Giấy phép lưu hành xe ô tô là gì

Người lái ô tô bắt buộc phải mang đầy đủ các loại giấy tờ xe ô tô. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe và giam giữ xe.

Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, những giấy tờ xe ô tô khi tham gia giao thông mà người điều khiển xe cần mang theo bao gồm:

  • Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
  • Giấy đăng ký xe ô tô
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
  • Trong trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển xe phải cung cấp giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe.
Khi tham gia giao, người lái xe bắt buộc phải mang đầy đủ các loại giấy tờ xe ô tô

Xem thêm:

Người điều khiển xe lưu ý theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các loại giấy tờ xe ô tô mang theo đều phải là bản gốc, giấy tờ photo sẽ không có hiệu lực thay thế. Mặt khác trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định một số lỗi cần áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tạm giữ giấy tờ xe để người vi phạm giao thông hoàn tất thủ tục nộp phạt mới giao trả giấy tờ chính. Do đó giấy tờ mang theo khi đi ô tô bắt buộc phải là bản gốc.

Không mang giấy tờ xe ô tô phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt không có giấy tờ xe ô tô như sau:

Giấy đăng ký xe

Lỗi không có Giấy đăng ký xe (cavet) bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Lỗi không mang Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi không có Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng

Xem thêm:

Giấy phép lái xe

Lỗi không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Lỗi mang theo Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. Trừ trường hợp Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Lỗi không có Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng

Xem thêm:

Sổ đăng kiểm

Lỗi không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường – Sổ đăng kiểm (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.

Lỗi không mang Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi không có Sổ đăng kiểm hoặc đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng

Bảo hiểm xe

Lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Lỗi không có hoặc không mang Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng

Duy Dương

Ngày hỏi:20/07/2017

Quy định về giấy chứng nhận lưu hành xe bốn bánh có gắn động cơ? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Bích Thủy. Tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là giấy chứng nhận lưu hành xe bốn bánh có gắn động cơ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (bthuy***@gmail.com)

  • Giấy chứng nhận lưu hành xe bốn bánh có gắn động cơ được quy định tại Điều 16 Thông tư 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

    1. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành

    a) Trường hợp kiểm tra lần đầu: 18 tháng đối với Xe mới, chưa qua sử dụng đến 02 năm, kể từ năm sản xuất; 12 tháng đối với các trường hợp còn lại (kể cả Xe không xác định được năm sản xuất);

    b) Các lần kiểm tra tiếp theo: 12 tháng;

    c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận lưu hành không vượt quá thời hạn của Giấy đăng ký Xe (nếu có).

    2. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành phải có cùng một seri và có nội dung phù hợp với thông số kỹ thuật của Xe; Giấy chứng nhận lưu hành được giao cho chủ xe để mang theo khi lưu hành trên đường, Tem lưu hành được dán tại góc trên bên phải kính chắn gió phía trước Xe. Trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa Xe đi kiểm tra lưu hành để cấp lại.

    3. Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả, sửa chữa, tẩy xóa hoặc Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp không phù hợp với Xe đã kiểm tra, các Đơn vị đăng kiểm phải thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành đã cấp (nếu còn hiệu lực).

    4. Giấy chứng nhận lưu hành, Tem lưu hành hết hiệu lực khi:

    a) Xe đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành và Tem lưu hành mới;

    b) Đã có khai báo mất của chủ Xe;

    c) Đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị đăng kiểm;

    d) Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

    Trên đây là nội dung tư vấn về giấy chứng nhận lưu hành xe bốn bánh có gắn động cơ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 86/2014/TT-BGTVT.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá tải trọng là những phương tiện có tổng trọng lượng xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ đã được công bố.

Trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng không thể tháo rời hoặc lưu hành phương tiện có tổng trọng lượng vượt quá tải trọng thì trước khi đưa xe tham gia giao thông, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển xe buộc phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe.

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư 46/2015, xe quá trọng tải chỉ được cấp Giấy phép lưu hành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1 - Trường hợp đặc biệt.

2 - Trường hợp không còn phương án vận chuyển nào khác

3 - Trường hợp không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.

  2. Đến đâu để xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?

Theo Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng thuộc về các cá nhân sau:

- Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ: Cấp Giấy phép lưu hành xe trong phạm vi cả nước.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Cấp Giấy phép lưu hành xe trong trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Do đó, tùy vào trường hợp mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng có thể đến Sở Giao thông Vận tải hoặc Cục Quản lý đường bộ hoặc Bộ Giao thông Vận tải.

Giấy phép lưu hành xe ô tô là gì
Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng xin ở đâu? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng thực hiện thế nào?

Hiện nay, thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng đang được thực hiện theo Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.

Để thuận lợi khi làm thủ tục, cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ.

Bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn Đề nghị cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng theo mẫu

- Bản sao Giấy đăng ký xe/Giấy đăng ký tạm thời đối với xe mới nhận.

- Bản sao Giấy đăng kiểm xe ô tô; bản sao tính năng kỹ thuật của xe do nhà sản xuất gửi kèm theo (áp dụng với xe mới nhận).

- Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có).

Các nội dung của phương án vận chuyển gồm:

+ Thông tin về tuyến đường vận chuyển;

+ Thông tin về phương tiện vận chuyển;

+ Thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng gồm: Thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển.

Bước 3: Tiến hành khảo sát đường bộ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thuộc trường hợp phải khảo sát đường bộ, cơ quan có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu lưu hành xe phải chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản chi phí có liên quan.

Bước 4: Nhận Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng.

Nếu không thuộc trường hợp phải khảo sát đường bộ, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp phải khảo sát đường bộ, cá nhân, tổ chức được cấp cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.

4. Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng sử dụng trong bao lâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, thời hạn sử dụng của Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng được xác định như sau:

Trường hợp

Thời hạn của Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng

Xe quá tải trọng không phải thực hiện điều kiện bắt buộc như đi theo làn, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ

Lưu hành trên đường, đoạn đường đã được cải tạo, nâng cấp đồng bộ

Tối đa 90 ngày

Lưu hành trên đường, đoạn đường chưa được cải tạo, nâng cấp hoặc cải tạo, nâng cấp chưa đồng bộ

Tối đa 30 ngày

Xe quá khổ giới hạn phải thực hiện điều kiện bắt buộc như đi theo làn, có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải gia cường đường bộ

Tối đa 30 ngày

Lưu ý: Thời hạn sử dụng của Giấy phép lưu hành xe phải nằm trong thời hạn hiệu lực của giấy đăng kiểm.

Trên đây là những thông tin về thủ tục và thời hạn của Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng. Nếu gặp khó khăn khi làm thủ tục, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Cách tính % quá tải của xe và mức phạt vi phạm mới nhất