Hãy trình bày cách sơ cứu người gãy tay

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín [phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương], gãy xương hở [phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra] thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún [hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại] thường xảy ra ở cột sống.

Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn.

Đối với trường hợp gãy xương tay:

Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay [trên, dưới ổ gãy].  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương tay

Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Đối với trường hợp gãy xương chân:

Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu[gờ trên cùng của xương chậu] đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm vàbăng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương cẳng chân

Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trítrên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương đùi

Đối với trường hợp gãy xương cột sống:

Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.

Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.

Sơ cứu gãy xương cột sống

Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Các bước sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay

Thứ Hai ngày 25/04/2022

  • 7 sai lầm khi sơ cứu người gặp tai nạn thường gặp ai cũng mắc phải
  • Dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu trẻ bị sốc thuốc
  • Cách xử trí khi bị ngộ độc nấm

Mời bạn theo dõi cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay kịp thời và chính xác sẽ giúp nạn nhân tránh khỏi các biến chứng trong tương lai.

Gãy xương cẳng tay thường gặp khi tác động trực tiếp một lực lớn vào xương, bao gồm các kiểu gãy như gãy thân xương, gãy đầu xương, gãy hoàn toàn, gãy không hoàn toàn... Nếu không kịp thời sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay đúng cách có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho nạn nhân.

Gãy xương cẳng tay có những biểu hiện gì?

Khi bị gãy, xương cẳng tay sẽ biến dạng, quan sát thấy bên tay gãy ngắn hơn tay lành. Xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím tại vị trí tổn thương. Điểm gãy có cảm giác đau nhói, đau tăng lên khi cố gắng vận động. Do đó, khả năng vận động của xương cẳng tay bị giảm hoặc mất hoàn toàn. Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của các mẩu vụn xương khi va vào nhau.

Hình ảnh X-quang chụp xương cẳng tay bị gãy

Trong trường hợp gãy hở, xương có thể đâm xuyên qua da, có thể quan sát thấy đầu gãy nhô ra ngoài.

Các bước sơ cứu gãy xương cẳng tay

Khi gặp phải người nghi ngờ bị gãy xương cẳng tay, bạn cần giữ bình tĩnh cho người bị nạn trước khiáp dụng cácphương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay. Đồng thời gọi thêm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Sau đó mới nhanh chóng thực hiện sơ cứu gãy xương cẳng tay theo các bước sau đây:

Bước 1: Nhận định tình trạng nạn nhân

Nạn nhân cần được xác định tình trạng toàn thân cũng như tình trạng vùng tổn thương. Đối với toàn thân, cần nhận định tình trạng tri giác [tỉnh táo hay lơ mơ, kích động…], hô hấp [có tổn thương đường thở hay tắc nghẽn hô hấp hay không], tổn thương mạch máu, tổn thương phối hợp [đa chấn thương ở ngực, bụng, sọ não…].

Lưu ý, đối với xương gãy hở, trước khi thực hiện bước 2 cần xem xét tình trạng vết thương, sơ cứu và băng bó vết thương để đề phòng nhiễm khuẩn. Đặc biệt, cần đắp gạc vô khuẩn che kín toàn bộ vết thương để thấm dịch, ngăn bụi bẩn từ ngoài vào đồng thời cũng để bất động vết thương.

Bước 2: Đặt nẹp cố định xương cẳng tay bị gãy

Trước khi cố định, nạn nhân cần được đặt nằm hoặc ngồi trong tư thế thuận lợi và phải giữ một trạng thái tinh thần thật bình tĩnh. Sau đó, bộc lộ vùng cẳng tay bị gãy. Người thực hiện sơ cứu dùng một tay đỡ cẳng tay của nạn nhân vào sát thân mình và giữ cho cẳng tay nạn nhân vuông góc với cánh tay, tay còn lại cầm bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi gãy.

Các bước sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay

Cố định cẳng tay của nạn nhân bằng một hoặc hai nẹp ở mặt trước và sau. Ở vị trí đầu nẹp và phần xương nhô ra, cần đệm lót bằng bông hoặc vải sạch. Cố định nẹp bằng 3 dây bản rộng tại các vị trí: trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy và bàn tay.

