Giải pháp thị trường chứng khoán

Việt nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều tác động trực tiếp tới hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán. Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các cam kết cụ thể của Việt nam trong lĩnh vực này, đây là những thách thức

Nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n cho sù ph¸t triÓn lµnh m¹nh

cã hiÖu qu¶ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN trong ®iÒu kiÖn héi nhËp KINH TẾ QUỐC TẾ

Ths Ngô thị Việt Hà

1- Thùc tr¹ng thị tr­ường chøng kho¸n ViÖt Nam

Thị trường chứng khoán Việt nam đã đi vào hoạt động từ năm 2000, sau 8 năm hoạt động đã trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Theo đánh giá ban đầu thị trường chứng khoán Việt Nam bước đầu hoạt động tương đối an toàn, không gây ra những biến động lớn hoặc tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội của đất nước

Với thời gian tồn tại và phát triển quá ngắn như vậy, thị trường chứng khoán Việt nam vẫn ở giai đoạn sơ khai, số lượng các doanh nghiệp niêm yết và số người tham gia giao dịch không nhiều. Tính đến tháng 11 năm 2008 cả nước có 312 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và TTGDCK. Tổng giá trị vốn hóa thị trường đến ngày 25/9/2008 ước đạt khoảng 25,7% GDP [ so víi møc vèn ho¸ thÞ tr­êng cuèi n¨m 2007 lµ 43% GDP

Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt nam, bên cạnh thị trường có tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán tự do còn ở phạm vi khá rộng với khoảng trên 800 loại cổ phiếu của công ty đang được giao dịch với giá trị ước tính gấp hơn 2 lần giá trị của thị trường có tổ chức. Những đặc điểm nổi bật của thị trường tự do là : thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ chức quản lý và giám sát , nên khả năng xảy ra rủi ro rất lớn như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả , lừa đảo. Những mặt trái này đã gây sự bất ổn cho cho thị trường chính thức và cả hệ thống tài chính.

Thị trường chứng khoán Việt nam cho đến này vẫn chưa là hàn thử biểu của nền kinh tế và chưa được coi là kênh huy động vốn của Doanh nghiệp. Chức năng cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán Việt nam vẫn chưa thể hiện rõ. Vốn dài hạn vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua thị trường tín dụng. Đó là điểm bất cập không phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Trong thời gian tới cần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm tách hẳn chức tăng cung ứng vốn dài hạn ra khỏi hoạt động của tín dụng ngân hàng

Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt nam sau gần 8 năm hoạt động, còn nhiều tồn tại , đó là :

a - Về quy mô của thị trường chứng khoán Việt nam so với các nước trong khu vực vẫn còn nhỏ, tuy vốn hóa thị trường tăng nhanh cã thêi gian đạt 43% GDP. Trên thị trường chứng khoán chỉ có một số công ty lớn ở lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng trưởng đều qua các năm, còn lại phần lớn các công ty niêm yết vẫn chưa phải là công ty lớn nhất trong nền kinh tế và chưa đại diện tiêu biểu cho sự đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt Nam. Giá chứng khoán [ chỉ số giá cổ phiếu VN- index ] tăng giảm thất thường, thị trường chứng khoán trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo sự bền vững lành mạnh.

Từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam đã phát triển lên một cấp độ mới vừa trải qua nhiều thăng trầm đột biến. Thị trường có lúc hừng hực sôi động, nở bung như bong bóngsau đó lại xì hơi tụt dốc. Tuy trong thời gian rất ngắn TTCK Việt Nam có những bước tiến vượt bậc và có không ít thành công, song cũng chư bao giờ như lúc này, tâm lý bất ổn ngự trị trong các nhà đầu tư.

Nếu nhìn lại sau 2 năm Việt nam gia nhập ƯTO chúng ta lại càng thấy rõ điều đó. Trong 2 năm Việt nam gia nhập ƯTO chúng ta lại càng thấy rõ điều đó. Trong 2 năm 2007 và 2008 TTCK Việt nam đã diễn biến khá phức tạp thể hiện qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Tiếp theo đã suy giảm của TTCK trong năm 2007, chỉ số giá chứng khoán trong năm 2008 tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng suy giảm. Chỉ số giá cổ phiếu VN-index ngày đầu giao dịch của năm 2008 là 921,07 điểm[ngày2/1/2008], chỉ số giá cổ phiếu trong 11 tháng qua là 299,68 điểm[ngày 5/12/2008].

