12 chương trình nâng cao nhanh gọn bằng các công thức tính nhanh sẽ giúp em tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó việc nắm chắc phương pháp giải từng dạng bài cũng là bí quyết để em “ẵm” điểm 10 thi THPT QG môn Sinh. 

Giải bài tập ôn tập chương 1 sinh học 12 nâng cao

Giải bài tập sinh học 12 chương trình nâng cao siêu tốc với các công thức tính nhanh

Ở lớp 12 các em sẽ được học 3 chương kiến thức trọng tâm bao gồm: Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học.Trong đó Di truyền học là phần kiến thức rộng, có nhiều câu hỏi cần tính toán. CCBook sẽ chia sẻ với các em một số công thức tính nhanh để em giải bài tập Sinh học lớp 12 chương trình nâng cao một cách nhẹ nhàng.

– Bài 1: Axit Nuclêic

Công thức thường gặp Công thức hệ quả
N = 2A + 2G = 2T + 2X (nuclêôtit) A+G= T+X= N/2
H = 2A + 3G = 2T + 3X (liên kết) H = N + G = N + X
N = L/3,4.2 = C.20 L = N/2. 3.4 Aº; C = N/20 = L/34
A = A1 + A2 = T1 + T2 = T

G = G1 + G2 = X1 + X2 = X

A = A1 +T1= A2 + T2 = T

G = G1+ X1 = G2 + X2= X

% A = %T = (%A1 +%A2):2 = (%T1 + %T2):2 % A = %T = (%A1 +%T1):2 = (%A2 + %T2):2
% G = %X = (%G1 +%G2): 2 = (%X1 + %X2):2 % G = %X = (%G1 +%X1): 2 = (%G2 + %X2):2

Các em có thể vận dụng công thức tính nhanh từ bài trên để giải bài tập liên quan đến ADN, gen và mã di truyền.

– Bài 2: Cơ chế di truyền

Trong phần cơ chế di truyền học sinh sẽ thường bắt gặp các câu hỏi thuộc dạng:

– Số ADN, ARN, Protein được tạo thành.

– Bài toán về nguyên liệu môi trường cung cấp.

Chúng ta có thể sử dụng bảng công thức tính nhanh dưới đây để xử gọn 2 dạng bài trên:

Xét tế bào, nhân đôi k lần:

Số ADN con tạo ra = x. 2k

Số ADN mới hoàn toàn = x. (2k -2)

Nguyên liệu môi trường cung cấp cho phiên mã

Amtcc = T mạch gốc, Umtcc = A mạch gốc

Gmtcc = X mạch gốc, Xmtcc = G mạch gốc

Nguyên liệu môi trường cung cấp cho nhân đôi

Nmtcc = N.(2k -1)

Amtcc = Tmtcc = A.(2k -1) = T. (2k -1).

Gmtcc = Xmtcc = G. (2k -1) = X (2k -1)

Mối liên hệ ADN – ARN

AADN = T ADN = Um +Am;

GADN = XADN = Gm + Xm

%A = % T = (%A1 + %T1):2 = (%Um +%Am):2

%G = %X = (%X1+%G1) :2 = (%Gm +%Xm):2

Số bộ ba trên mARN

N/(2×3) = rN/3

 Số Axit Amin trong chuỗi Polipeptit hoàn chỉnh.

N/(2×3) – 2 = rN/3-2

– Bài 3: Đột biến gen

Khi giải bài tập sinh học lớp 12 chương trình nâng cao về đột biến gen em cần chú ý đến những thay đổi đặc trưng của gen.

  Mất 1 cặp Nuccleotit Thêm một cặp Nu Thay thế một cặp Nu
Lgen – 3.4Aº + 3.4Aº Không đổi
N Giảm 1 cặp Nu Tăng 1 cặp Nu -1(A-T) +1.(G-X)

+ 1.(A-T)-1.(G-X)

Hoặc không đổi khi thay A-T bằng T-A

H -2 (mất 1A-T) hoặc -3 (mất 1G-X) + 2 (thêm 1A-T) hoặc +3 (thêm 1G-X) +1 (Thay A-T bằng G-X)

– 1 (Thay G-X bằng A-T)

hoặc không đổi khi thay A-T = T-A và G- X bằng X-G

Hậu quả  Đột biến dị khung Đột biến vô nghĩa, đột biến nhàm nghĩa, đột biến đồng nghĩa.

