Ho có đờm là bệnh gì

Khi lên cơn hen suyễn, đường dẫn khí bị thu hẹp, cơ trơn đường hô hấp bị thắt chặt, tiết dịch nhầy gây khò khè, khó thở, nặng ngực ở người bệnh [Ảnh minh họa]

Ho, đờm, khò khè, khó thở là bệnh gì?

Một số bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gây ra các triệu chứng ho, đờm, khò khè, khó thở như:

Hen suyễn [Hen phế quản]

Hen suyễn tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi. Triệu chứng của bệnh thường gồm thở khò khè, tình trạng tức ngực, thở nhanh và ho. Khi ống phế quản của người bệnh bị viêm dẫn đến hiện tượng hẹp đường hô hấp, người bệnh xuất hiện thở khò khè. Bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn là không thể, người bệnh có thể kiểm soát tốt khi dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh lý liên quan việc hút thuốc

Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Hút thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Hút thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè.

Người thường xuyên hút thuốc có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi đó, các phế nang của người bệnh bị tổn thương, đường thở bị ảnh hưởng gây ho, khó thở và thở khò khè rất khó chịu và mệt mỏi.

Viêm phế quản

Khi xảy ra tình trạng viêm hoặc sưng ống phế quản, đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi ở bệnh lý viêm phế quản cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây thở khò khè. Những nguyên nhân gây ra có thể là môi trường bị ô nhiễm, khói bụi hoặc các virus đơn bào hô hấp,…

Viêm phổi

Đối với những bệnh nhân mắc viêm phổi, bên cạnh triệu chứng thở khò khè, người bệnh có thể kèm theo tình trạng sốt cao, ớn lạnh, ho, khó thở. Bệnh viêm phổi thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhanh chóng hồi phục.

Bệnh tim

Khó thở, nặng ngực, thở khò khè thường do những vấn đề ở đường hô hấp dưới gây ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra. Vì thế khi bị thở khò khè thì cần phải kiểm tra kỹ.

Theo dõi triệu chứng ho, đờm, khó thở để thăm khám khi cần thiết

Nếu chỉ gặp một trong các triệu chứng ho, khò khè, khó thở thì người bệnh có thể theo dõi thêm và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập hàng ngày để giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu gặp đồng thời các triệu chứng này thì phải hết sức cẩn thận trước những bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra, người bị ho, đờm, khò khè, khó thở cũng cần lưu ý:

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ; không nên làm việc quá sức.

- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, không dùng chất kích thích.

- Uống đủ nước mỗi ngày.

- Chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng, không quá sức để tăng cường sức khỏe.

- Giữ tinh thần ổn định và thoải mái, tránh thức khuya hay căng thẳng.

- Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể với các thực phẩm giàu Vitamin C, sắt, khoáng chất…nâng cao hệ miễn dịch.

- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có thể phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thông phế Phúc Hưng

"Tiểu thanh long thang" là bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong "Thương hàn luận" và "Kim quỹ yếu lược" của danh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1.500 năm

Dựa trên bài thuốc này, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia của Đông dược Phúc Hưng đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao tác dụng của bài thuốc thông qua bổ sung, gia giảm một số vị thuốc phù hợp thể trạng người Việt. Từ đó cho ra đời trong chế phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm và hỗ trợ giúp thông thoáng đường hô hấp.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [GMP- WHO], có hiệu quả trong dự phòng các bệnh lý hô hấp.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm: Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

Địa chỉ: Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 - Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thông phế Phúc Hưng số 1969/2022/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp ngày 29/11/2022. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tình trạng ho rát họng có đờm xảy ra rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng này thường xuất phát từ nguyên nhân viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng,... Nếu triệu chứng ho rát họng có đờm trở nên nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh cần phải thăm khám để xác định nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, phù hợp.