b- Về hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều bất cập về tài chính. Mặc dầu các công ty chứng khoán đã phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc vốn điều lệ từ các chủ sở hữu vốn [ đối với các công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng thương mại ], nhưng nhìn chung vốn điều lệ vẫn còn thấp, điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng tham gia thị trường của các công ty chỉ đóng vai trò đầu tư dẫn dắt thị trường hoặc rủi ro do mức vốn khả dụng thấp

Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế. Đội ngũ về nhân sự hành nghề có chuyên môn có giấy phép hành nghề, đặc biệt về chất lượng về nhân sự lãnh đạo công ty còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn kinh doanh chứng khoán cũng như tư vấn pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp.

Trên thực tế hiện nay số lượng công ty chứng khoán ở nước ta vượt quá quy mô thị trường, nếu so sánh với các nước trong khu vực [ Trung quốc 107 công ty, Malaysia 37 công ty, Thái Lan 41 công ty, Singapor 27 công ty và Hàn quốc trên 50 công ty ].

c- Tuy số lượng tài khoản đầu tư tăng nhanh, nhưng chủ yếu là tài khoản cá nhân, mua bán cổ phiếu ngắn hạn và bị tác động chi phối bởi các nhà đầu tư lởn trên thị trường. Những nhà đầu tư này lại thiếu kỹ năng phân tích đầu tư, phân tích thị trường, do vậy ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường . Những nhà đầu tư chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn, một số nhà đầu tư lớn nước ngoài mở tài khoản nhưng chưa tham gia vào đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trong nước thông qua các tài khoản ủy thác cá nhân và đầu tư tập trung vào cổ phiếu các doanh nhgiệp cổ phần hóa, chưa tham gia đầu tư nhiều trên SGDCKTP Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà nội

d- Như trên đã nêu, thị trường chứng khoán tự do còn khá lớn, có nhiều nhược điểm, gây sự bất ổn định cho thị trường chính thức. Còn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa chưa tích cực đưa cổ phiếu vào đăng ký, lưu ký tập trung để niêm yết và giao dịch qua các SGDCKH TP Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà nội bởi nhiều lý do không chính đáng

đ- Tuy Luật chứng khoán được ra đời thay thế Nghị định 144/2003/NĐ-CP, ngµy 28/11/2003 cña ChÝnh phñ vÒ Chøng kho¸n vµ ThÞ tr­êng chøng kho¸n , song hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán còn bất cập và chưa được hoàn thiện. Sự đồng bộ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đặc biệt là Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm,..còn chưa thật hoàn thiện. . So với yêu cầu đòi hỏi của thực tế của sự phát triển thị trường tài chính và các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường đối với năng lực quản lý và sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế

Cơ quan quản lý Nhà nước, SGDCK và TTGDCK, các công ty chứng khoán, công ty niêm yết trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán còn thiếu kinh nhgiệm thực tiễn và còn những bất cập. Chứng khoán và Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới đối với mỗi người Việt nam, vì Việt nam đã có quá trình lâu năm với cơ chế kinh tế kế hoach hóa tập trung. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức cơ bản về lĩnh vực này còn chưa được chú trọng đúng mức, chưa phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phảt triển của thị trường chứng khoán. Nên sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường này còn chưa đông và việc tham gia của các nhà đầu tư còn mang tính theo kiểu phong trào và bầy đàn

2- Nh÷ng c¬ héi vµ th¸ch thøc đối với sù ph¸t triÓn TTCK ViÖt nam trong tiÕn tr×nh héi nhËp KTQT

Đối với Việt Nam, đây là ngành dịch vụ mới được hình thành từ năm 2000, nhưng nhiều thành viên WTO, nhất là các thành viên có hệ thống tài chính phát triển rất quan tâm và đưa ra yêu cầu cao về mức độ mở cửa cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài

Các cam kết của Việt nam với WTO đối với lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, đó là :

- Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được cung cấp qua biên giới [ mà không cần thành lập pháp nhân ở Việt Nam ] đối với dịch vụ cung cấp thông tin tài chính, tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán

- Các tổ chức, cá nhân Việt nam được sử dụng dịch vụ chứng khoán ở nước ngoài

- Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn đầu tư nước ngoài từ thời điểm gia nhập. Được phép thành lập công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn ĐTNN sau 5 năm kể từ khi gia nhập và được phép thành lập chi nhánh của công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sau 5 năm đối với một số loại hình : quản lý tài sản, thanh toán, tư vấn liên quan đến chứng khoán và cung cấp, trao đổi thông tin tài chính

