Hóa chất làm sạch từ chế phẩm nông nghiệp

Là người có niềm đam mê với nông nghiệp, bà Lê Thị Quyên, giám đốc HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa hiểu rõ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hóa chất và sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đang tác động lớn đến an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Vì vậy, bà luôn trăn trở làm sao để hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra nông sản an toàn.

Sản phẩm phân bón hữu cơ của HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ miền Tây Thanh Hóa.

Tình cờ trong một lần tham gia lớp tập huấn do Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa tổ chức về tác dụng, hiệu quả của chế phẩm sinh học EM, sau đó bà lên mạng tìm hiểu thông tin, tham khảo các tài liệu về loại chế phẩm sinh học này. Qua quá trình tìm hiểu, bà biết rằng EM là loại vi sinh vật hữu dụng, tập hợp các loại vi sinh vật có ích, có tác dụng cải tạo đất, khử mùi hôi thối chuồng trại, ủ làm phân hữu cơ sinh học, làm sạch môi trường, ngoài ra chế phẩm còn được dùng trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng sức đề kháng và tiêu hóa cho vật nuôi, giúp các vật nuôi lớn nhanh, ít bệnh tật. Vì vậy, bà quyết tâm tự xây dựng công thức để sản xuất phân bón hữu cơ.

Để thực hiện hướng đi này, bà đã nhờ người kết nối để gặp gỡ chuyên gia Nhật Bản để được giúp đỡ và học cách sử dụng chế phẩm sinh học EM vào sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp như vỏ trái cây, rau, củ...

Trên thực tế, quy trình sử dụng chế phẩm EM để sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp không quá phức tạp. Tuy nhiên để đưa ra một công thức riêng biệt, đạt hiệu quả cao trong việc tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất thì không hề đơn giản. Được biết, trong quá trình xây dựng công thức cho sản phẩm phân bón, bà đã đầu tư xây dựng các khu sản xuất riêng. Tại đây, nhiều hình thức sản xuất nông nghiệp từ truyền thống đến hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đã được bà triển khai thực hiện. Nhiều loại cây được trồng bằng nhiều hình thức khác nhau đều được sử dụng các loại phân bón hữu cơ do bà sản xuất để chăm sóc. Quá trình thực nghiệm cho thấy, sử dụng phân bón hữu cơ để chăm sóc cây trồng tiết kiệm chi phí khoảng 15 đến 20%, hơn nữa năng suất tăng từ 10 đến 15% cho năm đầu sử dụng. Những năm sau, khi đất được cải tạo, chi phí sẽ tiếp tục giảm dần, song năng suất sẽ tăng dần lên. Đáng nói, phân bón hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, phế phẩm nông nghiệp nên tuyệt đối an toàn đối với sản phẩm, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Sau hơn 2 năm đưa vào thực nghiệm, năm 2020 bà quyết định đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm hệ thống dây chuyền để sản xuất hàng hóa các loại phân bón hữu cơ và các sản phẩm chế phẩm sinh học. Khi xưởng đi vào sản xuất, bà và các thành viên trong HTX đã đấu mối với các chủ trang trại chăn nuôi, người dân các khu sản xuất rau tập trung trên địa bàn tỉnh để thu mua phân, phế phẩm từ cây trồng về ngâm ủ, tạo ra phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học xua đuổi sâu, phòng, trừ bệnh cho cây trồng.

Chia sẻ về quy trình sản xuất phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học, bà Quyên cho biết: Từ các phế phẩm, phụ phẩm chăn nuôi, trồng trọt thu mua về tôi đưa nguyên liệu vào xử lý, ngâm, ủ lên men rồi chiết xuất ra dung dịch chế phẩm sinh học để phòng, trừ sâu bệnh cho cây trồng. Lượng bã sau khi được chắt lọc lấy dung dịch chế phẩm sẽ được tận dụng phối trộn với các loại phân chuồng hoai mục để sản xuất phân bón hữu cơ.

Là sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, tính an toàn gần như tuyệt đối, lại đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, nên nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận và tin tưởng sử dụng. Hiện tại, ngoài các loại dung dịch chế phẩm sinh học, HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo đang sản xuất các loại phân hữu cơ dạng bột, viên nén. Đáng chú ý, HTX còn có sản phẩm phân bón hữu cơ dạng lỏng có nhãn hiệu Organic Tre Xanh Hoàng Đạo. Sản lượng sản xuất hiện đạt trung bình khoảng 1.000 lít/tháng, phân dạng bột và nén đạt khoảng 10 đến 20 tấn/tháng. Được biết, các sản phẩm hữu cơ do đơn vị sản xuất không những đang được tiêu thụ trong tỉnh mà còn được mở rộng ra nhiều tỉnh ngoài, như: Hòa Bình, Vĩnh Phúc.

Hiện cùng với việc tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất, HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo đang tích cực đưa sản phẩm phân bón của đơn vị đi tham dự các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh để quảng bá. Đồng thời, chủ động đầu mối với nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh mở các lớp tập huấn sử dụng chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh, góp phần thay đổi thói quen, nhận thức về sử dụng phân bón của người dân trong quá trình sản xuất.

