Họ đã làm điều đó như thế nào tiếng anh năm 2024
Lời xin lỗi lịch sử gửi đến những người ở New South Wales đã chia sẻ những câu chuyện đau lòng về sang chấn sinh nở: "Tôi xin bắt đầu bằng lời xin lỗi đến rất nhiều phụ nữ đã dũng cảm chia sẻ câu chuyện của họ, chia sẻ về một quá trình rất khó khăn mà họ đã trải qua, chia sẻ những gì mà trong một số trường hợp họ phải mất rất nhiều năm để có thể nói lên dược. Họ đã làm như vậy thông qua các bản đệ trình. Họ đã dũng cảm làm như vậy trong quá trình điều trần điều tra. Và tôi muốn nói với các bạn rằng Chính quyền New South Wales và Bộ Y tế New South Wales đã lắng nghe." Bộ trưởng Bộ Y tế New South Wales Ryan Park cho biết chính quyền NSW sẽ ủng hộ tất cả 43 khuyến nghị của cuộc điều tra sang chấn sinh nở đầu tiên trên thế giới tại New South Wales. 42 trong số các khuyến nghị đã được ủng hộ hoàn toàn và một khuyến nghị về nguyên tắc được ủng hộ. Nhưng chính khuyến nghị được ủng hộ về nguyên tắc này đã được vận động như một giải pháp chính để ngăn ngừa sang chấn sinh nở trong cuộc điều tra mang tính bước ngoặt bắt đầu vào năm 2023. Sarah Gell là một bà mẹ của hai đứa con đã từng trải qua sang chấn sinh nở cho biết bà thất vọng khi thấy chính phủ chỉ hứa sẽ 'tăng khả năng tiếp cận' với dịch vụ hộ sinh liên tục thay vì bảo đảm khả năng tiếp cận 'tiêu chuẩn chăm sóc vàng' này cho tất cả các bà mẹ tương lai. "Điều đó chỉ làm cho nó trở nên bất công hơn thôi. Một quy trình lựa chọn tham gia để được chăm sóc theo tiêu chuẩn vàng đòi hỏi bạn phải biết để tham gia. Bạn phải tìm hiểu về thai kỳ của mình sớm. Bạn phải làm thủ tục giấy tờ, bạn phải biết đúng nơi để gửi, đúng nơi để tìm. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn không thực sự cung cấp dịch vụ chăm sóc công bằng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn tình cờ rơi vào nhóm được hưởng chăm sóc hộ sinh liên tục MGP, thì bạn thật may mắn. Còn nếu không thì bạn sẽ lọt ra ngoài. Và có những nơi như tôi sống ở đó dù đã nộp đơn nhưng vẫn không được hưởng. Cho đến nay, nhu cầu đã vượt quá nguồn cung, và điều đó có nghĩa là nhiều người bị nằm ngoài dịch vụ này, nhiều phụ nữ đang bị ra rìa, và nhiều phụ huynh đang bị bỏ rơi." Sarah đã có một trải nghiệm sinh nở đau thương với đứa con trai đầu lòng của mình vào năm 2013, khi là một bà mẹ trẻ ở tuổi 19. Việc mang thai là điều bất ngờ và như Sarah đã đề cập, cô đã không thể tham gia vào được dịch vụ chăm sóc hộ sinh liên tục sau khi nộp đơn cho dịch vụ hộ sinh MGP. Sau khi chuyển sang mô hình chăm sóc chung giữa bác sĩ gia đình và bệnh viện, Sarah đã gặp một nữ hộ sinh thực tập mà cô cảm thấy rất thoải mái vì cô này hoàn toàn hiểu rõ nhu cầu sinh nở của Sarah. Thật không may, nữ hộ sinh thực tập Kylie của cô không thể có mặt trong ngày sinh nở do có hội nghị ở Queensland cùng ngày. Sarah được chuyển giao lại với một nữ hộ sinh không biết về tiền sử và kế hoạch sinh nở của cô dẫn tới việc yêu cầu của Sarah là không cắt dây rốn ngay sau khi sinh và bảo đảm tiếp xúc da kề da với em bé đã bị bỏ qua, cũng như không được dùng thuốc oxytocin tổng hợp sau khi