Hiện tượng bóng đè và cách khắc phục

Bóng đè hay có tên gọi khác là chứng tê liệt khi ngủ, đó là cảm giác không thể di chuyển, khi bắt đầu ngủ hoặc khi thức giấc. Triệu chứng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác và cảm giác sợ hãi tột độ.

Đồ hoạ: Minh Ánh

Triệu chứng của bóng đè

Khi bạn bị bóng đè, các giác quan và nhận thức của não bộ vẫn còn nguyên vẹn, nhưng cơ thể lại cảm thấy như có áp lực đè lên và cảm thấy khó thở.

Hiện tượng này khi xảy ra sẽ kèm theo ảo giác và cảm giác sợ hãi tột độ.

Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Hiện tượng này xảy ra cùng với các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ. Nó thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên, và có thể trở nên thường xuyên trong độ tuổi 20 và 30.

Thông thường hiện tượng bóng đè xảy ra trong khoảng từ vài giây đến vài phút và kèm theo các triệu chứng ảo giác và tình trạng như:

  • Kẻ đột nhập: Bạn sẽ cảm giác như có tiếng mở cửa nắm cửa, tiếng bước chân, bóng người, hoặc cảm giác có sự hiện diện đe doạ trong phòng.
  • Tình trạng ủ bệnh: Cảm giác tức ngực, khó thở kèm theo cảm giác như bị một kẻ độc ác bóp cổ, hay ai đó ngồi đè lên cơ thể.
  • Vận động tiền đình: Cảm giác quay tròn, rơi xuống vực, lơ lửng.
  • Đổ mồ hôi, không thể nói, không thể cử động tay chân.

Các yếu tố dẫn đến hiện tượng bóng đè

  • Chứng ngủ rũ
  • Các giấc ngủ ngắn
  • Nằm ngửa khi ngủ
  • Tiền sử gia đình

Mẹo để giấc vượt qua hiện tượng bóng đè

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho hiện tượng bóng đè, nhưng việc duy trì một lối sống lành mạnh và một thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc có thể làm giảm khả năng bị bóng đè.

Sau đây là các "chiến lược nhỏ" để cải thiện giấc ngủ của bạn:

  • Giữ cho giờ đi ngủ và giờ thức dậy nhất quán, ngay cả vào ngày lễ và cuối tuần.
  • Đảm bảo một môi trường ngủ thoải mái, có giường và quần áo ngủ phù hợp và phòng ngủ sạch sẽ, tối và mát mẻ.
  • Giảm tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối và nên sử dụng đèn ngủ ngay cả khi bạn phải đi vệ sinh đêm.
  • Không làm việc hoặc học tập trong phòng ngủ.
  • Tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều và lâu hơn 90 phút.
  • Không nên ăn nhiều vào bữa tối hoặc ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Không ngủ khi bật đèn với ánh sáng mạnh hoặc tivi.
  • Kiêng rượu buổi tối hoặc các sản phẩm có caffeine.
  • Tập thể dục hàng ngày, nhưng không tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng khác trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc thư giãn.
  • Để điện thoại và các thiết bị điện tử thu phát sóng xa giường ngủ của bạn.
  • Không nên dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ.

Căng thẳng liên tục và sự gián đoạn trong chu kỳ giấc ngủ có thể có những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Thói quen ngủ lành mạnh không chỉ cần thiết cho việc kiểm soát hiện tượng bóng đè khi ngủ mà còn cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe.

Hiện tượng bóng đè, hay là chứng liệt do ngủ [sleep paralysis] xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây không được xem là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và ngủ đủ giấc.

Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này có thể xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ [narcolepsy]. Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng bóng đè là gì?

Nguyên nhân gây hiện tượng bóng đè

Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Tuy nhiên, lúc đó,  ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh [hay pha cử động mắt nhanh] và pha ngủ chậm. Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh [giấc ngủ REM]. Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm [non-rapid eye movement - NREM].

Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.

Chủ Đề