Hình ảnh so sánh thời gian với cái gì năm 2024

Câu 459195: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.

- Tiếng suối ngân nga như……………………..

- Mặt trăng tròn vành vạnh như………………

- Trường học là………………….

- Mặt nước hồ trong tựa như…………..

Phương pháp giải:

Căn cứ bài So sánh.

  • [0] bình luận [0] lời giải ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây Giải chi tiết: Gợi ý: - Tiếng suối ngân nga như tiếng hát của người thiếu nữ. - Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa. - Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. - Mặt nước hồ trong tựa như tấm gương khổng lồ. Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

\>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Ngôi sao ca nhạc G-Dragon [Big Bang] đã có một câu nói khá nổi tiếng về nhận định cái tôi rõ ràng và chính xác: “Tôi có thể không phải là phiên bản hoàn hảo nhất, nhưng lại là phiên bản giới hạn”. Mỗi con người khi trưởng thành đều là một cá thể độc nhất: họ đều có những vấn đề cá nhân và cụ thể của riêng mình dù là tài chính, các mối quan hệ, các quan niệm tôn giáo,… và còn nhiều thứ khác nữa. Đây là những thứ họ đã dành hầu hết cuộc đời của mình để nghe, học và trải nghiệm.

Việc đi tìm bản thân chính là nhiệm vụ vô quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những người tìm chúng trong thời gian ngắn và cũng có những người dành cả cuộc đời của mình để đi tìm điều có thể khiến cho bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi sáng mai thức dậy. Jordan Peterson có vẻ muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị bản thân nên đã thông qua quy luật này trong cuốn sách “12 Quy luật cuộc đời”. Với ông, quy luật đắt giá này để mọi người hiểu rõ thôi chưa đủ mà còn cảm nhận được niềm vui khi nghĩ đến bản thân.

“So sánh bản thân với chính bạn ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay”. Đúng vậy, con người không thể nào làm hoàn hảo và hài lòng tất cả mọi người. Nếu sống theo những quy chuẩn chung của số đông, của xã hội, con người sẽ rất mệt mỏi và đôi khi rơi vào bế tắc dẫn đến các triệu chứng của stress, trầm cảm, hay xa hơn là tự tử. Để thấy rõ được ảnh hưởng, chúng ta có thể nhìn từ làn giải trí Hàn và Nhật trong năm qua khi có khá nhiều nghệ sĩ đã chọn tự tử khi tuổi đời còn khá trẻ, những người luôn phải chịu đựng sự phán xét của xã hội, của động đồng mạng. Có người sẽ lựa chọn sống theo bản năng và chống lại số đông, cũng có người sống theo một bộ mặt, một tiêu chuẩn nhất định cho đến khi nhìn lại chính bản thân họ cũng không thể chịu đựng thêm được nữa thì mọi thứ sẽ dẫn đến một hẻm cụt bế tắc.

Quy luật 4: So sánh bản thân với chính bạn ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay

QUY LUẬT 4: HIỂU MÌNH TRƯỚC KHI HIỂU NGƯỜI

Jordan Peterson đã nói rằng: “Những chuẩn mực cho sự tốt hơn hay tệ hơn không phải là ảo tưởng cũng chẳng phải là không cần thiết. Nếu bạn chưa xác định được việc bạn đang làm có tốt đẹp hơn những lựa chọn khác hay không, thì bạn sẽ không làm việc đó”. Tuy Jordan Peterson mô tả khá ngắn ngọn, nhưng đây lại là một trong những bài học đắt giá mà không ít những tỉ phú trên thế giới giành cả cuộc đời để tìm thấy sự hài lòng trong cuộc sống:

- Hãy tìm những thứ làm bạn thấy hứng thú

- Giữ bản thân không bị ảnh hưởng bởi những thứ người khác theo đuối - Nắm rõ điểm mạnh của chính mình - Biết bạn thích cái gì và bỏ đi những thứ không cần thiết Tại sao lại có những khác biệt như vậy?

