Giáo án Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, đến các bạn học sinh.

Giáo án Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ

Đây sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn học sinh lớp 10 có thể chuẩn bị bài đầy đủ và nhanh chóng, mời tham khảo dưới đây.

Soạn văn 10: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

  • Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
    • I. Ẩn dụ
    • II. Hoán dụ

Soạn bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

I. Ẩn dụ

Câu 1. Đọc những câu ca dao trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

- Các từ thuyền, bến, cây đa, con đò trong các câu ca dao trên còn mang nội dung khác.

- Nội dung đó là:

  • Thuyền, con đò: người ra đi - thường là chàng trai
  • Bến, cây đa: người ở lại - thường là người con gái

b.

- Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau về nội dung ý nghĩa hiện thực (thuyền, bến, cây đa, bến cũ, con đò là các sự vật khác nhau).

- Để hiểu được nội dung hàm ẩn cần hiểu được bản chất của sự vật, và liên tưởng: Các sự vật thuyền - bến - cây đa, bến cũ - con đò dùng để chỉ tình cảm của con gắn bó. Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người con gái luôn chờ đợi, thủy chung. Ngược lại thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi.

Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích trong SGK:

a.

  • Ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựu có màu đỏ, gợi liên tưởng đến đốm lửa).
  • Tác dụng: Hình ảnh hoa lựu hiện lên rực rỡ, tràn đầy sức sống.

b.

  • Ẩn dụ: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm.
  • Tác dụng: Nói đến những thứ văn mơ mộng, xa rời thực tế cuộc sống.

c.

  • Ẩn dụ: giọt long lanh
  • Tác dụng: Âm thanh của tiếng chim được cảm nhận bằng thị giác, giống như những giọt âm thanh của mùa xuân.

d.

  • Ẩn dụ: thác chỉ những khó khăn, gian khổ; chiếc thuyền ta: con thuyền của cách mạng.
  • Tác dụng: Khẳng định con đường cách mạng dù khó khăn nhưng vẫn quyết vượt qua.

e.

  • Ẩn dụ: phù du: ý chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi, không có ích. Phù sa hình ảnh nói về những gì có giá trị, làm cho dòng sông - cuộc đời trở nên màu mỡ. Đó là hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng của nhà thơ.
  • Tác dụng: Diễn tả sinh động sự thay đổi của nhà thơ trên con đường sáng tác thơ ca.

Câu 3. Quan sát một vật quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ.

Câu văn: Một quả cầu khổng lồ có màu đỏ đang nhô lên từ chân trời phía đông.

(Ẩn dụ: một quả cầu khổng lồ - mặt trời)

II. Hoán dụ

Câu 1. Đọc những câu trong SGK và trả lời câu hỏi:

a.

- Từ đầu xanh: người còn trẻ;má hồng: những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Đó là cách nói ám chỉ nhân vật Thuý Kiều.

- Áo nâu: người nông dân; áo xanh: người công nhân.

b. Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của đối tượng đó, cần phải dựa vào quan hệ gần nhau (tương cận) giữa hai sự vật hiện tượng.

  • Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể: như đầu xanh, má hồng với con người.
  • Quan hệ giữa vật có dấu hiệu và dấu hiệu của vật: áo nâu là trang phục quen thuộc của người nông dân, áo xanh là trang phục quen thuộc của người công nhân.

Câu 2.

a.

- Hoán dụ là thôn Đoài, thôn Đông: nói đến người sống trong thôn Đoài, thôn Đông.

- Ẩn dụ là cau và trầu không dùng để nói tình cảm trai gái (vì cau trầu dùng vào việc cưới hỏi, nên trong ngữ cảnh, chúng có mối tương đồng với đôi trai gái).

b. Câu thơ của Nguyễn Bính sử dụng cả hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ. Câu thơ là lời bày tỏ nỗi nhớ của chàng trai với cô gái. Còn câu thơ Thuyền về lại là lời của cô gái hỏi của cô gái dành cho chàng trai.

Câu 3. Quan sát một sự vật, nhân vật quen thuộc và thử đổi tên gọi của chúng theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết về một đoạn sự vật, nhân vật đó.

Câu văn: Hôm nay, làng xóm em cùng nhau vui mừng chiến thắng.

(Hoán dụ: Làng xóm em - những người sống trong làng xóm).