Hậu quả của thuốc bảo vệ thực vật

10/06/2019 16:00

Ảnh hưởng đến cây trồng: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng làm cho cây trồng bị cháy lá, thậm chí cây trồng bị chết như việc sử dụng thuốc trừ cỏ không chọn lọc và khi phun để thuốc bám dính lên cây trồng.

Ảnh hưởng đến thiên địch: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng làm thiên địch bị thương tổn, có khi bị chết.

Lúa chết do phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc.

Ảnh hưởng đến dịch hại: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng tạo cho dịch hại có tính kháng thuốc nếu như phun với liều lượng thấp hơn khuyến cáo.

Ảnh hưởng đến môi trường: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng sẽ làm ảnh hưởng đến các động vật thuỷ sản và sức khoẻ con người.

Do vậy, để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, bà con nông dân cần áp dụng theo 4 nội dung:

- Khi quyết định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phải biết rõ loài dịch hại cần phòng trừ. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Nên thay đổi các loại thuốc trong quá trình sử dụng, không nên sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài hoặc từ năm này qua năm khác để ngăn ngừa hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc của dịch hại.

- Phun thuốc phải đúng nồng độ, liều lượng khuyến cáo ghi trên nhãn bao gồm lượng thuốc và lượng nước trên đơn vị diện tích theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Không được tuỳ ý tăng nồng độ của thuốc cao vì sẽ gây hại cho người sử dụng, cây trồng, môi trường và làm tăng chi phí. Hoặc phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho dịch hại quen thuốc, kháng thuốc tạo nguy cơ bùng phát dịch.

Rầy nâu bộc phát sau khi sử dụng thuốc trừ rầy không đúng liều khuyến cáo.

- Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh. Phun vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa, không phun thuốc khi trời nắng nóng vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc hoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm quá gần ngày thu hoạch [tuỳ thuộc vào thời gian cách ly của từng loại thuốc để xác định thời gian ngừng phun thuốc trước thu hoạch].

Về nguyên tắc này trước hết phải kể từ khâu pha thuốc. Khi quyết định sử dụng thuốc phải tính toán kỹ lượng thuốc và lượng nước cần sử dụng. Khi pha thuốc nên cho vào bình 1/3-1/2 lượng nước rồi cho thuốc vào, khuấy đều, sau đó tiếp tục cho đủ lượng nước còn lại vào khuấy kỹ để thuốc phân tán đều trong nước. Không tự ý cho hỗn hợp hay nhiều loại thuốc BVTV với nhau, bởi hỗn hợp có trường hợp làm gia tăng hiệu lực thuốc, song có nhiều trường hợp hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực thuốc, hoặc dễ gây độc hại cho cây trồng và cho người sử dụng. Do đó, chỉ thực hiện hỗn hợp thuốc nếu có hướng dẫn trên nhãn thuốc hay hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và sau khi pha hỗn hợp phải phun xịt ngay./.

KS. Dương khoa văn

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi dẫn đến những hậu họa khôn lường, nhất là đối với sức khỏe con người và môi trường.

1. Thiếu hiểu biết về kỹ thuật

BIO FUGI

Việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân còn nhiều bất cập, do trình độ hiểu biết về các loại thuốc còn hạn chế. Ý thức, trách nhiệm người sử dụng thuốc đối với bản thân và cộng đồng chưa cao, chưa thấy được trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Họ chỉ quan tâm đến năng suất, mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình và người tiêu dùng

2. Quá liều khuyến cáo

BUG RED

Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp để lại nhiều hậu quả, như: Tồn dư thuốc BVTV trên cây trồng, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, việc xử lý rác BVTV trên đồng ruộng gặp khó khăn. Với tâm lý muốn phòng ngừa dịch hại, diệt sâu nhanh, hiệu quả, nên không ít nông dân tự ý tăng liều lượng, sử dụng thuốc ngoài danh mục. Nhiều vùng sản xuất, lượng thuốc BVTV được sử dụng gấp 2 – 3 lần so với bình thường, với liều lượng, độc tính cao [vượt mức khuyến cáo].

3. Việc tùy tiện pha trộn

THUỐC TRỊ TUYẾN TRÙNG SINH HỌC - KAIDO 50WP

Người nông dân rất tùy tiện trong việc sử dụng thuốc BVTV như liều lượng, thời lượng phun thuốc quá cao, không đúng thời điểm, và thậm chị việc pha trộn thuốc này với thuốc khác một cách tùy tiện, làm giảm hiệu quả của thuốc đối với cây trồng, cũng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe của người tiêu dùng và người nông dân.

