Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi

Giao dịch dân sự là hợp đồng [các bên] hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

1/     Một trong các điều kiện để thực hiện giao dịch dân sự thì người thực hiện giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Trong đó:

     - Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và nó xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra cho tới khi cá nhân chết đi.

     - Năng lực hành vi dân sự là khả năng của chủ thể do pháp luật quy định bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

2/     Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân là như nhau và không bị hạn chế, nhưng năng lực hành vi dân sự được xác định theo độ tuổi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

     - Người thành niên: người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo qui định tại điều 22, 23, 24 Bộ luật dân sự 2015.

     - Người chưa thành niên: người chưa đủ 18 tuổi chưa có đủ năng lực hành vi dân sự và các giao dịch dân sự của người chưa thành niên phải phụ thuộc vào người đại diện theo pháp luật, hoặc được thực hiện một số giao dịch mà pháp luật cho phép tùy thuộc vào giai đoạn tuổi, cụ thể theo quy định dưới đây.

“Điều 21. Người chưa thành niên:

           1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

           2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

           3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

          4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân  sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

3/     Ngoài ra, còn một số trường hợp các cá nhân mặc dù đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có năng  lực hành vi dân sự hoặc không đầy đủ năng lực hành vi dân sự là các cá nhân thuộc các trường hợp theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự:

          Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

          Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

          2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."

"Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

          Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

          2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ  chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

"Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự:

          Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

          Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

          2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

          3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu  quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự."

Như vậy, tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà một cá nhân được xác định là có "đủ năng lực" để xác lập một giao dịch dân sự hợp pháp theo quy định của pháp luật hay không. Chúng ta nên lưu ý yếu tố độ tuổi cũng như một số ngoại lệ luật định nêu trên trước khi giao kết một giao dịch dân sự nào đó để tránh rủi ro, tranh chấp không đáng có về sau, cũng như tránh hậu quả pháp lý xấu nhất là hợp đồng vô hiệu. 

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: [028] 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

 

- Tác giả bài viết: Minh Thư -

Chào luật sư, Vừa rồi tôi có mua 5 tờ vé số của một cháu bé khoảng 5 đến 6 tuổi đi bán dạo. Khi về nhà tình cờ 5 tờ vé số đó của tôi có 3 tờ trúng giải, tiền thưởng là 15 triệu đồng. Vào sáng sớm ngày hôm sau, mẹ của cháu bé bán vé số cho tôi có đến tìm gặp tôi và muốn đòi lại 5 tờ vé số tôi đã mua của cháu vì lý do đấy là vé số chị đấy mua về vì chơi xổ số chứ không phải để bán, do cháu còn nhỏ nên không biết mang đi bán nhầm và nói sẽ trả lại tôi 50k tiền mua vé số của cháu bé. Trong trường hợp này tôi có phải trả lại chị kia 5 tờ vé số không?

Nguồn ảnh: Internet

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, giao dịch mua bán vé số của bạn với cháu bé kia là giao dịch dân sự mua bán trao đổi với người chưa thành niên, cần phải xác định được giao dịch đó có phải là giao dịch dân sự vô hiệu hay không:

Điều 21 Bộ luật dân sự 2015. Người chưa thành niên:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Cần xác định cháu bé bán vé số cho bạn có độ tuổi là bao nhiêu, nếu:

- Cháu bé dưới 6 tuổi, trong trường hợp này giao dịch dân sự của cháu bé cần phải được thực hiệu bởi người đại diện của cháu bé là mẹ cháu, nếu như tự ý cháu thực hiện thì giao dịch đó là vô hiệu, mẹ của cháu bé trong trường hợp này hoàn toàn có thể đòi lại 5 tờ vé số đó.

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cháu bé có độ tuổi từ đủ 6 tuổi trở lên,theo quy đinh tại điểm a-Khoản 2-Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch với người từ đủ 6 tuổi sẽ không bị vô hiệu:

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a] Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b] Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c] Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, trường hợp của bạn cần xác định rõ độ tuổi của cháu bé và làm rõ được việc cháu bé ban đầu đi bán những tấm vé số đó có được sự đồng ý của mẹ cháu bé hay không, khi có đủ căn cứ chứng minh giao dịch mua bán vé số của bạn là hợp lệ thì bạn sẽ không phải trả lại cho mẹ cháu 5 tờ vé số đã mua.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Video liên quan

Chủ Đề