Bước 3: Cố định tay ở tư thế chức năng

Sử dụng khăn tam giác hoặc dây để cố định cẳng tay của nạn nhân gấp 90 độ so với cánh tay ở trước ngực. Tiếp tục dùng khăn tam giác thứ hai hoặc dây để buộc ép cánh tay nạn nhân vào sát với thân mình.

Cố định tay trước ngực bằng khăn tam giác

Bước 4: Kiểm tra tình trạng lưu thông của mạch máu

Sau khi thực hiện bất động xương cẳng tay và cố định ở tư thế chức năng, cần kiểm tra để đảm bảo vùng dưới phần gãy và bàn tay của nạn nhân vẫn được máu đến nuôi đầy đủ.

Bước 5: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất

Sau các bước sơ cứu cơ bản, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để xử lý chuyên sâu. Trong quá trình vận chuyển, phải đảm bảo vùng tổn thương của nạn nhân không bị va chạm.

Các cách băng bó xương cẳng tay

Băng bó xương cẳng tay trước khi thực hiện cố định là một bước vô cùng quan trọng, đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng hay xê dịch.

Cần làm sạch và lau khô vùng da trước khi băng bó. Khi băng, cầm cuộn băng bằng tay phải và giữ cuộn băng ngửa, giơ cao so với cẳng tay nạn nhân. Đặt đầu dải băng vào vùng băng rồi dùng tay trái giữ lấy đầu dải băng. Đồng thời, tay phải cầm vào thân băng, vừa băng vừa nới lỏng cuộn băng. Lưu ý, cần giữ chắc, không được để cuộn băng rơi.

Khi mở đầu và kết thúc băng vết thương, cần băng vòng khóa bằng cách băng nhiều vòng ở cùng 1 chỗ, vòng sau đè khít lên vòng trước để giữ chắc mối băng.

Đối với xương cẳng tay, có 2 cách băng bó phổ biến là băng xoáy ốc và băng chữ nhân.

Cách 1: Băng xoáy ốc

Đối vớicách băng này, thực hiện băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng.

Băng cẳng tay với kiểu băng xoáy ốc

Cách 2: Băng chữ nhân

Băng chữ nhân cũng giống với băng xoáy ốc, nhưng ở mỗi vòng băng đều phải gấp lại, dùng ngón tay cái đè lên chỗ gấp, tay phải kéo xuống dưới rồi gấp úp cuộn băng, sau đó cuốn chặt chỗ băng [một lần úp và một lần ngửa cuộn băng]. Lưu ý, trong cách băng này, không nên để chỗ gấp đè lên trên vết thương hay chỗ xương lồi.

Băng cẳng tay với kiểu băng chữ nhân

Những điều cần lưu ý khi sơ cứu và băng bó cho ngườigãy xương cẳng tay

Trong khi thực hiện sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay, người sơ cứu cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không nên cố ấn vào vùng tổn thương nghe tiếng lạo xạo để xác định gãy xương. Làm vậy sẽ khiến nạn nhân cảm thấy rất đau đớn và có thể gây sốc.

  • Không được kéo xương cẳng tay bị gãy về trục thẳng để cố định. Cần cố định xương tại vị trí nạn nhân cảm thấy ít đau đớn nhất, thường đó là tư thế gãy.

  • Bước 4 trong sơ cứu gãy xương cẳng tay - kiểm tra tình trạng lưu thông của mạch máu là một bước vô cùng quan trọng.

  • Trước và sau khi sơ cứu vết thương hở, người sơ cứu cần đảm bảo vô khuẩn bằng cách đeo găng tay và rửa tay đúng quy trình để giữ an toàn cho nạn nhân cũng như chính người sơ cứu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp sơ cứu và băng bó cho ngườigãy xương cẳng tay. Xương cẳng tay là một vị trí gãy thường gặp. Do đó, nắm chắc phương pháp này sẽ giúp bạn và những người xung quanh giảm tối đa những di chứng nếu bị gãy xương cẳng tay. Xin kính chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe và hy vọng bạn sẽ luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong hiện tại và tương lai!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sơ cứu
  • gãy xương

Video liên quan

Chủ Đề