Theo những cam kết về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán của Việt nam với WTO, lộ trình mở cửa hội nhập của thị trường chứng khoán của Việt Nam sẽ được triển khai theo Luật chứng khoán, Luật đầu tư nước ngoài và những cam kết với WTO, theo những nội dung sau :

- Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam sẽ không hạn chế , nếu không thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh bị cấm hoặc kinh doanh có điều kiện đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, không bao gồm các lĩnh vực đầu tư trong các điều ước quốc tế mà Việt nam cam kết mở cửa thị trường nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần không hạn chế sau khi trừ đi phần vốn nhà nước nắm giữ dành cho người lao động trong doanh nghiệp

- Cho phép thành lập văn phòng đại diện và liên doanh đến 49% vốn ĐTNN từ thời điểm gia nhập. Sau 5 năm kể từ thời điểm gia nhập cho phép thành lập các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn nước ngoài và cho phép các chi nhánh của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài hoạt động trong các loại hình dịch vụ quản lý tài sản, quản lý quỹ đầu tư, lưu ký, thanh toán bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, tư vấn và các hoạt động môi giới và phụ trợ khác liên quan đến chứng khoán. Tuy nhiên, không mở cửa cho chi nhánh đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán và tham gia phát hành

Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD

- Trong lộ tình cam kết với UBCK các nước [ IOSCO ] đến năm 2010 là thời hạn cuối cùng các nước ký kết MMOV, đảm bảo phải tuân thủ chấp hành các tiêu chuẩn và điều kiện chung về kế toán, công bố thông tin, quản trị công ty,..

Hội nhập kinh tế giúp cho việc đẩy mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam, đặc biệt là dòng vốn đầu tư gián tiếp, thông qua thị trường chứng khoán, đáp ứng nhu cầu cho việc huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30% trong tổng số 140 tỷ USD cho giai đoạn phát triển kinh tế 2006-2010. Hội nhập kinh tế tạo điều kiện và cơ hội cho việc tiếp cận nhanh và tốt hơn kinh nghiệm quốc tế về quản lý, công nghệ tiên tiến trong việc phát triển thị trường chứng khoán của các nước tiên tiến. Việc mở cửa thị trường chứng khoán Việt nam sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho nhà đầu tư. Đồng thời từ đó sẽ trao đổi học tập kinh nghiệm và hợp tác trong việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều tác động trực tiếp tới hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán. Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các cam kết cụ thể của Việt nam trong lĩnh vực này, đây là những thách thức.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu phát triển, trong khi đó ở các nước trên thế giới thị trường vốn đã phát triển cao và dựa trên những chuẩn mực, quy trình tác nghiệp, trình độ công nghệ cao và hệ thống pháp lý hoàn chỉnh. Mặc dầu Luật chứng khoán mới ra đời tuy phù hợp với các cam kết và với thông lệ quốc tế, song còn nhiều vấn đề về định chế và pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế, như : luật phá sản, xử lý tranh chấp, mối quan hệ trách nhiệm - quyền hạn của tổ chức cá nhân tham gia thị trường [ nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nhà đầu tư,..] xây dựng tổng thể chính sách phát triển thị trường chứng khoán, các chính sách để liên kết thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.

Các tổ chức trung gian của Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai và đang ở trình độ thấp so với nhiều nước trên thế giới, thiếu kinh nghiệm về chuyên môn và yếu về năng lực tài chính. Đây sẽ là những thách thức lớn đối với các tổ chức trung gian dưới áp lực cạnh tranh

Những hạn chế và yếu kém về chất lượng chuyên môn; Về đạo đức nghề nghiệp thể hiện chưa có các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ kinh doanh chứng khoán; Về năng lực tài chính thể hiện mức vốn điều lệ còn thấp so với các nước trong khu vực; Về cơ sở vât chất kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin; về công bố các thông tin, công tác quản trị doanh nghiệp chưa được đáp ứng đươc yêu cầu về quản lý thị trường đối với cả các công ty niêm yết lẫn các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán cũng như Sở GDCK và TTGDCK