4. Không tuân thủ thời gian cách ly

GIÚP CÂY TRỒNG TỰ KHÁNG BỆNH NANO PRIME

Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể qua con đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên không thể tránh khỏi sự chuyển hóa các chất độc hại này ở trong gan. Một số thuốc bảo vệ thực vật chuyển hóa thành những sản phẩm ít độc hơn, dễ hòa tan trong nước hơn thì sẽ dễ dàng bị loại bỏ nhưng cũng có những loại hóa chất lại tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn [như paration chuyển thành paraoxon], tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm.

17:39, 05/06/2013

HGĐT - Trong quá trình canh tác trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] đã giúp con người tiêu diệt các loài dịch hại trên đồng ruộng [sâu, bệnh, cỏ dại...]. Vì vậy, thuốc BVTV đã góp phần giữ vững và làm tăng năng suất cây trồng. Nhưng trong quá trình sử dụng, thuốc BVTV đã để lại hậu quả do làm ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác và không khí, ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ con người do để lại dư lượng trong các sản phẩm nông nghiệp.


Bên cạnh đó thuốc bảo vệ thực vật là một trong trong những nguyên nhân chủ yếu làm bùng phát dịch sâu, bệnh hại cây trồng trong những vụ và năm sau.

Khi phun thuốc BVTV trên đồng ruộng chúng không chỉ tiêu diệt các loài sâu, bệnh, cỏ dại gây hại cây trồng mà các loài thiên địch có ích [thiên địch là những loài lấy sâu hại làm thức ăn hoặc ký sinh sâu hại] đều bị tiêu diệt; đa số các loài thiên địch bị tiêu diệt nhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm với thuốc BVTV so với các loài sâu, bệnh hại. Nhưng các loài sâu hại sau khi bị phun thuốc, những cá thể còn sống sẽ phục hồi quần thể nhanh hơn nhiều so với các loài thiên địch. Vì vậy, các loài sâu hại sau khi hồi phục sẽ tăng nhanh mật độ trong khi thiên địch chưa kịp phục hồi để có thể đủ sức khống chế sâu hại. Vì vậy, ở những nơi nào mà người nông dân dùng nhiều thuốc BVTV để trừ sâu, bệnh trên cây trồng thì ở chính những nơi đó thường xuyên bùng phát dịch sâu bệnh vào những vụ và năm sau. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen thuốc dẫn đến kháng thuốc và chống thuốc. Vì vậy, những vụ và năm sau muốn tiêu diệt sâu bệnh hại người dân lại phải tăng nồng độ và liều lượng các loại thuốc BVTV dẫn đến hiện tượng lượng thuốc BVTV tăng dần qua các năm trên cùng đơn vị diện tích. Điều đó gây tốn kém về mặt kinh tế, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, dư lượng các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên các loại nông sản, ảnh hưởng càng nguy hại tới sức khoẻ con người. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật: Nếu như cả nước ta năm 1990 đã sử dụng 10 nghìn tấn thuốc BVTV thì đến năm 2003 lượng thuốc BVTV đã sử dụng tăng lên 45 nghìn tấn, năm 2005 cả nước đã sử dụng 50 nghìn tấnvà vào năm 2010 cả nước đã sử dụng 72.560 tấn thuốc BVTV trong một năm. Đây thực sự là con số nguy hiểm đe doạ môi trường sống, sức khoẻ con người và hệ sinh thái nông nghiệp.

Vậy làm thế nào để giảm lượng thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng nhưng vẫn giữ vững và tăng năng suất cây trồng? Nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi do thuốc BVTV gây ra cho môi trường sống, sức khoẻ con người và hệ sinh thái nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo người nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng; đó là triển khai sản xuất theo qui trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, qui trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM... đó là những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm lượng thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng nhưng vẫn giữ vững và tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra để bảo vệ các loài thiên địch có ích trên đồng ruộng, các cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo người nông dân nên sử dụng các loại thuốc BVTV có phổ tác động hẹp, nhanh phân huỷ, ít ảnh hưởng tới các loài thiên địch và có tính chọn lọc cao đối các loài với sâu bệnh hại.

                                          PHẠM VĂN PHÚ

                             [Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Giang]

Video liên quan

Chủ Đề