Hay sốt về chiều là bệnh gì năm 2024

Trẻ bị sốt về chiều và đêm khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng, không biết rằng con mình đang gặp phải bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Phải xử trí như thế nào? Bài viết sau đây xin chia sẻ những bệnh mà trẻ có thể đang gặp phải khi có biểu hiện sốt về chiều và đêm và cách xử trí. Ba mẹ hãy lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả cho con.

Tình trạng bị sốt về chiều và đêm rất thường gặp ở các trẻ nhỏ

1. Trẻ bị sốt về chiều và đêm là hiện tượng gì? Nguyên nhân gây sốt

1.1. Định nghĩa, biểu hiện

Nhiệt độ cơ thể con người thông thường là từ 36,1 đến 37,3 độ C khi đo bằng nhiệt kế thông thường [đo ở trán, nách], trẻ em có thể sẽ cao hơn người lớn một chút, thân nhiệt bình thường ở trẻ nhỏ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C, về cuối ngày thân nhiệt trẻ sẽ tăng thêm khoảng 0,5 độ so với buổi sáng [37,3 độ C – 37,8 độ C].

Trẻ bị sốt về chiều và đêm xảy ra khi trẻ có thân nhiệt tăng cao bất thường vào buổi chiều cho đến đêm. Trẻ được xác định bị sốt về chiều và đêm lúc trẻ có thân nhiệt trên 38 độ C, và xác định là sốt cao nếu thân nhiệt đo được là 39 – 40 độ C.

1.2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt về chiều và đêm

Nguyên nhân khách quan:

- Do môi trường bên ngoài: Thời tiết thay đổi thất thường nhưng sức đề kháng và khả năng điều nhiệt của trẻ em lại không tốt nên không kịp thích ứng với môi trường mới, trẻ sẽ dễ bị sốt về chiều và đêm.

- Do sinh hoạt không đúng cách: Trẻ chơi đùa nhiều, mồ hôi tiết ra nhiều, các lỗ chân lông giãn to ra nhưng lại tắm ngay sau đó khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, đến đêm thì phát sốt.

- Do mọc răng: Sốt do mọc răng thường sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày, thường đi kèm những dấu hiệu chuẩn bị mọc răng khác như: trẻ chảy nhiều dãi, hay kéo tai, có biểu hiện thích gặm, nướu có hiện tượng đỏ, sưng… Trong khoảng thời gian này, ba mẹ không cần quá lo lắng nhưng vẫn cần theo dõi thường xuyên để tránh trường hợp sốt quá cao hoặc sốt do nguyên nhân khác.

- Do tiêm phòng: Sau tiêm phòng một số trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau và sưng nơi tiêm. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiếp nhận vắc xin. Sốt sau tiêm phòng thường nhẹ – khoảng 38 độ C – và kéo dài khoảng 1-2 ngày. Ba mẹ không nên quá lo lắng, tiếp tục theo dõi tình trạng của con.

- Do mặc quá nhiều quần áo: Một trong những nguyên nhân khách quan gây “sốt” cho trẻ, lại đến từ nguyên nhân ít ngờ tới: quần áo bên ngoài. Thân nhiệt của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, vốn đã cao hơn người lớn; trung khu điều nhiệt ở trẻ nhỏ lại chưa hoạt động hoàn thiện, cộng với tâm lý lo lắng của phụ huynh sợ con nhiễm lạnh nên thường mặc và quấn khăn rất dày cho con, khiến thân nhiệt trẻ tăng cao và chúng ta tưởng rằng trẻ đang sốt.

Mặc quần áo quá dày cho trẻ cũng có thể khiến trẻ tăng thân nhiệt

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý, nguyên nhân phổ biến khiến bé gặp phải tình trạng sốt về chiều và đêm:

- Sốt siêu vi [sốt virus]: Sốt siêu vi [virus] có một trong các biểu hiện phổ biến là trẻ gặp phải sẽ bị sốt về chiều và đêm. Trẻ biểu hiện sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, một số trường hợp biểu hiện chỉ sốt về chiều hoặc đêm, kèm theo đó trẻ có thể có các triệu chứng khác như viêm họng [họng đỏ], sổ mũi, ho, dễ nôn trớ…

- Cảm cúm: Cảm cúm là nguyên nhân phổ biến khi bé bị sốt về chiều và đêm. Khi gặp phải, trẻ sẽ bị sốt liên tục từ hai đến ba ngày, cùng các biểu hiện khác như: ho, sổ mũi hay nghẹt mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau họng…

- Sốt phát ban: Bị sốt cao liên tục từ khoảng ba đến bảy ngày. Sau khi hết sốt, khắp người trẻ sẽ bị nổi phát ban.

- Viêm tai: Biểu hiện của trẻ khi gặp phải là sốt cao, kèm theo đó là chán ăn, khó chịu, đau tai, ù tai, nghe kém. Trường hợp chưa biết nói thì trẻ sẽ có hành động kéo kéo tai.

- Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục từ ba ngày trở lên và chảy máu mũi, chảy máu răng hay trên da xuất hiện chấm đỏ. Nếu như bệnh diễn biến nặng hơn, trẻ trở nên vật vã, tay chân lạnh khi trẻ sốt về đêm, đau bụng, ói ra máu hoặc phân đen khi đi ngoài.

- Sốt rét: Trẻ bị sốt rét thường sốt kéo dài, liên tục, có thể sốt cơn, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức khắp người…thường xảy ra ở những vùng dịch tễ sốt rét.

- Thương hàn: Sốt cao và liên tục từ năm ngày trở lên, bụng bị đau và bị chướng, táo bón, tiêu chảy hoặc nôn là những biểu hiện khá phổ biến.

- Viêm phổi: Trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, sốt cao, ho hoặc ói đàm nhớt nhiều, ăn uống kém, nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp nặng, truỵ tim mạch.

- Bệnh sởi: Trẻ sốt trong nhiều ngày liền, nước mũi chảy ra, mắt đỏ, ho lâu. Bắt đầu từ ngày thứ tư, mặt sẽ bị nổi ban rồi lan ra khắp chân và chi.

Bệnh sởi ở trẻ thường dễ bị lầm với sốt phát ban

- Bệnh lao: Trẻ sốt trong thời gian dài, hay sốt nhẹ khi chiều, đổ mồ hôi trộm, sụt ký hoặc đứng ký, lười ăn, hay ho, ho có máu và cơ thể không đáp ứng được với các thuốc kháng sinh thông thường.

- Viêm màng não: Trẻ sốt kèm theo thóp phồng [trẻ 1 tuổi], dễ nôn ói, đặc biệt là nôn vọt không kèm buồn nôn trước đó.

- Nhiễm trùng tiểu: Trẻ bị sốt, đi tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc mỗi lần đi tiểu chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có màu đục.

- Nhiễm trùng huyết: Trẻ liên tục bị sốt cao, không thể ăn uống, ăn hoặc uống vào đều nôn ra, mạch nhanh, thở nhanh, li bì, có thể có phát ban da…

2. Tình trạng trẻ bị sốt về chiều và đêm có nguy hiểm không?

Sốt về chiều và đêm không phải là bệnh mà là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ, bản thân sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh không mong muốn từ bên ngoài. Thế nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng khi trẻ mới bị sốt, vì nếu tìm ra nguyên nhân và xử trí đúng cách, cơn sốt sẽ qua đi mà không để lại hậu quả nguy hiểm nào.

Nếu nguyên nhân gây sốt về chiều và đêm là những nguyên nhân khách quan, sốt siêu vi hay cảm cúm, với tình trạng sốt nhẹ và không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác [như co giật, nôn ói nhiều, thở mệt, bỏ ăn/bỏ bú,…] thì ba mẹ tương đối yên tâm và có thể theo dõi và xử trí tại nhà.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt về chiều và đêm kèm theo các biểu hiện sau đây thì ba mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời:

- Co giật

- Tím môi, da nổi bông

- Không tỉnh táo, li bì khó đánh thức

- Nôn ói tất cả mọi thứ

- Bỏ ăn, bỏ bú

- Thở co lõm ngực, thở một cách mệt mỏi và nhanh chóng

- Sốt cao trên 40,5 độ C [trẻ có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, thậm chỉ chỉ cần sốt dưới 38 độ C là có nguy cơ co giật.]

- Sốt 3 ngày liên tiếp trở lên

- Sốt không thể hạ sốt bằng các phương pháp thông thường [thuốc hạ sốt, lau mát]

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường phải đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi [đặc biệt là trẻ sơ sinh] khi bị sốt về chiều và đêm, dù chưa có những triệu chứng trên kèm theo thì bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

3. Các biện pháp giúp hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ ngay tại nhà

3.1. Uống thuốc hạ sốt

Trẻ sốt về chiều và đêm cần xử trí như sốt ban ngày. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, ba mẹ nên cho con uống hạ sốt. Thuốc hạ sốt phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện tại là Paracetamol. Lưu ý nên dùng loại có dạng chế phẩm dành riêng cho trẻ em vì liều lượng thuốc sử dụng tuân thủ theo cân nặng của bé, cũng như sự đa dạng mùi vị và cách thức sử dụng sẽ làm tăng khả năng tuân thủ điều trị, giúp bé dễ uống thuốc hơn. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu Paracetamol, trong số đó thương hiệu Paracetamol nhập khẩu từ Pháp có nhóm sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ với đa dạng liều lượng và dạng dùng: Dạng viên sủi tiện dụng; dạng bột sủi pha được chung với nước trái cây hoặc sữa; dạng viên đặt hậu môn dành cho trẻ dễ bị nôn ói, khó uống thuốc.

Nếu như trẻ chưa đủ 3 tháng tuổi, cần phải tham khảo sự tư vấn từ phía bác sỹ khi sử dụng thuốc hạ sốt này, tránh cho trẻ uống một cách tùy ý có thể gây nguy hiểm.