Áp dụng công thức tính nhanh giải bài tập sinh học 12 chương trình nâng cao

Giải bài tập ôn tập chương 1 sinh học 12 nâng cao

Ở phần trên, CCBook đã chia sẻ với các em công thức tính nhanh các bài toán về Di truyền học. Để giúp các em hiểu và vận dụng linh hoạt các công thức trên, CCBook sẽ lấy một số ví dụ và giải chi tiết.

Ví dụ 1: Một ADN có tổng hai loại nucleotit chiếm 90% tổng số nucleotit trong đó Nu loại A nhiều hơn Nu loại G. Tỉ lệ % từng loại Nu trên ADN là:

A. A = T= 10%, G= X = 90%

B. A = T = 5%, G= X = 45%

C. A= T = 45%. G= X = 5%

D. A = T = 90%, G = X = 10%.

Lời giải:

Trong ADN có tổng 2 loại Nu = 90% -> đây là tổng 2 loại nucleotit bổ sung cho nhau.

Trường hợp `1: G +X = 90% -> G = X = 45% ⇒ A = T = 5% loại do A > G.

Trường hợp 2: A + T = 90%  ⇒  A = T = 45% ⇒ G = 5%.

Chọn C.

Ví dụ 2: Một gen có 2346 liên kết hidro. Hiệu số giữa ađênin của gen với một loại Nucleotit khác bằng 20% tổng số nucleoti của gen đó. Khối lượng của gen đó là:

A. 1224000         B. 306000            C. 612000            D. 224400.

%A – % G = 20%N

%A + %G = 50%N

⇒ A = 35%N

G = 15%N.

2A + 3G = 2346 → 115N% = 2346 → = 2040.

Khối lượng của gen là M = N.300 = 2040.300.

Trên đây là các công thức giải bài tập Sinh học 12 chương trình nâng cao phần Di truyền học. Hy vọng từ các công thức này, em sẽ rút ngắn được thời gian làm bài, ẵm điểm cao như mong muốn.

Nắm rõ cách giải bài tập Sinh học 12 chương trình nâng cao của tất cả các phần

Giải bài tập ôn tập chương 1 sinh học 12 nâng cao
Sách luyện thi THPT QG môn Sinh học

Lượng kiến thức Sinh học lớp 12 khá rộng, có rất nhiều dạng bài tập khó. Đề thi THPT QG môn Sinh vừa qua, sĩ tử 2K phải khó ròng vì đề dài, nhiều câu hỏi vận dụng cao. Dù biết cách làm bài nhưng nhiều em không đủ thời gian để hoàn thành trọn vẹn bài thi. Nguyên nhân một phần là các em chưa có phương pháp giải bài tập Sinh học 12 chương trình nâng cao, chưa biết cách vận dụng linh hoạt các công thức tính nhanh.

Để giúp các em làm bài thi thật tốt NXB ĐH QG Hà Nội và CCBook đã phát hành cuốn sách Đột phá 8+ kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học. Cuốn sách hệ thống đầy đủ kiến thức trọng tâm của cả 3 lớp 10, 11 và 12.

Phần lý thuyết và bài tập Sinh học 12 được trình bày chi tiết. Kiến thức lớp 10, 11 trình bày cô đọng. Nội dung bài học trình bày theo hình thức song song, lí thuyết một bên, ví dụ một bên để học sinh dễ dàng hiểu ngay từ lần đọc đầu tiên. Đặc biệt mỗi bài học đều tổng hợp các dạng bài tập hay xuất hiện trong đề thi THPT QG. Tương ứng với từng dạng là phương pháp giải và công thức tính nhanh kèm theo ví dụ, bài tập tự luyện. Tất cả ví dụ, bài tập đều có đáp án và lời giải chi tiết.

Cuốn Đột phá 8+ của CCBook trên chính là bí quyết chinh phục lí thuyết Sinh học và các dạng bài tập hoàn hảo. Em còn chần chừ gì mà không “ẵm” ngay về để chinh phục kì thi THPT QG sắp tới. 

Nhắn tin cho page theo http://m.me/ccbook.vn/ để nhận ngay!

☎️ Hotline: 0243 399 2266