Gửi đơn kiện ở đâu

Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại.
Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ tịch UBND cấp xã theo quy định tại Điều 17 Luật khiếu nại, người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan [nếu có] cho người có thẩm quyền.

Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại. Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm: + Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. + Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì UBND xã tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

Việc xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại, Mục 2, chương II của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

Bước 4: Tổ chức đối thoại [nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau]. Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thì cơ quan, tổ chức phải đối thoại với người khiếu nại Đại diện cơ quan giải quyết khiếu nại trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại. Khi đối thoại, đại diện cơ quan có thẩm quyền nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và trong thời hạn 03 ngày làm việc và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Bức xúc trước một quyết định hành chính, tôi gửi đơn khiếu nại đến mấy cơ quan. Một người bạn cho rằng nếu gửi đơn như thế sẽ không ai giải quyết đâu. Xin hỏi, muốn khiếu nại một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính phải theo trình tự thủ tục thế nào? 

Nội dung này được Luật sư Nguyễn Thiện Hùng tư vấn như sau:

  • Cũng không phải như người bạn của bạn nói là gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi thì không ai giải quyết, mà vấn đề là đơn cần được gửi đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải được gửi đến cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Theo Luật Khiếu nại hiện hành, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ [gọi chung là Bộ trưởng] thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [gọi chung là cấp tỉnh] thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.


Nguồn:

SỞ TƯ PHÁP TỈNH KHÁNH HÒA

Khi chuẩn bị kiện ai đó, một trong những điều mà những người khởi kiện quan tâm đầu tiên đó là nộp đơn ở Tòa án nào, ở đâu? Thuật ngữ pháp lý gọi là Thẩm quyền của Tòa án. Cách xác định thẩm quyền của Tòa án được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quá đơn giản nhưng cũng không hề phức tạp. Trong bài viết này tôi sẽ cung cấp cho bạn các quy định để bạn có thể căn cứ vào đó xác định được với từng vụ việc thì nộp đơn kiện ở Tòa án nào.

Trước tiên, bạn hãy chú ý phân biệt giữa vụ án dân sự và việc dân sự [hay còn được hiểu là tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự]. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để bạn xác định thẩm quyền của Tòa án.

Chắc hẳn đa phần mọi người đều nghĩ rằng, khi có vụ việc phải giải quyết tại tòa án nghĩa là đã có tranh chấp xảy ra giữa các đương sự và có một hoặc nhiều người đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án, kiện một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Nhưng thực ra không phải mọi trường hợp ra Tòa Dân sự đều là khởi kiện và có tranh chấp. Có những việc được yêu cầu tòa giải quyết mà không xuất phát từ bất kỳ tranh chấp hay mẫu thuẫn nào cả, thậm chí là khi ra tòa cũng chỉ cần có 1 bên. Vậy tại sao lại cần phải ra tòa? Đơn giản vì luật quy định những việc đó, yêu cầu đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào khác.

Chắc không có cách giải thích hay phân tích nào dễ hiểu bằng ví dụ cụ thể, vì vậy tôi sẽ đưa ra các trường hợp cụ thể luôn để bạn dễ dàng nhận biết và so sánh. Kèm theo đó là việc xác định Thẩm quyền của Tòa án, tức là bạn sẽ biết với những tranh chấp, yêu cầu như vậy thì bạn sẽ nộp đơn ở Tòa án nào, ở đâu.

Nội dung bài viết tương đối dài, vì vậy nếu như bạn chỉ cần xem 1 mục nhỏ, bạn có thể xem theo mục lục dưới đây:

Mẹo tìm kiếm nhanh: Tại trình duyệt máy tính bạn đang dùng để xem bài viết, ấn tổ hợp phím “Ctrl + F”, sau đó đánh cụm từ mà bạn muốn tìm kiếm. VD: “ly hôn”, “tài sản”… Và ấn Enter để đến kết quả mình cần

Nếu xem trên điện thoại, bạn cũng có thể dùng chức năng tìm kiếm trên điện thoại.