Với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường vốn, quy mô thị trường chứng khoán và nhu cầu về dịch vụ chứng khoán trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư và nhà ĐTNN có tác động mạnh tới phát triển thị trường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ cao khi cơ sở hạ tầng chứng khoán phát triển không tương ứng với thị trường. Đồng thời, với xu hướng mở rộng áp dụng công nghệ thông tin, thì đây sẽ là thách thức lớn đối với việc giám sát rủi ro, duy trì sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Trong điều kiện hội nhập thì nguy cơ thâu tóm, thao túng từ các nhà đầu tư nước ngoài và nguy cơ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của nền kinh tế là những điều có thể xẩy ra. Ngoài ra còn các nguy cơ tiềm tàng khác, như : mất chủ quyền do các nước mạnh áp đặt các nguyên tắc hoăc áp đặt các ràng buộc mà các thể chế tài chính quốc tế quy định; Nguy cơ biến dạng thị trường; Khả năng lây lan rủi ro; v,v..

Việt nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều tác động trực tiếp tới hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán. Các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của các cam kết cụ thể của Việt nam trong lĩnh vực này, đây là những thách thức.

Luật Chứng khoán đã được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Luật chứng khoán ra đời đã tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Luật chứng khoán tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán và đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư; giúp công chúng dễ dàng hiểu biết về chứng khoán, thị trường chứng khoán và có cơ sở pháp lý để công chúng tham gia thị trường khi có điều kiện. Đồng thời giúp việc phân định rõ vai trò của từng thị trường vốn trung , dài và ngắn hạn trong cơ cấu thị trường tài chính; bảo đảm và phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, giảm gánh nặng trong việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống ngân hàng hiện nay và góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong cộng đồng và các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Luật chứng khoán đã đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, đặc biệt là các cam kết về hệ thống pháp luật phục vụ quá trình đàm phán gia nhập WTO

3- Những giải pháp phát c¬ b¶n cho sù ph¸t triÓn lµnh m¹nh cã hiÖu qu¶ cña TTCK trong ®iÒu kiÖn héi nhËp KTQT.

Ngày 2/8/2007, Thủ tường Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt : Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung của quyết định này đã nêu rõ các giải pháp thực hiện đề án phát triển thị trường vốn trong những năm tới. Đó là :

Về giải pháp dài hạn : Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường, mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp,..đảm bảo đầy các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực; kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; hài hòa giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tăng cướng quản lý Nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường

Về giải pháp trước mắt : Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường; từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước; Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường ; Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong nước và ngoài nước ; Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước; Chủ động mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế; Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Từ thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm qua và đặc biệt là sau gần 2 năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, qua diễn biến giao dịch trên TTCK khá phức tạp; Hoạt động của các tổ chức niêm yết; của các tổ chức trung gian; về hoạt động đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở dự báo xu hướng về phát triển kinh tế và những hoạt động có liên quan đến hoạt động của thị trường chøng kho¸n, đó là :

- Nền kinh tế Việt nam năm 2009 gạp nhiều khóa khăn, song vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng có nhiều nhân tố suy giảm. Chỉ số giá tiêu dùng có chiều hướng diễn biến phức tạp. Những vấn đề đó đã ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô, tới hoạt động của các doanh nghiepj, tới đời sống xã hội của mọi đối tượng trong nền kinh tế.

- Do Việt nam cải thiện môi trường đầu tư, vị thế của Việt nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao và khẳng định. Do vậy, luồng vồn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài cũng sẽ được tăng nhanh.

- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiêp lớn, thông qua các đợt đấu giá cổ phần lần đầu trên thị trường chứng khoán [ IPO] sẽ tác động mạnh tới nguồn cung hàng hóa chứng khoán , tạo ra sự mất cân đối cung cầu, làm cho giá chứng khoán khó phục hồi. Số lương các công ty phát hành cổ phiếu và đưa vào niêm yết trong năm 2008 khoảng trªn 80 công ty, tạo nên nguồn hàng lớn cho thị trường chứng khoán

- Cuéc khñng ho¶ng tµi chÝnh cña thÕ giíi, ®Æc biÖt cña Mü vµ Ch©u ©u, nên diễn biến TTCK quốc tế kh«ng cã dấu hiệu tăng trưởng ®ang trong thời kú suy giảm mạnh

Từ những nội dung phân tích trên, chúng tôi xin đưa ra những giải pháp nhằm phát triển TTCK Viêt nam trong những năm tới một cách bền vững :

Về giải pháp kinh tế vĩ mô :

- Kiểm soát lạm phát [ CPI ] , đây là một trong những điều kiện và tiền đề rất quan trong để thị trường chứng khoán Việt nam phát triển lành mạnh, hiệu quả và ổn định.

- Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng, cần được quan tâm phát triển theo hướng tăng cung hàng hóa cho thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại; phát triển các thị trường giao dịch trái phiếu; triển khai thực hiện thị trường trái phiếu chuyên biệt và thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết.

Để khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán đồng bộ với các quy định khác của Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế và đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, ngành tài chính cần tiến hành sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và một số điểm của Nghị định về kinh doanh chứng khoán và xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; Xây dựng Đề án chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến 2020 và trình Chính phủ ban hành Nghị định phát hành chứng khoán riêng lẻ.

- Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, hài hòa giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo sự an ninh tài chính

- Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc [ bao gồm cổ phiếu tập trung, thị trường quản lý OTC, thị trường trái phiếu vận hành theo thông lệ quốc tế tốt nhất có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.

Trước mắt cần thành lập thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ [ TPCP] . Thị trường TPCP có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Đây không chỉ là một kênh dẫn vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, mà còn tạo ra sự đa dạng hóa các công cụ đầu tư trên thị trường vốn, cho phép các nhà đầu tư có thêm lựa chọn đầu tư ít rủi ro hơn. Thị trường TPCP còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của thị trường trái phiếu công ty thông qua cung cấp có sở cho định giá chuẩn tin cậy cho các công cụ khác nhờ vậy thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói chung. Thị trường TPCP còn giúp tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng TW thông qua mua bán TPCP, tác động trực tiếp đến lượng cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô khác

Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường TPCP, đó là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt nam từ nay đến năm 2020. Nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự kém phát triển thị trường TPCP của Việt nam chủ yếu đều từ thị trường sơ cấp. Phát triển thị trường trái phiếu thứ cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động phát hành trên thị trường sơ cấp nói riêng và sự phát triển thị trường trái phiếu và thị trường vốn nói chung. Thị trường phát hành giúp cho Chính phủ huy động vốn phục vụ nhu cầu phát triển trong từng thời kỳ và đồng thời tạo nguồn hàng cho thị trường thứ cấp, góp phần bình ổn và thức đẩy thị trường giao dịch TPCP phát triển. Thị trường giao dịch TPCP là nơi thể hiện rõ nét nhất những bất cập trên thị trường sơ cấp và nếu được tổ chức tốt thì cũng phản hồi một cách nhanh nhậy nhất các diễn biến về lãi suất trên thị trường. Do vậy, cần xây dựng một mô hình giao dịch phù hợp cho thị trường TPCP ở Việt nam với lộ trình phù hợp với những cải cách trên thị trường giao dịch trái phiếu ở Viêt nam và phù hợp với thông lệ quốc tế

Những giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách :

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và có những biện pháp hạn chế những mặt trái của các đối tượng trên thị trường chứng khoán; Tăng cường công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường. Đặc biệt là việc công bố các thông tin về các tổ chức niêm yết và công ty chứng khoán.

- Cần ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý phát hành riêng lẻ; Chính phủ cho phép mở chi nhánh và thành lập công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sớm hơn lộ trình cam kết trong WTO và ban hành danh mục ngành nghề kinh doanh có kiểm soát tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài và công bố ra thị trường. Trước mắt, duy trì mức sở hữu nước ngoài 49% vốn điều lệ đối với công ty niêm yết và công ty đại chúng theo luật chúng khoán. Bộ Tài chính triển khai tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà nội thông qua phương thức giao dịch OTC tại công ty chứng khoán và thanh toán bù trừ tại trung tâm Lưu ký chứng khoán. Trình Thủ tướng sửa đổi bổ xung Nghị định 14/CP để tăng quy mô vốn, công nghệ, nghiệp vụ, giấy phép hành nghề khi thành lập công ty chứng khoán khắc phục hiện tượng quá tải xin thành lập hiện nay.

Về giải pháp điều chỉnh cung cầu :

Chính phủ cần có lộ trình cho việc phát hành chứng khoán lần đầu [ IPO] thật hợp lý đối vói các doanh nghiệp cổ phần hóa và các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. Căn cứ vào thực trang và năng lực của từng ngân hàng mà kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán, có thể cho phép ngân hàng tăng dự nợ cho vay chứng khoán, nhưng đồng thời cũng phải tăng mức ký quỹ đảm bảo tương ứng

Về địa vị của UBCKNN, hiện nay vẫn là cơ quan trong Bộ Tài chính có chức năng và thẩm quyền, đảm bảo tính độc lập cần thiết và thực quyền trong việc xử lý các vấn đề nghiệp vụ chứng khoán. Về lâu dài, theo chúng tôi khi thị trường chứng khoán đã phát triển ổn định sẽ sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.

Qua những năm hoạt động thị trường chứng khoán và gần 2 năm thực hiện theo Luật chứng khoán cũng cần xem xét loại bỏ các thủ tục hành chính, các loại giấy phép không cần thiết, nhưng cũng đảm bảo yêu cầu của quản lý Nhà nước để thị trường này phát triển an toàn , ổn định. Hoạt động kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, còn mới đối với Việt Nam, có nhiều rủi ro. Vì vậy trong quá trình thực hiện Luật chứng khoán ở Việt Nam cần phải luôn xem xét và đánh giá tính khả thi và những nội dung của Luật đã đi vào cuộc sống và còn những điều gì bất cập cần phải hoàn thiện và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cũng như đặc thù thể chế của Việt nam, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế.

4- Những giải pháp trước mắt nhằm vực dậy và phát triển thị trường chứng khoán ViÖtnam

Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt nam liên tục biến động phức tạp, dù Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp tích cực. Chỉ số VN-Index tháng 11 đã giảm tới 70% so với hồi cuối năm 2007. Theo nhận định của Bộ Tài chính, trước tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước và khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, sự phục hồi của thị trường còn nhiều khó khăn. Đến thời điểm này đã có gần 330 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị vốn hoá cổ phiếu đạt khoảng 19% GDP.

Đứng trước những khó khăn và thách thức của thị trường chứng khoán hiện nay, báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Diễn đàn Kinh tế 2008 diễn ra ngày 2/10/2008 ở Hà Nội chỉ rõ những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thị trường . Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết trước mắt sẽ kiến nghị Chính phủ thông qua đề án Phát triển bền vững, ngăn ngừa khủng hoảng trên thị trường chứng khoán nhằm chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp có thể xảy ra.

Năm 2009, nền kinh tế Mỹ và thế giới được dự báo vẫn tiếp tục xấu đi nếu các biện pháp của các chính phủ không đạt được kết quả tốt. Điều đó cũng sẽ tác động đến sự phát triển của TTCK ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhưng tác động mạnh nhất là những yếu tố bên trong của chúng ta.

Theo chúng tôi, khi thị trường thế giới bất ổn thì Việt Nam chính là nơi có điều kiện đầu tư tốt hơn sẽ thu hút được nhiều hơn. Do đó nếu có những chính sách đúng đắn, thì thị trường sẽ tăng trưởng hợp lý. Điều đó còn phụ thuộc vào các chính sách nuôi dưỡng và khuyến khích của Nhà nước. Hiện TTCK Việt Nam vẫn chưa đủ độ lớn và độ mạnh như chúng ta đã đánh giá về nó. Số lượng tài khoản chứng khoán chỉ mới hơn 300.000 nhưng thật sự giao dịch chỉ khoảng 1/2. Đó là một con số rất nhỏ nếu so với dân số của Việt Nam. Theo tôi, tối thiểu phải đạt mức 2% dân số tham gia vào thị trường này thì mới tải được hết dung lượng của thị trường.

Bên cạnh đó, bình quân lượng giao dịch mỗi ngày chỉ đạt khoảng 1.000 tỉ đồng so với tổng lượng vốn hóa của thị trường là 500.000 tỉ đồng cũng là quá nhỏ. Bất kể sự chuyển dịch nguồn vốn nào cũng sẽ khiến thị trường bị hụt hẫng ngay. Vì vậy, các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước phải theo hướng khuyến khích NĐT tham gia hơn là tính đến chuyện xiết chặt và thu hoạch từ nó. Nếu được cần nới lỏng chính sách về nguồn vốn, thuế thu nhập chứng khoán.

Về mặt quản lý chuyên ngành, cần tạo nên sự chuyên nghiệp, chuẩn mực và trật tự để NĐT không bị thiệt hại trong quá trình đầu tư của mình, đặc biệt là không làm tổn hại đến quyền lợi của NĐT cá nhân. Cụ thể như những yêu cầu về công bố thông tin của các công ty niêm yết phải được xây dựng theo các tiêu chí rõ ràng và có sự kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, các công ty khi phát hành cổ phiếu phải thực hiện chuyên nghiệp hơn. Không tự mình phá giá cổ phiếu theo những kiểu như đã làm từ trước đến nay và khiến cho NĐT thiệt hại, ảnh hưởng đến chất lượng của thị trường.

