Hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng năm 2024

Phân biệt các nhóm đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng không phải ai cũng biết. Xác định tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh đang thuộc nhóm đối tượng nào và các quyền, nghĩa vụ được hưởng. Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu nhé.

1. Định nghĩa thuế giá trị gia tăng và căn cứ pháp lý

Định nghĩa VAT là gì?

Thuế giá trị gia tăng [VAT] thường được đánh vào các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Đóng thuế GTGT là một trong những nghĩa vụ cần phải thực hiện đối với mọi người dân Việt Nam.

Thuế giá trị gia tăng được hiểu là một loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát trinh trong quá trình sản xuất và lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Để phân biệt nhóm đối tượng không chịu thuế, không phải kê khai tính nộp thuế và chịu thuế suất 0% được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC. Căn cứ vào thông tư này, các nhóm đối tượng được phân biệt cụ thể.

2. Sự giống nhau trong nhóm đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

.jpg]

Sự giống nhau giữa các đối tượng không chịu VAT

Các đối tượng này có cùng các đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp khi bán hàng hóa hay dịch vụ thuộc nhóm đối tượng này đều KHÔNG PHẢI nộp thuế GTGT [VAT];

- Người mua hàng hóa hay dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng này đều KHÔNG PHẢI trả thuế GTGT nên sẽ không có khoản thuế đầu vào được khấu trừ;

- Trên hóa đơn, chứng từ được lập không có hoặc gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuế.

3. Sự khác nhau trong nhóm đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

.jpg]

Sự khác nhau giữa các đối tượng không chịu VAT

3.1. Quy định về các đối tượng trong nhóm không chịu thuế GTGT

Đối với nhóm không chịu thuế. Hàng hóa thuộc đối tượng này chủ yếu phục vụ mục đích phúc lợi xã hội và được Nhà nước khuyến khích kinh doanh và sản xuất. Các mặt hàng này phần lớn do Nhà nước trả tiền. Được quy định cụ thể như sau:

- Các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra và xuất khẩu;

- Các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cho con người và vật nuôi;

- Các dịch vụ trong ngành giáo dục và hoạt động xuất bản;

- Hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước cung cấp, trả tiền như: vũ khí phục vụ quốc phòng, an ninh. Các hoạt động phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh;

- Các hàng hóa, sản phẩm phần mềm hay dịch vụ phần mềm.

Đối với nhóm không phải kê khai nộp thuế GTGT. Các đối tượng trong nhóm này mua - bán hàng hóa để phục vụ các khoản:

- Tiền thưởng, tiền hỗ trợ và tiền bồi thường do phạm vi hợp đồng;

- Khoản thu hộ hay chi hộ

3.2. Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào

Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị mà quy định về khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào khác nhau, cụ thể:

Khấu trừ và Hoàn VAT đầu vào

Không chịu thuế

Chịu thuế 0%

Không phải kê khai

x

v

v

3.3. Kê khai thuế giá trị gia tăng với bên mua - bán

Kê khai VAT với bên mua

- Đối với đối tượng bên mua không chịu thuế và không phải kê khai tính nộp thuế: Hóa đơn đầu vào không cần kê khai trên tờ khai 01/GTGT;

- Đối với đối tượng chịu thuế 0%: Phải kê khai hóa đơn đầu vào với thuế suất 0% vào chi tiêu [23] trên tờ khai 01/GTGT.

Kê khai VAT với bên bán

- Đối tượng không chịu thuế: Phải kê khai doanh thu không chịu thuế vào chỉ tiêu [26] trên tờ khai.

.jpg]

- Đối tượng chịu thuế 0%: Phải kê khai doanh thu chịu thuế 0% vào chỉ tiêu [29] trên tờ khai

.jpg]

- Đối tượng không phải kê khai thuế: Phải kê khai doanh thu vào chỉ tiêu [32a] trên tờ khai

.jpg]

3.4. Quy định xuất hóa đơn

- Đối tượng không chịu thuế và không kê khai tính thuế: Khi xuất hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ giá bán không có VAT, dòng thuế suất và VAT không ghi - gạch chéo

[1].jpg]

- Đối tượng thuế 0%: Khi xuất hóa đơn thì phải ghi rõ giá bán không có VAT, dòng thuế suất ghi “0%” và VAT ghi giá trị “0”.

.jpg]

Trên đây là thông tin liên quan đến sự phân biệt 3 nhóm đối tượng không chịu thuế, không kê khai tính thuế và tính thuế GTGT 0%. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể phân biệt các nhóm đối tượng và cách thức kê khai, khấu trừ đối với trường hợp của cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp.

Chủ Đề