sinh. "Và kết quả là trong những phút sau khi con tôi chào đời, họ đã dùng thuốc với tôi. Có những can thiệp được thực hiện với tôi và có những điều khác đã xảy ra mà chưa có sự đồng thuận của tôi. Tôi không hề biết cho đến một lúc sau đó, và tôi cảm thấy rất bị xâm phạm. Tôi cảm thấy mình rất dễ bị tổn thương trong những phút sau khi sinh. Tôi tập trung 100% vào đứa trẻ đó, và những điều đã được thực hiện với tôi bởi một nhân viên chăm sóc mà tôi chưa từng gặp trước đây, điều này thật kinh khủng. Tôi không bao giờ gặp lại nữ hộ sinh đó nữa. Không có sự theo dõi nào. Tôi cảm thấy như không ai phải chịu trách nhiệm, không có cách nào để đưa ra phản hồi, để nói rằng 'tôi không đồng ý với điều đó'. Tôi không nói rằng đó không phải là lựa chọn của tôi, mà tôi muốn nói rằng đó là những gì mà tôi không yêu cầu bạn làm." Trong cuộc họp báo sau phản hồi của chính phủ, Bộ trưởng Park nhấn mạnh rằng chính phủ đang nỗ lực đẩy nhanh việc hỗ trợ các dịch vụ y tế địa phương để cung mô hình chăm sóc hộ sinh liên tục theo tiêu chuẩn vàng. "Rõ ràng là tôi đã nói rằng tôi ủng hộ việc mang đến cho mọi phụ nữ trên khắp New South Wales quyền tiếp cận tốt nhất có thể với dịch vụ chăm sóc hộ sinh. Điều tôi đã làm rất rõ ràng với Bộ Y tế New South Wales và đội ngũ của họ là chúng tôi đang hướng tới mô hình chăm sóc theo nhóm hộ sinh (MGP). Mô hình nhóm hộ sinh này là một ưu tiên hàng đầu của tôi. Tuy nhiên, điều tôi không muốn nói là chúng ta có thể đạt được điều đó ngay lập tức ở tất cả các khu vực y tế địa phương (LHD). Chúng ta đơn giản không thể, vì hiện tại có những lỗ hổng trong cách mà các LHD này đang hoạt động." Sharon Settecasse là Chủ tịch của Better Births Illawarra trong chín năm qua đã vận động và thay mặt cho phụ nữ trên khắp New South Wales để có được trải nghiệm sinh nở mà họ có thể chủ động hơn trong các dịch vụ chăm sóc. Bà cho biết sự hỗ trợ của chính phủ rất hứa hẹn, đặc biệt là lời xin lỗi của Bộ trưởng đối với hàng ngàn phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện của họ trong cuộc điều tra, nhưng bà cũng thất vọng vì những gì bà mô tả là sự thất bại của chính phủ trong việc cam kết hoàn toàn về tính liên tục của mô hình chăm sóc hộ sinh. "Yếu tố thiếu rõ ràng nhất đó là cam kết về dịch vụ chăm sóc hộ sinh liên tục tức là có một hoặc hai nữ hộ sinh để hỗ trợ một sản phụ từ khi mang thai đến khi sinh, và trong thời kỳ hậu sản. Phụ nữ đã lên tiếng rất rõ ràng rằng đó là một giải pháp thực sự có thể phòng ngừa sang chấn sinh nở. Và nó cũng làm giảm những thứ như sinh non, thai chết lưu và sinh con bằng phương pháp hỗ trợ như sinh hút hay sinh kẹp. Bằng chứng cho thấy hiệu quả của mô hình hộ sinh liên tục đó. Vì vậy, khi chúng tôi nhận được phản hồi và xem xét báo cáo, thì thấy rất rõ ràng rằng khuyến nghị cụ thể đó không có đủ chi tiết cần thiết." Bà Settecasse mô tả nó như một 'xổ số mã bưu chính' 'postcode lottery', để lại nhiều 'khoảng trống' để chính phủ không nhất thiết phải cam kết hoặc đầu tư tiền vào mô hình chăm sóc quan trọng này tại tất cả các quận y tế địa phương. Bà cho biết sự thiếu cam kết toàn