VỤ ÁN DÂN SỰ – TRANH CHẤP DÂN SỰ

1. VỤ ÁN DÂN SỰ – Điều 26 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc

+ Nơi bị đơn có trụ sở

Tòa Dân sự
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. Cấp Tỉnh
Tòa Dân sự
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự

2. VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – Điều 28 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc

+ Nơi bị đơn có trụ sở

Tòa Gia đình và người chưa thành niên
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
5. Tranh chấp về cấp dưỡng. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên

3. VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI – Điều 30 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc

+ Nơi bị đơn có trụ sở

Tòa Dân sự
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế

4. VỤ ÁN LAO ĐỘNG – Điều 32 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a] Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b] Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c] Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d] Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ] Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc

+ Nơi bị đơn có trụ sở

Tòa Dân sự
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a] Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b] Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c] Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d] Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Cấp Huyện
Tòa Dân sự
4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

VIỆC DÂN SỰ – YÊU CẦU DÂN SỰ

1. VIỆC DÂN SỰ – Điều 27 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cấp Huyện Nơi người bị yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
5a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài. Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc

+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Dân sự
5b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc

+ Nơi người gửi đơn có trụ sở

Tòa Dân sự
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Cấp Huyện Nơi tổ chức hành nghề công chức có trụ sở
Tòa Dân sự
7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 470 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cấp Huyện Nơi có tài sản
Tòa Dân sự
9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Cấp Huyện + Nơi cơ quan thi hành án có trụ sở hoặc

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc Thi hành án

Tòa Dân sự
Đối với các yêu cầu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 trên đây thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.

2. VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – Điều 29 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cấp Huyện Nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Cấp Huyện Nơi 1 trong các bên thuận tình, thỏa thuận cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện + Nơi 1 trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc

+ Nơi người con đang cư trú [trường hợp người khác yêu cầu]

Tòa Gia đình và người chưa thành niên
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Cấp Huyện Nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Cấp Huyện Nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Cấp Huyện Nơi một trong những người có tài sản chung cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
9a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài. Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc

+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Gia đình và người chưa thành niên
9b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc

+ Nơi người gửi đơn có trụ sở

Tòa Gia đình và người chưa thành niên
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên

Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật [Yêu cầu 1] thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết

Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn [Yêu cầu 4] thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

3. VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI – Điều 31 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Cấp Huyện Nơi có trụ sở doanh nghiệp
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Cấp Tỉnh Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại
Tòa Kinh tế
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Cấp Tỉnh Nơi có cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa
Tòa Kinh tế
4a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc

+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Kinh tế
4b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc

+ Nơi người gửi đơn có trụ sở

Tòa Kinh tế
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. Cấp Tỉnh +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc

+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Kinh tế

4. VIỆC LAO ĐỘNG – Điều 33 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu

Tòa án cấp nào

Tòa án ở đâu

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Cấp Huyện Nơi giao kết hoặc thực hiện HĐLĐ, Thỏa ước LĐ tập thể
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Cấp Tỉnh Nơi xảy ra cuộc đình công
Tòa Lao động
3a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài. Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc

+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Lao động
3b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc

+ Nơi người gửi đơn có trụ sở

Tòa Lao động
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài. Cấp Tỉnh +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc

+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Lao động
Những tranh chấp, yêu cầu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

trừ trường hợp:

Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam

Như vậy bạn đã có thể phân biệt được vụ án – tranh chấp dân sự dân sự và việc – yêu cầu dân sự chưa? Nếu bạn vẫn muốn có thêm sự so sánh tổng quát thì bạn có thể xem bảng dưới đây. Không phải là sự so sánh đầy đủ tất cả các tiêu chí nhưng sẽ là những tiêu chí cơ bản và tương đối để bạn có thể phân biệt một cách đơn giản:

SO SÁNH TỔNG QUÁT

So sánh

Vụ án dân sự

Việc dân sự

Tính chất Có tranh chấp

Có đối kháng về lợi ích

Không có tranh chấp

không có đối kháng về lợi ích

Nộp đơn gì? Nộp đơn khởi kiện Nộp đơn yêu cầu
Thủ tục Phức tạp hơn Đơn giản hơn
Thời gian Lâu hơn [~ 137-281 ngày] Nhanh hơn [~ 63-100 ngày]
Xét xử Mở phiên tòa Mở phiên họp
Kết quả Bản án Quyết định
Nộp tiền gì? Án phí Lệ phí Tòa án [ít hơn Án phí]

 Tham khảo thêm:

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã có thể tự xác định thẩm quyền của Tòa án chưa? Nếu như có việc liên quan, bạn có thể xác định được sẽ phải nộp đơn ở Tòa án nào không? Nếu bạn muốn trao đổi thêm hoặc có những câu hỏi liên quan, bạn có thể gửi phản hồi ở dưới bài viết này hoặc liên hệ riêng để được tư vấn.

Nếu quan tâm đến các bài viết của chúng tôi, bạn có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề