Hạ lãi suất ảnh như thế nào đến kinh tế năm 2024

Động thái giảm lãi suất điều hành từ ngày 15/03/2023 của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] được các chuyên gia nhận định sẽ ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến kinh tế.

* Nóng: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành

Trong bối cảnh đó lạm phát trong nước được kiểm soát, đồng thời tổ chức tín dụng [TCTD] cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động, do đó để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, NHNN quyết định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành.

Hạ lãi suất điều hành tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế nhận định việc giảm lãi suất điều hành sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Và như vậy, dòng vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như dòng vốn vay trên thị trường sẽ trở nên rẻ hơn, và các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng, vốn vay. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp sản xuất tốt hơn và có nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh doanh

Thứ hai, việc giảm lãi suất điều hành cũng làm cho VND lên giá, từ đó tạo ra lợi thế cho hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải đi vay tiền để chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc vay tiền chuyển sang USD để đặt cọc thanh toán với nước ngoài. Vì thế, việc này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Nhìn chung, việc hạ lãi suất điều hành này có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, bởi vì người mua nhà hay vay tiêu dùng sẽ nhận được mức lãi suất rẻ hơn… Từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Ông Thịnh cũng dự báo ngay từ tháng 4 này, mặt bằng lãi suất của nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm khoảng 1.5-2%.

Hỗ trợ thanh khoản cho thị trường

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM việc giảm lãi suất điều hành sẽ làm giảm lãi suất huy động cũng như cho vay, và dòng tiền trong nền kinh tế sẽ dồi dào hơn. Điều này cũng hợp lý, vì thời gian qua, VND luôn giảm giá so với USD. Việc này giúp có thêm dư địa để NHNN mua USD vào để tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời cung VND ra để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường.

Bởi vì mức lãi suất hiện nay đang quá cao, và tăng trưởng tín dụng trong năm nay thấp kỷ lục so với những năm trước. Và các ngân hàng không giải ngân cho vay được, nên động thái này phù hợp để có thể kích thích phần nào thị trường tăng trưởng trở lại.

Mức lãi suất quá cao như hiện nay khiến cho nền kinh tế gần như đình đốn, các doanh nghiệp không mặn mà trong sản xuất kinh doanh.

“Trong thời gian tới, lãi suất sẽ có xu hướng chung là giảm và kích thích các yếu tố khác tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro nếu như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] vẫn duy trì chính sách tăng lãi suất, thì xu hướng giảm lãi suất của Việt Nam sẽ không quá mạnh vì sẽ tác động đến tỷ giá.

Nếu Fed thấy sau các vụ đổ vỡ vừa qua của các ngân hàng [SVB, Signature Bank], việc tiếp tục tăng lãi suất sẽ có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính, họ có thể cân nhắc lại việc tăng lãi suất nhằm cân đối giữa lạm phát và tăng trưởng.

Do đó, trong quý 2 hoặc quý 3, lãi suất sẽ có thể giảm tiếp thêm 1 điểm phần trăm, bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lường từ bên ngoài”, TS. Huân dự báo.

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động

Trong ngày 16/03/2023 nhiều ngân hàng đã cập nhật lại biểu lãi suất huy động mới, giảm lãi suất huy động chủ yếu là kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Tính đến 16/03/2023, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1-3 tháng được các ngân hàng duy trì trong khoảng 4.9-6%/năm, kỳ hạn 6-9 tháng nằm trong khoảng 5.8-9%/năm, kỳ hạn 12 tháng trong khoảng 7.1-9.2%/năm.

Ở kỳ hạn 12 tháng, Vietbank là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao nhất với 9.2%/năm. Kế đó là SCB ở mức 9%/năm, KLB là 8.9%/năm.

Giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đang tin rằng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhiều khả năng ngay từ tháng 3. Tuy nhiên, giới chức Fed lại không lạc quan đến vậy: họ dự báo sẽ chỉ có 3 lần hạ lãi suất trong cả năm, bằng một nửa số lần giảm lãi suất mà thị trường dự đoán, và phát tín hiệu rằng đợt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra muộn hơn so với mong đợi của thị trường.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới chênh lệch như vậy về kỳ vọng giữa nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ?

CƠ SỞ ĐỂ THẬN TRỌNG VÀ LẠC QUAN

Dù dự báo sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, các quan chức Fed vẫn tỏ quan điểm dè dặt, cho rằng còn rất nhiều bấp bênh xung quanh việc liệu lạm phát có tiếp tục xu hướng giảm về phía mục tiêu 2% hay không. Vì sự bấp bênh này, Fed vẫn để ngỏ khả năng tăng thêm lãi suất, cho dù thị trường gần đây thường phớt lờ mỗi khi các quan chức Fed đưa ra những phát biểu cứng rắn.

“Sân bay đã hiện ra trước mắt rồi. Nhưng hạ cánh một máy bay không phải là việc dễ dàng, nhất là khi tầm nhìn còn đang bị che khuất bởi sương mù, và những cơn gió thuận hay gió chướng đều có thể ảnh hưởng tới quá trình hạ cánh. Nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục có những diễn biến ngoài kỳ vọng”, Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, ông Thomas Barkin, phát biểu tại một sự kiện vào hôm thứ Tư tuần trước.

“Đó là lý do vì sao khả năng tăng thêm lãi suất vẫn còn để ngỏ”, ông Barkin nói thêm.

Quan điểm của ông Barkin cũng là quan điểm chung của hầu hết các quan chức Fed. Họ tin rằng còn quá sớm để cân nhắc nghiêm túc việc cắt giảm lãi suất, bởi có nhiều rủi ro lạm phát tăng và tình hình kinh tế còn nhiều điều khó lường.

Biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed công bố vào tuần trước cho thấy các quan chức Fed chưa sẵn sàng cho việc giảm lãi suất, nhưng đồng thời cũng là cơ sở để nhiều nhà đầu tư lạc quan rằng việc giảm lãi suất sẽ sớm được khởi động. Những nhà đầu tư lạc quan nhấn mạnh rằng theo biên bản cuộc họp trên, giới chức Fed nhận thấy rủi ro lạm phát bám trụ dai dẳng hoặc bùng trở lại “đã được loại bỏ” và “chỉ ra những rủi ro suy giảm tăng trưởng kinh té đi kém với vị thế chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức”.

“Đây là một thay đổi quan trọng trong cách mà Fed phát tín hiệu về khuynh hướng chính sách tiền tệ trong năm nay. Tôi nghĩ đó là một trong những mảnh thông tin khiến thị trường gia tăng kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất”, nhà kinh tế Lauren Goodwin của công ty New York Life Investments nói với hãng tin CNN.

“Tất cả những điều này là một sự dịch chuyển lớn nếu so với những gì họ đã nói trước đó trong năm nay”, bà Goodwin nói.

Ngoài những nhận định của Fed mang tới lạc quan rằng lãi suất sẽ bắt đầu giảm trong năm nay, dữ liệu lạm phát Mỹ thời gian gần đây cũng khuyến khích nhà đầu tư đặt cược vào giảm lãi suất.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân [PCE] - thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng - tăng 2,6% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng đỉnh 7,1% ghi nhận vào tháng 6/2022. PCE lõi, chỉ số khong bao gồm giá hai nhóm mặt hàng biến động là thực phẩm và năng lượng, tăng 3,2%.

Nếu tính trong kỳ 6 tháng, PCE lõi cả năm chỉ tăng 1,9% trong tháng 11, đánh dấu lần đầu tiên tăng thấp hơn 2% trong vòng 3 năm trở lại đây. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng con số này là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm - một kịch bản hiếm gặp mà ở đó lạm phát giảm tốc nhưng tỷ lệ thất nghiệp không tăng mạnh.

SỰ HƯNG PHẤN ĐANG BỊ GHÌM LẠI

Trên thực tế, thị trường việc làm của Mỹ vẫn đang thắt chặt. Số liệu công bố hôm thứ Sáu vừa rồi cho thấy khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế Mỹ có thêm 216.000 công việc mới trong tháng 12, vượt xa con số dự báo 160.000 công việc mới mà giới chuyên gia đưa ra trước đó. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp giữ ổn định ở mức thấp 3,7%.

Tất cả những yếu tố này khiến các nhà đầu tư có quan điểm lạc quan về giảm lãi suất tin rằng trong năm nay, Fed sẽ giảm lãi suất nhiều lần hơn so với những gì mà chính các quan chức Fed dự kiến.

“Fed có thể sẽ không cắt giảm lãi suất tới 6 lần trong năm nay như dự báo của thị trường, nhưng hoàn toàn có thể giảm lãi suất 4 lần trong cả năm. Thị trường thường dự báo chuẩn xác hơn Fed”, Phó giám đốc đầu tư Brad Conger của công ty Hirtle Callaghan & Co. phát biểu.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát tăng vẫn còn đó - như biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed đã đánh giá - bao gồm nền kinh tế đang tăng tốc trở lại và những cú sốc giá cả có thể bất ngờ xảy ra.

Một số nhà phân tích cho rằng sắp tới thị trường sẽ đối mặt với một cuộc kiểm tra thực tế. Báo cáo việc làm khả quan của tháng 12 cho thấy khả năng hạ cánh mềm của nền kinh tế là cao, nhưng đồng thời cũng khiến nhà đầu tư phải giảm bớt kỳ vọng vào việc Fed bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 3.

Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch Tool của sàn giao dịch CME, thị trường đang đặt cược khả năng 69% Fed giảm lãi suất trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 19-20/3. Cuối tháng 12, khả năng này là hơn 80%.

“Thị trường đã hưng phấn quá mức về dự báo giảm lãi suất mà Fed đưa ra trong cuộc họp tháng 12. Sự hưng phấn đó bây giờ đang bị kiềm lại”, chiến lược gia trưởng Seema Shah của công ty Principal Asset Management nhận định trong một báo cáo hôm thứ Sáu, sau khi báo cáo việc làm tháng 12 được công bố.

Chủ Đề