diện này cũng thể hiện rõ qua việc chính phủ liên tục tham khảo Kế hoạch hành động trong chăm sóc sản phụ được công bố năm 2023, mà bà Settecasse cho biết là dựa trên nghiên cứu được công bố năm 2019. Bà nói đã có các chính sách và hướng dẫn về chăm sóc sang chấn sinh nở và các hoạt động an toàn về mặt văn hóa - nhưng rõ ràng là những chính sách này không hiệu quả trong khi chăm sóc hộ sản liên tục là điều mà phụ nữ liên tục kêu gọi. "Họ biết về tiền sử của bạn, nếu bạn đã từng bị sang chấn sinh nở thì họ sẽ biết. Họ hiểu về tiền sử bệnh án của bạn, và nếu bạn có các chấn thương phức tạp khác thì bạn cũng đã có cơ hội để nói chuyện với họ. Vì vậy, thật đáng lo ngại khi chính phủ cam kết về chấn thương, cải thiện các chính sách và hướng dẫn có hiểu biết về chấn thương, nhưng không thực sự đầu tư tiền bạc và đầu tư vào giải pháp rõ ràng xung quanh việc chăm sóc dựa trên mối quan hệ giữa sản phụ với một nữ hộ sinh như một chuyên gia của mình." Trong phản hồi của mình, chính phủ cho biết họ cam kết tăng cường lực lượng nữ hộ sinh Thổ dân thông qua Chiến lược điều dưỡng và nữ hộ sinh Thổ dân (Aboriginal Nursing and Midwifery Strategy), cũng như các chương trình học bổng. Họ cũng cho biết họ cam kết bảo đảm các hoạt động an toàn về mặt văn hóa như những hoạt động rõ ràng trong lĩnh vực Y tế do cộng đồng Thổ dân kiểm soát và các tổ chức như trung tâm sinh nở do người Thổ dân điều hành Waminda. Một người mẹ Bản địa, Sam Hall đã trải qua một ca sinh nở đau thương với cậu con trai Koah của mình vào năm 2022. Bà nói rằng người nữ hộ sinh duy nhất mà bà cảm thấy thoải mái là một nữ hộ sinh thực tập người Thổ dân mà bà đã kết nối thông qua mô hình chăm sóc liên tục - nhưng nữ hộ sinh này không thể có mặt khi bà sinh. Sam chia sẻ việc bà đã gặp phải một số vấn đề với nhiều nữ hộ sinh khác nhau trong suốt quá trình sinh nở của mình, bà kể rằng mình đã bị cho về và được yêu cầu uống Panadol để giảm đau lưng dữ dội chỉ vài giờ trước khi sinh. Nhưng đây không phải là nỗi lo lắng duy nhất của bà. "Đó là một trong những nỗi sợ lớn nhất của tôi đến mức tôi thậm chí đã đến gặp trưởng khoa sản tại bệnh viện của tôi và nói rằng, tôi không muốn con tôi bị chuyển đi xa tôi và tôi không thể đi cùng con. Tôi nghĩ rằng, đó là một điều đã ăn sâu vào phụ nữ Bản địa và các người mẹ về nỗi sợ bị cướp mất con. Nhưng rồi con tôi được chuyển đi vào khoảng nửa đêm, và sau đó tôi được chuyển đi vào ngày hôm sau lúc 3:00 chiều và vì liệu pháp mà con tôi đang trải qua, chúng tôi thậm chí không được bế con trong bốn ngày." Sam cho biết là một người mẹ Thổ dân, bà đặc biệt bị chấn thương khi con trai mình được chuyển đến một bệnh viện khác sau cơn động kinh và các biến chứng khác. Bà cũng hy vọng chính phủ sẽ thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn đối với tính liên tục của các mô hình chăm sóc hộ sinh. Sam nói thêm rằng việc tăng số lượng nữ hộ sinh Thổ dân là điều cần thiết và hy vọng chính phủ sẽ hành động ngay lập tức trong lĩnh vực này. "Một trong những điều quan trọng mà tôi đã nói, tôi nghĩ họ cần chắc chắn là nhiều nữ hộ sinh Bản địa