Hình thức kỷ luật khiển trách là gì

Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật lao động 2019 thì khiển trách là một hình thức kỷ luật mang tính chất là nhẹ nhất được quy định trong Bộ luật lao động hoặc nội quy lao động của công ty với mục đích xử lý những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách cũng được áp dụng đối với cả công chức, viên chức hoặc cán bộ nhà nước và áp dụng đối với cả những người lao động theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Việc khiển trách có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc cũng có thể bằng lời nói.

\>>>Khiển trách là gì? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Căn cứ theo những quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP thì trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi vi phạm có thể bị xem xét xử lý kỷ luật. Tuy nhiên tùy vào tính chất, mức độ cũng như hành vi vi phạm mà cán bộ, công chức, viên chức có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật khác nhau. Vì vậy không phải trong mọi trường hợp vi phạm đều có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách, cụ thể những đối tượng và những trường hợp sau đây sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách:

Đối với cán bộ, công chức:

Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

  • Vi phạm quy định về đạo đức hoặc văn hóa giao tiếp; vi phạm quy định của về thực hiện chức trách, nhiệm vụ, kỷ luật lao động. nội quy, quy chế của cơ quan
  • Lợi dụng vị trí với mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp các loại giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện được cấp
  • Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác, không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị; …
  • Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước,
  • Vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo
  • Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, về tuyên truyền, phát ngôn, bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng; đất đai, …
  • Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình;…

Đối với viên chức:

Viên chức sẽ bị Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách khi có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm được quy định tại tại khoản 3 Điều 17 thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản …
  • Lợi dụng vị trí làm việc với mục đích vụ lợi
  • Có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, xác nhận, cấp các loại giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện được cấp
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác khi thực hiện các hoạt động nghề nghiệp
  • Không chấp hành quyết định phân công công tác; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong nội bộ đơn vị
  • Vi phạm quy định về phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội…
  • Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
  • Vi phạm quy định về khiếu nại, tố cáo
  • Vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng…
  • Vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân gia đình…

\>>>Luật sư tư vấn miễn phí các đối tượng bị áp dụng hình thức khiển trách. Gọi ngay 1900.6174

Thẩm quyền áp dụng hình thức khiển trách đối với cán bộ, công chức, viên chức

  • Đối với cán bộ:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Trừ trường hợp đối với các chức vụ hoặc chức danh trong cơ quan hành chính của Nhà nước được Quốc hội phê chuẩn thì lúc này Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

  • Đối với công chức:

Căn cứ theo quy định tại nghị định 112/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức được quy định như sau:

+ Đối với công chức cấp xã thì thẩm quyền xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật sẽ thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện.

+ Đối với công chức biệt phái thì người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái sẽ thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan xử biệt phái trước khi hình thức kỷ luật được quyết định.

  • Đối với viên chức:

Trường hợp viên chức giữ chức vụ hoặc chức danh do bầu cử có hành vi vi phạm thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn hoặc quyết định công nhận kết quả bầu cử sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

\>>>Xem thêm: Giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không? Giải đáp chi tiết nhất

Hệ quả của việc bị khiển trách

Tuy khiển trách là một hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất trong các hình thức xử lý kỷ luật được bộ luật lao động ghi nhận. Tuy nhiên hình thức kỷ luật này ít nhiều cũng sẽ đem lại một số hệ quả xấu cho người vi phạm, cụ thể như sau:

  • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì việc bị khiển trách có thể làm giảm uy tín của người đó trong mắt của cấp trên và đồng nghiệp. Từ đó việc tăng lương cũng như thăng chức trong tương lai cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng.
  • Đối với cán bộ, công chức nhà nước khi bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách trong quá trình làm việc thì thời gian nâng lương của họ sẽ bị kéo dài thêm thời hạn là 6 tháng. Đồng thời người bị á dụng hình thức kỷ luật cũng không được thực hiện việc nâng ngạch, bổ nhiệm hay quy hoạch trong thời gian là 12 tháng.
  • Đối với viên chức nếu bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài trong 3 tháng. Đồng thời người vi phạm cũng không được tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

\>>>Luật sư tư vấn miễn phí hệ quả của việc khiển trách. Gọi ngay 1900.6174

Quy trình xử lý kỷ luật khiển trách

Quy trình xử lý kỷ luật lao động với hình thức khiển trách sẽ được thực hiện thông qua các bước sau đây:

Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm tổ chức sử dụng lao động sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm đối với người vi phạm.

Bước 2: Sau khi biên bản được lập, đơn vị sử dụng lao đông tiến hành thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người đại diện theo pháp luật của người lao động trong trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Thu thập chứng cứ chứng minh lỗi

Nếu hiện hành vi vi phạm được phát hiện sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì đơn vị sử dụng lao động có thể thực hiện việc thu thập chứng cứ để chứng minh lỗi của người vi phạm.

Nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và xét thấy việc để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì lúc này đơn vị sử dụng lao động sẽ có quyền tạm đình chỉ công việc của người vi phạm.

Bước 4: Đơn vị sử dụng lao động tiến hành thông báo thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho những tổ chức, cá nhân có liên quan

Bước 5: Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo trước đó.

Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản và được thông qua trước khi kết thúc cuộc họp đồng thời trong biên bản cuộc họp cũng phải có chữ ký của những người tham dự cuộc họp.

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng khi nào?

Khiển trách thường được áp dụng khi người lao động phạm lỗi lần đầu, ở mức độ nhẹ, hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động [nếu có]. Người có thẩm quyền khiển trách người lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Hình thức kỷ luật thấp nhất là gì?

Có thể xem khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật lao động nhẹ nhất, được áp dụng để nhắc nhở người lao động có hành vi vi phạm lần đầu với mức độ nhẹ. Khiển trách được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm tiếp theo có thể xảy ra trong tương lai.

Hình thức kỷ luật là gì?

Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Có 04 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc. Có 05 hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật công chức?

Đối với viên chức quản lý áp dụng 4 hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc. Viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc: 1.

Chủ Đề