Giáo án chủ điểm biết ơn thầy cô

"Hôm nay em đi đến trường, từng ánh mắt vui bên thầy cô, cho em thơ ngàn câu hát, lời yêu thương vô bến bờ..."

Tháng 11 lại về mang theo cơn gió thu nhè nhẹ mơn man trên cánh hoa ban tím, mang theo ánh nắng dịu dàng, trong trẻo, cũng là lúc học sinh chúng em có dịp hướng lòng mình về những người thầy, người cô, cũng như các cô chú cán bộ nhân viên trong nhà trường, những người luôn tận tâm săn sóc và dạy dỗ chúng em nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Nhưng năm nay, chúng em chưa được đến trường, không thể tham dự buổi sinh hoạt chung cùng bạn bè và thầy cô, tuy nhiên, chúng em vẫn được tham gia các hoạt động và buổi sinh hoạt ý nghĩa với chủ đề "Biết ơn thầy, cô giáo".

Qua buổi sinh hoạt, các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa ngày 20/11, và từ đó biết thể hiện tình cảm tri ân của mình gửi tới các thầy cô.

Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt:

THÁNG 10

CHỦ ĐỀ : BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO.

Hoạt động 1

 Thầy giáo, cô giáo của chúng em.

 I.Mục tiêu:

 - HS biết được thông tin về thầy, cô giáo trong trường mình.

 - Giáo dục HS tình cảm yêu trường, yêu lớp và kính trọng thầy, cô giáo.

 II. Quy mô hoạt động:

 - Tổ chức theo quy mô lớp.

 II. Tài liệu, phương tiện:

- Một số tư liệu về thành tích của thầy, cô giáo trong thời gian qua.

- Tư liệu về thành tích truờng.

 III. Các bước tiến hành:

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề: Biết ơn thầy giáo cô giáo - Hoạt động 1: Thầy giáo, cô giáo của chúng em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2012 THÁNG 10 CHỦ ĐỀ : BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO. Hoạt động 1 Thầy giáo, cô giáo của chúng em. I.Mục tiêu: - HS biết được thông tin về thầy, cô giáo trong trường mình. - Giáo dục HS tình cảm yêu trường, yêu lớp và kính trọng thầy, cô giáo. II. Quy mô hoạt động: - Tổ chức theo quy mô lớp. II. Tài liệu, phương tiện: - Một số tư liệu về thành tích của thầy, cô giáo trong thời gian qua. - Tư liệu về thành tích truờng. III. Các bước tiến hành: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Ổn định : 2. Tiến hành : * Buớc 1 : Chuẩn bị. - Phổ biến nội dung, kế hoạch: Mời thầy cô giáo đến dự. - Cho HS sắp xếp bàn ghế. * Bước 2 : Tiến hành. - Cho cả lớp hát tập thể - Từng thầy cố giáo đứng lên giới thiệu về mình với HS. Nếu vắng giáo viên chủ nhiệm làm thay. - GV giới thiệu thành tích trường * Bước 3 : Nhận xét – đánh giá . - Nhận xét chung. - Tuyên dương những em chăm,ngoan. - Chuẩn bị hoạt động lần sau : Chúng em hát về thầy cô giáo . - Lớp truởng báo cáo sỉ số + cho cả lớp hát. - Xếp bàn ngay ngắn : Thầy cô ngồi trên nhìn xuống. HS ngôi dưới nhìn lên. - Lớp được làm vệ sinh sạch, đẹp. - HS hát bài em yêu trường em. - HS chú ý lắng nghe và có thể hỏi thêm tự do. - HS chú ý nghe và hỏi thêm. - HS hát vài bài. - Mỗi em chuẩn bị thuộc một bài hát về thầy cô để lần sau biểu diễn.

Tài liệu đính kèm:

  • THANG 11 T1.doc

HĐGD: CHỦ ĐỀ  BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

HOẠT ĐỘNG 3: HỘI VUI HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU

- Góp phần củng cố cho HS các kiến thức, kĩ năng đã được học trong các môn học.

- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS.

- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô khối lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm, loa đài, thiết bị âm thanh, micro,…

- Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.

- Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập,…

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị

- Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tậpgồm 3 phần: Phần 1: Khởi động: Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát; Phần 2: Khám phá: Thi hiểu biết; Phần 3: Trải nghiệm [thể hiện năng khiếu]   

- Mỗi lớp thành lập một đội thi khoảng 10 HS.

-         Yêu cầu các đội tự lập nhóm hoặc cá nhân chuẩn bị để thể hiện năng khiếu [múa hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa … Nội dung của phần thi là thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo]. Mỗi đội có thể lập thành một hoặc 2 nhóm tùy sở thích và năng khiếu các thành viên.

-         GVCN phối hợp với các GV khác chuẩn bị nội dung các câu hỏi, bài tập, tình huống và đáp án phù hợp với mỗi môn học.

-         Các bài hát :

+ Thầy cô cho em mùa xuân[ Một bông hồng em dành tặng cô…]

+ Ngày đầu tiên đi học[ ngày đầu tiên đi học…]

+ Đi học[Hôm qua em tới trường…]

+ Cô Giáo[mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…]

+ Bụi Phấn [Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi …]

+ Khi tóc thầy bạc trắng[Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh…]

-         Hệ thống câu hỏi:

+ Câu 1: Ngày 20/11 có tên là ngày Nhà Giáo Việt Nam từ năm nào? 
[ ngày 28 tháng 9 năm 1982] 

      + Câu 2: Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục vào ngày, tháng, năm nào?[15/10/1968]

+ Câu 3. Tìm những câu ca dao [tục ngữ] ca ngợi truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta? [- Tôn sư trọng đạo. - Nhất tự vi sư bán tự vi sư. - Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. - Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.] 
+ Câu 4: Câu nói nổi tiếng “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người “ là của ai? [Bác Hồ]

+ Câu 5: Cứ mỗi độ tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại nhắc nhở con cháu câu gì để tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn thầy cô? [ Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy]

+ Câu 6: Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2 bạn sẽ đứng thứ mấy?

      + Câu 7: Viết tên 3 bài hát về thầy cô giáo.?

Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập

Phần 1: Khởi động: Trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát:

-         Nêu tên trò chơi

-         Phổ biến luật chơi: Nghe đoạn nhạc đoán tên bài hát. Đội nào đoán nhanh nhất sẽ phất cờ dành câu trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai đội kia được quyền trả lời và đúng được 8 điểm. Kết thúc phần thi đội nào nhiều điểm sẽ thắng.

-         Tổ chức cho hai đội chơi

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Phần 2: Khám phá: Thi hiểu biết

-         Phổ biến luật chơi:

+ Hai đội chia làm 5 cặp buộc chân vào nhau di chuyển lên bốc thăm, ghi đáp án sau mỗi câu hỏi.

+ Sau khi kết thúc câu hỏi hai cặp của 2 đội di chuyển nhanh lên ghi đáp án vào bảng. Mỗi đáp án đúng 10 điểm.

-         Tổ chức cho hai đội chơi

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Phần 3: Trải nghiệm    

-         Yêu cầu các đội tự lập nhóm hoặc cá nhân chuẩn bị để thể hiện năng khiếu [múa hát, kể chuyện, vẽ tranh, cắm hoa … Nội dung của phần thi là thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo]. Mỗi đội có thể lập thành một hoặc 2 nhóm tùy sở thích và năng khiếu các thành viên.

- GV lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi hoặc giới thiệu sản phẩm của mình.

- Đánh giá cho điểm: Cho khán giả và các thành viên giơ tay cho tiết mục mình thích, GV đếm số lượng, mỗi người thích tính 1 điểm [Hỏi đếm không cho biết sẽ lấy điểm].

-         Kết thúc, tuyên bố điểm, đội thắng.

Bước 3: Tổng kết và trao giải

- GV tổng kết, đánh giá, công bố các cá nhân và đội đạt giải thưởng.

- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

Video liên quan

Chủ Đề