Hệ số phụ cấp ưu đãi tiếng anh là gì năm 2024

Hiện nay, ngoài lương, công chức, viên chức còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp ưu đãi nghề. Vậy khoản phụ cấp này là gì? Mức hưởng thế nào?

Phụ cấp ưu đãi nghề của công chức, viên chức là gì?

Cũng như các loại phụ cấp khác, phụ cấp ưu đãi theo nghề cũng mang ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng công chức, viên chức mà được hưởng các loại phụ cấp khác nhau.

Theo đó, căn cứ điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi theo nghề là loại phụ cấp dành cho công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, phải ưu tiên đặc biệt do pháp luật quy định.

Trong đó, có thể kể đến một số đối tượng như:

- Nhà giáo [kể cả những người đang thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập; cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các trường công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ… [căn cứ Thông tư liên tịch 01 năm 2006 sửa đổi năm 2018];

- Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã trực tiếp làm chuyên môn y tế; Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa phong tâm thần … trong đơn vị sự nghiệp công lập [Căn cứ Nghị định số 56/2011/NĐ-CP];

- Công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều [có 02 chữ số đầu mã ngạch là 09 10, 11] thuộc biên chế trả lương trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được chuyển xếp lương theo Nghị định 204 [căn cứ Thông tư liên tịch 64/2006]...

Như vậy, có thể thấy, không phải đối tượng công chức, viên chức nào cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Mức hưởng như thế nào? [Ảnh minh họa]

Mức hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức, viên chức

Cũng theo quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu trên, phụ cấp ưu đãi theo nghề của công chức, viên chức được tính theo phần trăm dựa trên tổng mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Cụ thể:

Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]]

Trong đó:

1/ Hệ số phụ cấp

Gồm 10 mức là: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%.

2/ Mức lương hiện hưởng của công chức, viên chức

Hiện lương công chức, viên chức đang được tính theo công thức:

Lương = Hệ số x mức lương cơ sở.

- Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng [Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ].

- Hệ số lương thì phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.

3/ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do bầu cử, bổ nhiệm nào thì được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó.

Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo chi tiết được ban hành kèm Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

4/ Phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]

Khoản phụ cấp này chỉ áp dụng với các đối tượng được xếp lương theo Nghị định 204, đã ở bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hoặc thuộc các ngành Tòa án, kiểm sát…

Mức phụ cấp được hưởng bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng. Tùy vị trí cụ thể, từ năm thứ ba hoặc năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1% nữa.

Trên đây là quy định hiện hành về phụ cấp ưu đãi nghề và cách tính. Có thể thấy, loại phụ cấp này được áp dụng với công chức, viên chức của những công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường nên được hưởng chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.

Theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

2. Ai được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?

Có thể kể đến một số đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như sau:

- Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật];

Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

[Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC]

- Công chức [kể cả công chức dự bị], viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc trực tiếp làm chuyên môn đã được chuyển xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều [các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09, 10, 11] thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

[Theo Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC]

- Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn [đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994] trực tiếp làm chuyên môn y tế;

Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

[Theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP]

2. Mức phụ cấp ưu đãi nghề năm 2023

Theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề được tính theo công thức sau:

Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp x [Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]]

Trong đó:

- Hệ số phụ cấp:

Hệ số phụ cấp ưu đãi nghề gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45%

- Mức lương hiện hưởng:

Mức lương hiện hưởng = Hệ số x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở từ 01/01/2023 đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng [Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP]

Mức lương cơ sở từ 01/7/2023 là 1.800.000 đồng [Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023]

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Xem thêm: Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo với cán bộ, công chức và viên chức

3. Cán bộ, công chức, viên chức là ai?

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

[Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, Điều 2 Luật Viên chức 2010]

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Thường KPI tiếng Anh là gì?

Key Performance Indicator là cụm từ được viết tắt của KPI. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ hiệu suất làm việc của một nhân viên công ty, tổ chức. Nói cách khác, mức độ hoàn thành những nhiệm vụ được cấp trên giao xuống của một nhân viên sẽ được công ty đánh giá qua chỉ số KPI.

Tiền thưởng cho nhân viên tiếng Anh là gì?

- Tiền thưởng [Bonus] là tiền thưởng thêm cho một cá nhân, khi họ được công nhận là làm việc hiệu quả. Ví dụ: Your salary was set at an equivalent of US $1,000 at the beginning of the work, plus a bonus if you are hard-working.

Phụ cấp trách nhiệm tiếng Anh là gì?

Phụ cấp trách nhiệm tiếng Anh là responsibility allowance.

Tiền lương là gì trong tiếng Anh?

- Salary là số tiền mà nhân viên được trả cho công việc của họ [thường được trả hàng tháng]. Ví dụ: His salary is quite low compared to his abilities and experience. [Lương tháng của anh ấy khá thấp so với năng lực và kinh nghiệm của anh ta].

Chủ Đề