1. Ho rát họng có đờm thường liên quan tới bệnh lý gì?

Tình trạng ho rát họng có đờm có thể là triệu chứng của những bệnh lý như sau:

1.1. Viêm họng

Viêm họng được coi là nguyên nhân hàng đầu của triệu chứng đau rát họng có đờm. Xuất phát từ một dạng nhiễm trùng, viêm họng có thể khiến niêm mạc và thành hầu họng bị sưng viêm và đau rát. Bên cạnh đó nhiễm trùng vùng cổ họng còn làm xuất hiện những dấu hiệu khác như khó nuốt, nuốt vướng, sưng hạch cổ, ứ đờm, mệt mỏi, đau đầu,...

Những bệnh nhân bị viêm họng cấp tính có thể điều trị bằng thuốc và sau khoảng một tuần là bệnh sẽ thuyên giảm. Ngược lại cũng có trường hợp can thiệp muộn thì nhiễm trùng vùng họng có thể lan sang các cơ quan lân cận trong hệ Tai Mũi Họng gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.

Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho rát họng có đờm

1.2. Viêm amidan

Ho rát họng có đờm cũng có thể là do bệnh nhân bị viêm amidan. Tình trạng này thường là do cơ thể bị nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus khiến amidan ở cổ bị sưng tấy. Amidan tổn thương sẽ làm hẹp hầu họng, dẫn tới triệu chứng nuốt khó, ứ đờm, cổ họng đau rát, mệt mỏi, sốt, khó thở, gặp trở ngại khi giao tiếp và phát âm.

Sau khi bệnh nhân được chăm sóc, nghỉ ngơi và dùng thuốc đầy đủ, viêm amidan sẽ được cải thiện. Nếu bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính và gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân thì nên thực hiện cắt bỏ chúng.

1.3. Viêm thanh quản

Thanh quản hay còn gọi là dây thanh âm nằm ở vùng cổ họng. Khi bộ phận này bị sưng viêm sẽ gây ra những biểu hiện như khàn tiếng, đau rát họng có đờm, mất giọng,... Tình trạng sưng viêm có thể làm thu hẹp không gian hoạt động của dây thanh quản, luồng khí đi qua nơi này sẽ bị thay đổi và đó là lý do tại sao khi bị viêm dây thanh quản bệnh nhân lại bị biến đổi giọng nói.

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này, ngoài ra còn là sự tác động của những yếu tố khác như nhiễm vi khuẩn, nấm, thay đổi thời tiết,... Bệnh khó điều trị dứt điểm và thường có xu hướng phát triển thành thể mạn tính. Ngoài ho rát họng có đờm, mất tiếng, khản giọng, viêm thanh quản còn kèm theo những biểu hiện khó chịu khác như mệt mỏi, ho, sốt, ngứa và khô họng,...

1.4. Cảm cúm

Bệnh cúm xảy ra là do bệnh nhân nhiễm phải các loại virus cúm [cúm A, B, C] và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Chỉ sau khoảng 24 - 48 giờ virus xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng như ho có đờm, rát họng, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh,... sẽ dần dần xuất hiện.

Nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt, nghỉ ngơi và dùng thuốc điều độ theo đúng chỉ định thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý tới các chủng virus nguy hiểm là H7N9, H5N1, H1N1,... vì nguy cơ biến chứng do những virus này gây ra là rất cao, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Ho rát họng có đờm có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm phải virus cúm

1.5. Ung thư vòm họng

Đây là bệnh lý có mức độ nguy hiểm rất cao, thường xuất hiện khi có khối u ác tính hình thành ở vùng vòm họng. Triệu chứng điển hình của căn bệnh này thường sẽ là đau họng, ho, họng tiết nhiều đờm, thay đổi giọng nói [mất tiếng, khàn giọng], đau tai, nuốt nghẹn, sụt cân không rõ nguyên nhân,...

Bệnh có tốc độ tiến triển nhanh và có thể di căn, gây ra những biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng và thậm chí là tước đi tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Ho rát họng có đờm còn không chỉ do mỗi bệnh lý ở đường hô hấp trên mà còn do bệnh lý đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, nấm phổi, u phổi,... Vì vậy, ngoài việc thăm khám và phát hiện bệnh lý đường hô hấp trên, cần phải sàng lọc thêm các bệnh lý đường hô hấp dưới.

