Hóa đơn chi nhánh hạch toán phụ thuộc năm 2024

Theo đó, giữa các đơn vị phụ thuộc có hoạt động phối hợp sản xuất một phần sản phẩm/sản phẩm tương đối hoàn chỉnh để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Hoạt động này giúp tối ưu việc sử dụng các nguồn lực từ các đơn vị nội bộ. Việc phối hợp sản xuất có phát sinh việc thanh toán chi phí sản xuất giữa các đơn vị.

Bà Kim Anh hỏi, việc phối hợp sản xuất như vậy có phải xuất hóa đơn bán hàng và tính thuế TNDN không?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về lập hóa đơn như sau:

“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 [đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC] như sau:

“b] Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất].”

Căn cứ Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn lập hóa đơn GTGT đối với một số trường hợp như sau:

“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương [tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lưạ chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

  1. Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
  1. Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ…”.

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 cùa Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

Tại Điều 59 quy định hiệu lực thi hành

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”.

Tại Điều 60 quy định xử lý chuyển tiếp:

“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”.

Căn cứ quy định trên, trong thời gian từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/6/2022, các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành. Theo đó, trường hợp Chi nhánh Công ty bà là đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính, Chi nhánh có tài khoản, con dấu riêng và khai quyết toán thuế TNDN tại trụ sở chính, khi xuất điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau thì sử dụng hóa đơn theo hướng dẫn tại Điểm 2.6 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp còn vướng mắc bà có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP. Hà Nội được đăng tải trên website //hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.

Căn cứ tại quy định trên trường hợp doanh nghiệp có Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC như trên thì đơn vị phụ thuộc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc.

Trên hóa đơn thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế người bán là của đơn vị phụ thuộc.

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn GTGT cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc? Doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong những trường hợp nào? [Hình từ Internet]

Doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong những trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
a] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
c] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
d] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
đ] Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
e] Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
g] Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử trong những trường hợp sau:

- Thứ nhất, doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Thứ hai, doanh nghiệp thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

- Thứ ba, doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.

- Thứ tư, doanh nghiệp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

- Thứ năm, trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.

- Thứ sáu, trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

- Thứ bảy, trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử diễn ra như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử diễn ra như sau:

Bước 1: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 2: Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Bước 3: Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.

Lưu ý: Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định.

Chi nhánh khác tình hạch toán phụ thuộc nộp thuế môn bài ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ: Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai thuế môn bài tại Chi cục thuế Quản lý chi nhánh đó. Khác tỉnh với trụ sở chính: Tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc là gì?

1. Đơn vị hạch toán phụ thuộc là gì? Hạch toán phụ thuộc là chế độ tài chính của chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc và công ty mẹ. Chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải nộp tờ khai gì?

- Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.

Thế nào là doanh nghiệp hạch toán tài chính độc lập?

Hạch toán tài chính độc lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp [như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh]. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán tài chính độc lập.

Chủ Đề