TTCK Việt Nam còn mới và nhỏ, vì thế vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ, kiểm soát, và định hướng để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững. Để hỗ trợ vực dậy thị trường chứng khoán phát triển trong trước mắt chúng ta cần có các biện pháp sau :

Một là, Chính phủ có thể xem xét cho lùi thời hạn áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán và có lộ trình ưu đãi thuế. Đối với NĐT, ưu đãi thuế sẽ khuyến khích họ đầu tư vào thị trường vốn. Đối với doanh nghiệp, ưu đãi thuế gián tiếp giảm chi phí vốn, tăng hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và kích thích kinh tế nước nhà tăng trưởng. Kinh tế tăng trưởng thì nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác nhờ đó sẽ bù đắp, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với khoản thu tạm thời mất đi từ ưu đãi thuế thu nhập chứng khoán.

Từ ngày 1/1/2009 tới, thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh chứng khoán bắt đầu được triển khai.Cộng đồng NĐT vẫn cho rằng, trong giai đoạn hiện tại, tạm hoãn sắc thuế này là việc nên làm, như là một biện pháp hỗ trợ tốt cho thị trường, đặc biệt về mặt tâm lý. Tuy nhiên, liên quan vấn đề này, cơ quan phụ trách hành thu là Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, trong đó không ủng hộ chủ trương giãn thu thuế chứng khoán. Về vấn đề thuế đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán, từ kinh nghiệm của TTCK nhiều nước như Úc, Anh, Mỹ, cho thấy đã kinh doanh thì phải nộp thuế là vấn đề bình thường. Ở nhiều nước, hoạt động kinh doanh chứng khoán thậm chí còn chịu nhiều loại thuế. Nhưng đối với nước ta, vấn đề cơ bản là đánh thuế bao nhiêu cho hợp lý, hình thức đánh thuế như thế nào cho phù hợp.

Hiện nay, hầu hết NĐT ở lại với thị trường đến thời điểm này đều đang bị thua lỗ. Nếu phải nộp thêm thuế thì tất nhiên ngày càng nhiều người chán nản vì thấy mình bị đối xử chưa tốt, vì trong lúc khó khăn không ai san sẻ, điều đó sẽ làm cho NĐT không còn hứng thú với thị trường. Thanh khoản của thị trường thấp thì NĐT có tổ chức trong và ngoài nước cũng không thấy hứng thú đầu tư. Vì vậy sàn vắng, thị trường kém thanh khoản, khó thêm hàng hóa cho thị trường do cổ phần hóa chậm, doanh nghiệp lớn ngại lên sàn vì sợ giá cổ phiếu không được như mong muốn. Đó là vòng luẩn quẩn.

Do vậy, để vừa giữ sự nhất quán trong chính sách, vừa hỗ trợ được thị trường, theo chúng tôi vẫn có thể tìm một giải pháp trung dung. Chúng ta vẫn áp dụng đánh thuế trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, nhưng có thể áp dụng mức thuế suất 0% trong một thời gian , như kinh nghiệm một số nước áp dụng giải pháp tạm miễn thuế. Như vậy là thuế chứng khoán vẫn làm đúng lộ trình, nhưng giải pháp thuế tạm thời hỗ trợ thị trường vẫn được thực thi, mọi NĐT hiểu rằng đã kinh doanh chứng khoán là phải nộp thuế. Mặt khác, với cơ quan quản lý, luật thuế cũng đã được thực hiện, chỉ là điều chỉnh thuế suất cho phù hợp, cũng là một cách điều tiết thị trường, một giải pháp hỗ trợ tạm thời cho NĐT. Ví dụ như Trung Quốc trong giai đoạn 2006 - 2007 khi thị trường tăng nóng thì Chính phủ nước này tăng thuế, gần đây khi thị trường sụt giảm mạnh thì họ miễn thu.

Nếu thuế thu nhập cá nhân chỉ luôn bảo vệ quan điểm điều tiết thu nhập mà quên vai trò đòn bẩy kinh tế thì chưa hiểu đầy đủ vai trò của thuế. Do vậy, cần phân biệt tầm quan trọng khác nhau giữa TTCK [ là thị trường vốn rất cần cho nền kinh tế đang tăng trưởng nóng] và thị trường bất động sản [là thị trường đầu tư sinh lời]. Nếu chỉ đứng trên quan điểm điều tiết, điều này sẽ làm chùn tay những người muốn tham gia TTCK

Thị trường đi xuống cũng có mặt tích cực của nó. Đó là một sự phản hồi rõ ràng về một thị trường vốn trong cơ chế thị trường và hội nhập, song đòi hỏi phải có những chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Còn nếu chỉ tìm cách khai thác cho nhiều mục đích thu lợi thì nó sẽ khó có điều kiện phát triển. TTCK Việt Nam đã có mức phát triển vượt bậc trong năm 2007, nhưng so với quy mô và nhiệm vụ phát triển thị trường vốn đến năm 2010 - 2020 của Chính phủ thì TTCK cần phải được những cơ chế đặc biệt và đủ mạnh để đạt được mục tiêu này. Qua quan sát các chính sách và điều hành trong những năm qua, tôi thấy có nhiều điểm thiếu nhất quán và đồng bộ.

Hai là, Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc chọn thời điểm và xác định giá chào bán cổ phần ra công chúng thường được tính toán làm sao có lợi nhất cho doanh nghiệp hay cổ đông hiện tại. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế chung cần được cân đối. Để đạt được điều đó, Chính phủ cần quyết tâm thực hiện lộ trình cổ phần hóa đã vạch ra. Giá chào bán cổ phần ra công chúng cần được tính toán hợp lý hơn, căn cứ vào khả năng sinh lợi thực sự của doanh nghiệp, để khuyến khích người dân tham gia. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân nhờ đó sẽ được huy động tối đa vào phát triển kinh tế thay vì chảy vào những kênh khác kém hiệu quả, không có lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi cơ chế sở hữu và quản lý sang công ty cổ phần còn việc bán để thu vốn cho ngân sách không nhất thiết phải thu ngay một lượng lớn. Do vậy, nếu việc IPO chỉ bán một phần nhỏ [dưới 10%] và lộ trình bán có thể kéo dài nhiều lần trong 3 - 5 năm thì nguồn cung cũng không tăng đột biến mà nhiệm vụ chuyển đổi doanh nghiệp cũng hoàn thành.

Quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ thì việc cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, đưa các công ty này lên sàn sẽ tạo nên một thị trường lớn hơn. Khi TTCK có đủ độ lớn, đủ tính thanh khoản thì các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào danh mục đầu tư của mình theo nguyên tắc phân chia rủi ro theo địa lý, ngành nghề... Tất nhiên việc định giá khi bán cổ phần phải được tính toán hợp lý chứ không nên đưa giá bán lên quá cao sẽ là "lợi bất cập hại". Lộ trình thực hiện cũng phải được xem xét kỹ hơn để thị trường không có phản ứng tiêu cực với điều đó. Theo tôi, quý 2 năm nay TTCK sẽ bắt đầu tăng trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng năm nay cũng phụ thuộc nhiều vào các chính sách mới của Nhà nước và chỉ số lạm phát đứng ở mức nào

Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần có dự báo tốt về nguồn ngoại tệ đổ vào TTCK và giải quyết đúng đắn trong mối quan hệ với lạm phát. Nếu có bước dự đoán đúng thì NHNN có thể phát hành trái phiếu thu tiền đồng để mua USD của NĐT nước ngoài, điều này giúp NĐT có tiền để mua chứng khoán mà không tăng lượng cung tiền gây lạm phát... Từ đó có thể nói rằng, việc TTCK phát triển như thế nào là tùy thuộc vào các cơ quan hoạch định chính sách.

Bốn là, Cơ quan quản lý là người điều phối thị trường, giữ nhịp cho thị trường phát triển nên các chính sách phải có sự ổn định. Phải giải quyết được những vướng mắc hiện nay để tạo dựng niềm tin NĐT trong và ngoài nước. Tâm lý NĐT đang cực thấp nên phải "tiêm" vào một "liều thuốc hồi sinh". Vấn đề quan trọng là khơi thông được nguồn tiền để đầu tư vào TTCK. TTCK phát triển mạnh lên thì nguồn vốn từ các nơi khác như bất động sản, vàng... sẽ tự động chảy về. Khi đó, thị trường bất động sản cũng sẽ tự lắng dịu mà không cần Nhà nước phải có những chính sách kiềm chế. Các thị trường như bình thông nhau nên sự điều tiết sẽ diễn ra tự nhiên hơn mà không cần cơ quan quản lý nhà nước phải can thiệp quá sâu.

Video liên quan

Chủ Đề