KHPTO - TS. Rosukon từ Thái Lan đã nghiên cứu ra cách chiết xuất enzym bằng đường glucose và các phế phẩm thực vật để tạo nên dung dịch tẩy rửa thiên nhiên, còn có thể dùng để khử trùng cho hoa quả, bón cho đất. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng rác thải để sản xuất enzym sinh thái, giảm đi lượng rác thải mỗi ngày và góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn. Những hộ gia đình làm enzym thì muỗi và các côn trùng sẽ tự động tránh xa.

Công thức

1 phần đường + 3 phần phế phẩm thực vật + 10 phần nước. Ví dụ: 1 kg đường nâu + 3 kg rác + 10 lít nước. Tùy lượng rác mà gia giảm đường và nước cho phù hợp.

Cách làm

Tất cả bạn cần là một thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín là được, đường [đường nâu, đường tán, mật mía] và nước. Thêm nước theo công thức vào thùng chứa. Pha loãng đường vào trong nước. Thêm phế phẩm rau cải từ nhà bếp rồi đậy kín nắp.

Dán nhãn, ghi ngày sản xuất lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra.Thùng chứa đặt nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau tối đa 3 tháng, tối thiểu 1 tháng là có thể sử dụng. Dùng vải lược bỏ phần bã thực vật và chiết ra chai nhỏ dùng dần, có thể mua loại chai nhấn tạo bọt để rửa chén/tay.

Lưu ý

- Thùng chứa: không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa. Rác để làm cho enzym không bao gồm giấy, nhựa, kim loại hoặc vật liệu thủy tinh. Để hỗn hợp có mùi thơm, bạn có thể thêm vỏ cam, chanh, bưởi hoặc lá dứa. Phần phế phẩm sử dụng để lên men không được dùng thức ăn nấu chín, dính dầu mỡ hoặc các phế phẩm có nguồn gốc động vật. Ở các vùng nông thôn có thể tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp. Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng. Thùng chứa sau khi thêm phế phẩm còn lại 2 phần không khí/8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn ra thuận lợi.

Quá trình lên men sẽ tạo ra nhiều khí, vì thế trong tháng đầu tiên, mỗi ngày mở hai lần vào buổi sáng - tối khuấy đều và đảo vỏ chìm xuống rồi đậy nắp lại để áp lực hơi được giải phóng khỏi thùng chứa. Cứ như vậy, sau 1 tuần, đảo thưa dần 1 lần/ngày để vỏ chìm xuống ngấm nước đều. Sau 1 tháng, đảo 2 - 3 ngày/lần để vi sinh vật lên men hoạt động tốt.

Màu sắc lý tưởng của enzym sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hỗn hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi, thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. Sau chừng 1 tháng, hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường. Nó có thể có một lớp màu trắng, đen hoặc nâu trên đầu của các enzym, đừng lo lắng. Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chứa, các phản ứng hóa học của enzym sẽ hòa tan một cách tự nhiên.

- Sau khi ủ 3 tháng, bắt đầu dùng, bạn nên: làm tiếp mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet.

- Enzym này không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. Không bảo quản trong tủ lạnh.

- Làm rửa chén bát, giặt quần áo, lau nhà, chùi bếp... pha tỷ lệ 50/50 rất sạch bụi bẩn và dầu mỡ bám vào.

- Làm sạch rau quả: pha 2 muỗng canh enzym với nước để ngâm rau quả sẽ có tác dụng làm sạch và khử trùng.

- Làm vườn: chế phẩm trên vừa là thuốc trừ sâu tự nhiên, thuốc diệt cỏ, vừa làm bón hữu cơ được. Có thể được sử dụng để kích thích hormon thực vật để cải thiện chất lượng của các loại trái cây và rau quả và tăng năng suất cây trồng. Phun vào đất liên tục trong 3 tháng để cải thiện chất lượng đất. Pha theo tỷ lệ 1/10 hoặc 2/10 để tưới vào gốc rau hay cây cảnh thay cho đạm và các chất dinh dưỡng khác.

- Pha loãng theo tỷ lệ 2/10 để phun sương xua đuổi côn trùng hoặc phun lên lá cây cảnh, rau màu để diệt rệp sáp, bọ nhảy, sâu hoặc phun lên mặt đất để diệt ốc hại rau. Phun vào tầm 7 - 8 giờ sáng lên lá cây hoặc xung quanh giàn cây ăn trái để xua đuổi ruồi vàng đến chích trái non và xua bướm không cho đến đẻ nhờ ấu trùng bướm, nở sâu non hại rau.

- Nếu nhà nhiều muỗi, tầm 6 giờ tối, dùng nước enzym pha tỷ lệ đặc hơn rồi phun sương vào gầm bàn, các chỗ khuất trong nhà hoặc gầm các hộp rau, góc vườn cũng là cách đuổi muỗi rất hiệu quả. 2 - 3 ngày phun một lần để côn trùng không đến nữa. Nếu nhà có nhiều muỗi, chỉ cần đổ nước enzym nguyên chất vào một tô nhỏ rồi để trong gầm bàn, gầm cầu thang... muỗi cũng sẽ hết.

Chủ Đề