Từ sống theo những quy chuẩn và rồi học cách bỏ qua những quy chuẩn đó? Hãy nhìn cách những đứa trẻ luôn được cha mẹ, thầy cô đưa ra những chuẩn mực để làm theo, luôn so sánh cần học giỏi như bạn A, chơi thể thao để thêm khoẻ mạnh như bạn C, hay cần chăm chỉ như bạn B. Có thể nói, trong giai đoạn lớn lên khi trẻ em chưa có cá tính và thiếu hiểu biết, những quy chuẩn ở đây đóng vai trò cần thiết để định hướng sự phát triển đúng đắn. Thông qua những quy chuẩn sơ khai kết hợp cùng kết quả thu về, chúng tạo thành kinh nghiệm, giúp đứa trẻ nhận định được thế giới, phân biệt được đúng sai để rồi ở một tình huống tương tự trong cuộc sống, chúng có thể tự đưa ra quyết định của riêng mình. Đối với một người trưởng thành, thời gian và trải nghiệm đã giúp họ xây dựng được cá tính và sự độc nhất – phiên bản giới hạn của TÔI, điều này giúp họ hiểu hơn sự so sánh giữa người và người không mang lại những điều hoàn toàn có giá trị. Họ hiểu được “Họ là ai?”, từ việc hiểu được bản thân thì họ mới có thể chọn lựa đúng đắn cho cuộc đời của mình, để sống với đam mê thành công và cảm nhận hạnh phúc.

Quy luật 4: So sánh bản thân với chính bạn ngày hôm qua, chứ không phải người nào khác hôm nay

Tôi cảm nhận được những gì Jordan Peterson muốn gửi gắm đến bạn đọc thông qua “12 Quy luật cuộc đời”, vì đây là một trong những vấn đề quen thuộc của hầu hết các bạn trẻ ngày nay – những người sống theo sự sắp xếp từ cha mẹ, những người chưa thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình. Họ mải chạy theo những “hình mẫu” được đưa ra mà quên nhìn lại những gì bản thân cần, quên đi những sự cố gắng và hoàn thiện của bản thân, từ đó dẫn họ đến những bế tắc của cuộc đời. Theo Jordan Peterson, việc so sánh giữa bản thân mình với những người xung quanh chỉ là có tính chất tương đối, đã là những quy chuẩn thì chúng luôn có thể thay đổi theo thời gian, theo xu thế.

Mỗi người đều có những điểm mạnh cho riêng mình, và cũng có những ngành nghề, sở thích phù hợp với từng người cụ thể. Một người giỏi Toán sẽ chỉ mất 5 – 10 phút cho một bài toán khó; hoặc họ có thể đi thi các giải học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố, nhưng có thể họ không có năng khiếu trong các môn hội hoạ, kỹ năng. Cũng có những người thành đạt không đạt được những điểm số cao trong trường học, nhưng sự nhanh nhẹn trong cuộc sống đã giúp họ thành công. Không phải ai cũng may mắn như Steve Job hay Jack Ma khi họ vượt qua được định kiến của đám đông của thành công, chính vì vậy bạn chỉ cần so sánh với chính bản thân mình, hãy xác định rằng bạn đã làm tốt hơn ngày hôm qua hay chưa thay vì chạy theo cái bóng của những người khác.

Đến với “12 quy luật cuộc đời”, độc giả sẽ được Jordan Peterson dẫn dắt qua rất nhiều câu chuyện, khảo sát và lịch sử. Tôi đã từng nghe rằng văn học cổ có chứa đựng tất cả các kiến thức của nhân loại, nhưng rồi đến đọc “12 quy luật cuộc đời” tôi lại phải trầm trồ vì dù không phải là văn học cổ nhưng Jordan đã mang đến nhiều giá trị và kiến thức cho người đọc. Nó không còn giới hạn bởi kiến thức của một cuốn sách kỹ năng mềm mà người đọc còn sẽ biết đến ý nghĩa lịch sử, kiến thức nhân loại. Có lẽ vì vậy mà từ hơn 50 điều được liệt kê nhưng khi hoàn thành cuốn sách chúng chỉ còn 12 quy luật, và trong mỗi quy luật lại chứa những bài học nhỏ giúp mọi người có được một góc nhìn mới quen thuộc và đầy thuyết phục. Dù mọi người ở độ tuổi nào thì 12 quy tắc này cũng đều sẽ là những kim chỉ nang giúp bản thân hoàn thiện hơn, sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn.

Chủ Đề