hơn, vì tôi biết rằng với tôi người nữ hộ sinh thực tập là người mà tôi cảm thấy thoải mái nhất khi được chăm sóc nhưng cô đã không có mặt trong lúc tôi sinh nở. Tôi nghĩ đối với nhiều gia đình Bản địa, việc có một người có cùng nền văn hóa và hiểu mình là điều thực sự quan trọng." Cuộc điều tra về sang chấn sinh nở mang tính bước ngoặt của New South Wales kể từ đó đã truyền cảm hứng cho một cuộc điều tra ở Tasmania, cũng như ở tại Vương quốc Anh. Tiến sĩ Hazel Keedle, người đã dẫn đầu một trong những nghiên cứu lớn nhất trên thế giới về sang chấn sinh nở vào năm 2021 - Nghiên cứu về trải nghiệm sinh nở - cho biết cuộc khảo sát này hiện đang được khai triển tại 14 quốc gia khác nhau. Cuộc khảo sát phát hiện ra rằng cứ ba phụ nữ ở Úc thì có một người đã trải qua sang chấn sinh nở và cứ 10 người thì có một người đã trải qua bạo lực sản khoa. Bà hy vọng rằng cuộc nghiên cứu này có thể tác động đến cải cách ở Úc và trên toàn thế giới. "Tôi hy vọng rằng những gì chúng tôi đã làm với cuộc khảo sát đầu tiên tại Úc và những đóng góp mà nó có được cùng với dịch vụ khách hàng sau đó sẽ có tác động trên toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng tại Úc, các tiểu bang và lãnh thổ khác đã theo dõi và tôi tin là họ sẽ xem xét các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ để điều hướng các chiến lược và hướng dẫn của riêng họ xem liệu có những lĩnh vực nào cần cải thiện không, nhưng đôi khi họ không làm được. Như tôi đã nói, bản thiết kế đã có, cuộc điều tra và báo cáo này đã thực sự giúp thúc đẩy chương trình nghị sự về vấn đề này. Vì vậy, đôi khi cần có hành động để đưa vấn đề lên ưu tiên hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khỏe." Nhưng Tiến sĩ Keedle cho biết bà muốn thấy sự trao quyền lớn hơn cho ban lãnh đạo nữ hộ sinh trong phản ứng của chính phủ đối với các khuyến nghị của cuộc điều tra. "Mặc dù về nguyên tắc đã được ủng hộ, nhưng sự tận tụy đối với vai trò lãnh đạo hộ sinh ở mọi cấp độ là điều cần thiết. Họ đưa ra một số lĩnh vực mà họ đề cập sự lãnh đạo chung và dịch vụ hộ sinh, nhưng họ chưa cam kết sẽ có một nữ hộ sinh trưởng. Họ nói rằng họ có một cố vấn hộ sinh trưởng làm việc tuyệt vời, người tư vấn cho y tá trưởng và nữ hộ sinh. Và chừng nào nữ hộ sinh chỉ đóng vai trò cố vấn, thì họ sẽ không thể lãnh đạo và tiến lên với những thay đổi cần thiết này."]] Đối với những bà mẹ như Sam và Sarah, việc thúc đẩy các mối quan hệ an toàn và đáng tin cậy với nữ hộ sinh là chìa khóa để ngăn ngừa những trải nghiệm sinh nở đầy sang chấn. Sarah hy vọng có thể có sự thay đổi về văn hóa trong một số mặt nơi mà các bà mẹ bị đặt vào vị trí dễ bị tổn thương. "Khi bạn đi khám bác sĩ, khi bạn đi khám nữ hộ sinh, và những nơi như vậy, tôi nghĩ có rất nhiều. Tôi là người ít hiểu biết và ít quan trọng trong cuộc thảo luận này, nhưng tôi tin rằng chúng ta cần có một chiến dịch vận động quần chúng, chiến dịch giáo dục về quyền tự chủ của cơ thể bạn rằng nó tự động có hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, rằng bạn có tiếng nói cuối cùng trong bất kỳ điều gì xảy ra với cơ thể bạn." |