Ba mẹ lưu ý không cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt không rõ nguồn gốc hoặc không ghi rõ liều lượng. Ba mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ để có thể chọn cho bé loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Đối với trẻ bị sốt cao co giật, ba mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Nên đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm xoay đầu nghiêng về 1 bên, nới rộng quần áo. Lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể xử lý kịp thời.

3.2. Cởi bớt quần áo, để phòng thoáng mát:

Khi trẻ bị sốt, ba mẹ nên cởi bớt quần áo, tã lót cho con, mở cửa phòng để cho phòng thoáng khí. Không được phủ chăn, đóng kín cửa sẽ tình trạng của trẻ trở nặng hơn. Đồng thời lấy khăn ấm vắt khô lau hai bên nách, bẹn và thân người cho trẻ, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Khi trẻ uống hạ sốt, cần cởi bớt quần áo của trẻ và mở cửa phòng cho thông thoáng, nếu trẻ vẫn không đỡ sau khi bạn lau người thì cần cho trẻ đến viện ngay để xử trí kịp thời tránh để trẻ sốt cao gây nguy hại.

3.3. Bổ sung nước cho trẻ

Cần cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ sẽ bị mất nước khi sốt. Nếu trẻ còn đang bú, thì có thể cho trẻ bú nhiều hơn, đồng thời theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể của trẻ.

Tình trạng sốt vẫn kéo dài không đỡ, ba mẹ nên cho bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ theo dõi thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân sớm, kịp thời để giúp trẻ cắt cơn sốt.

3.4. Bổ sung dinh dưỡng:

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo ở những trẻ còn bú. Cho bú nhiều hơn ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn tránh tình trạng mất nước và năng lượng.

Đối với trẻ ăn dặm, có thể chia các bữa ăn thành nhiều cữ, thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu. Cho trẻ ăn thêm trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra cần lưu ý:

- Không ủ ấm, không chườm lạnh.

- Không dùng rượu hay chanh chà sát vì có thể khiến bé bị ngộ độc hoặc tổn thương da.

- Theo dõi các triệu chứng sốt một cách thường xuyên để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.

4. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ bị sốt về chiều và đêm

Để phòng tránh trường hợp trẻ sốt về chiều và đêm:

- Giữ ấm đủ cho trẻ trong mùa lạnh; giữ thoáng mát cho trẻ vào mùa nóng

- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi hắt hơi. Mang theo dung dịch rửa tay cho trẻ nếu nơi sắp đi đến không có xà phòng và nước. Dạy trẻ cố gắng tránh dùng tay chạm vào mũi, miệng hoặc mắt, vì đây là những cách chính mà vi rút và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.

Hướng dẫn trẻ rửa tay sát khuẩn để phòng ngừa các loại virus gây bệnh

- Không tắm quá khuya cho trẻ hoặc tắm sau khi trẻ vừa mới vận động

- Cho trẻ ngủ đủ giấc và ăn đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch

- Tiêm chủng thật đầy đủ theo chương trình: “Tiêm chủng mở rộng quốc gia”

- Luôn chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Tóm lại, trẻ bị sốt về chiều và đêm là tình trạng xảy ra khá phổ biến do sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, chức năng điều nhiệt của cơ thể chưa hoàn chỉnh. Đây có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, sốt siêu vi, do các nguyên nhân khách quan hoặc cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm hơn cần đến sự thăm khám và điều trị của bác sĩ.

Nếu thấy trẻ sốt về chiều và đêm nhiều, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí, khi sốt cao kéo dài không giảm hoặc khi gặp các triệu chứng nguy hiểm kèm theo nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể kịp thời can thiệp và hỗ trợ.

Tại sao bệnh lao hay sốt về chiều?

Cortisol biến thiên trong ngày, mạnh nhất vào lúc tối muộn sau trong khi rất yếu vào lúc chiều tối dẫn đến có sự tăng nhiệt độ từ lúc chiều tối, gây ra hiện tượng sốt về chiều. Cần chú ý 1 điểm rằng tế bào có thể thay đổi hoạt động của cortisol cho nên ko phải bệnh nhân lao nào cũng có biểu hiện này 1 cách rõ ràng.

Sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì?

Nguyên nhân thường gặp gây sốt kéo dài không rõ nguyên nhân là nhiễm trùng [lao, bạch cầu đơn nhân, sốt mèo cào, bệnh Lyme,...]. Trong một số nghiên cứu, có khoảng 20% các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân là do ung thư, chủ yếu là ung thư máu, ung thư ống mật, ung thư gan và ung thư thận.

Sốt virus thường kéo dài bao lâu?

Thực tế cho thấy sốt virus đa số là lành tính và có thể khỏi sau 5 - 7 ngày.

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là bệnh gì?

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sốt virus. Trẻ sốt cao liên tục trong 2 - 3 ngày, một số trẻ chỉ sốt về đêm hoặc về chiều, kèm theo các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, gây đỏ, khiến bé khó chịu, quấy khóc, có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ.

Chủ Đề