2. Những cách giúp cải thiện tình trạng ho rát họng có đờm hiệu quả

2.1. Điều trị tại nhà

  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, điều này giúp làm loãng dịch đờm, sát khuẩn và tăng thông khí giữa các cơ quan trong hệ hô hấp;
  • Làm loãng dịch đờm bằng cách uống đủ nước mỗi ngày [trung bình 2 lít nước/người/ngày];
  • Nếu thời tiết khô hanh thì bạn có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm trong không gian sống hoặc nơi làm việc sẽ giúp giảm triệu chứng đau, khô rát cổ họng;
  • Sử dụng thảo dược để trị ho như nghệ, gừng, chanh. Đây là những nguyên liệu lành tính và rất dễ tìm mua, vô cùng tiện lợi;
  • Nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan, đặc biệt là những trường hợp bị ho rát họng có đờm là do nhiễm virus, vi khuẩn;
  • Thay đổi thực đơn ăn uống giàu chất dinh dưỡng, tích cực bổ sung rau củ quả tươi để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh;
  • Không nên nói nhiều hoặc la hét trong quá trình điều trị vì sẽ càng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương và đau rát hơn;
  • Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng đường hô hấp như khói bụi ô nhiễm, phấn hoa, mạt bụi nhà, nấm mốc, lông động vật,...
  • Không sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, đồ ăn cứng, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ và có vị chua cay,...

Uống trà chanh mật ong và gừng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ho rát họng có đờm

2.2. Điều trị y tế

Nếu đau rát họng có đờm là do virus, vi khuẩn thì các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ và bệnh nhân cần phải dùng thuốc để đẩy lùi tình trạng này. Một số phương pháp y tế thường được chỉ định trong điều trị đau rát họng có đờm do những nguyên nhân nêu trên bao gồm:

  • Các thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol: giúp điều chỉnh thân nhiệt và giảm đau họng;
  • Thuốc Acetylcysteine, Ambroxol, Bromhexin,... có tác dụng long đờm, làm thông thoáng cổ họng;
  • Thuốc Eugica, Terpin codein, Neo Codion,... giúp giảm triệu chứng ho vì cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh;
  • Sử dụng kháng sinh do bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau họng do nhiễm vi khuẩn;
  • Đối với những bệnh nhân bị ung thư vòm họng thì sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật để giúp loại bỏ khối u.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng ho rát họng có đờm. Ở mức độ nhẹ thì tình trạng này có thể tự khỏi nếu bệnh nhân chăm sóc tốt, còn trường hợp bị nặng, kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần thì tốt nhất bệnh nhân nên đi khám để được tư vấn điều trị đúng cách, dứt điểm.

Nếu bạn chưa biết nên đi khám Tai Mũi Họng ở đâu thì nên tham khảo các dịch vụ của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bạn có thể liên hệ trực tiếp ngay qua hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên MEDLATEC hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn.

Ho có đờm nên và không nên ăn gì?

Nồng độ histamin tăng cao chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ho có đờm nặng hơn. Vì vậy khi bị ho có đờm cần tránh một số thực phẩm có chứa histamin như: xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, giấm, trái cây sấy, cá hun khói, cá mòi, cá cơm, đồ uống có cồn, rượu táo.

Bị ho có đờm bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường thường đạt đỉnh điểm trong 2 - 3 ngày. Triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài tới tận 10 - 14 ngày mới khỏi hoàn toàn.

Làm sao để bé hết ho có đờm?

Cách chữa ho có đờm ở trẻ em.

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn. ... .

Vỗ lưng làm long đờm cho trẻ ... .

Tạo độ trong phòng của trẻ ... .

Giữ ấm cơ thể trẻ ... .

Tắm cho trẻ bằng nước gừng. ... .

Làm tiêu đờm bằng nước muối loãng. ... .

Massage lòng bàn chân. ... .

Gừng tươi..

Người bị ho có đờm nên ăn gì?

Súp hoặc nước dùng, nước canh là một sự lựa chọn hợp lý cho bạn khi bị ho và đau họng. Ngoài việc cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe, các loại nước dùng hay súp còn giúp bổ sung nước cho cơ thể, góp phần làm tan các chất nhầy, đờm trong cổ họng.

Chủ Đề