Hoa ky phản bội đồng minh vnch như thế nào năm 2024

Ngay sau buổi chiều ngày 30/4 năm 1975, mọi người tỵ nạn ở trại Guam đều khóc. Họ tụ tập gần trung tâm của trại và nghe tin từ đài BBC. Mẹ tôi là một người trong nhóm này, đứng chung với một nhóm phụ nữ và những người già. “ Việt cộng đã chiếm Sài Gòn. Thế là hết hy vọng.” Lời phát thanh loan báo thất thủ nhanh chóng lan khắp cả tại.

Nổi ám ảnh lớn nhất đã bắt đầu thành hiện thực, vì ba tôi vẫn còn kẹt lại Sài Gòn, không biết đang ở đâu. Nhưng tôi lúc bấy giờ chi có 10 tuổi và chưa hiểu gì lắm. Nắng muối mặn vùng biển nhiệt đới làm cháy da của tôi, và cũng đồng thời hằn sâu vào lòng những người tỵ nạn một niềm đau chẳng bao giờ có thể quên.

Thế là ngày hôm sau chúng tôi, được coi là nhóm người may mắn di tản phải bắt đầu cuộc đời tỵ nạn trên đất Mỹ. Tuy nhiên mặc dù chiến tranh đã chấm dứt, máu vẫn đổ ở Việt Nam. NGƯỜI MỸ ĐÃ PHẢN BỘI CHÚNG TÔI VÀO NGÀY ĐẦU HÀNG ĐÓ (mặc dù từ đó cho đến giờ, nhiều người (Mỹ) vẫn không chịu thừa nhận) Và đó cũng là lần duy nhất người Mỹ phản bội đồng minh trên chiến trường.

Sau vụ Watergate truất phế Tổng thống Nixon, Tổng thống Ford đã vô kế khả thi mà chỉ còn cách đưa ra lời thỉnh cầu cuối cùng là viện trợ để giúp Việt Nam Cộng Hòa chống đỡ cuộc tổng tấn công vào Sài Gòn của cộng sản. Quốc Hội đã nhẫn tâm bỏ phiếu áp đảo chống lại việc tiếp tục viện trợ mặc dù cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định ngừng bắn một cách tàn bạo và trắng trợn . Ngoại trừ một số ít người trong Bộ Ngoại giao và quân đội Hoa Kỳ và một số ít người tham gia giúp đỡ người tỵ nạn là còn bận tâm, hầu hết người Mỹ đều bàng quang vô thức. Cuộc chiến đã kéo dài hơn cả thập kỷ, với 58235 người Mỹ hy sinh và vô số thương vong về thể chất và tâm lý. Đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa, khoảng 300000 người lính đã phải hy sinh. Tính có khoảng từ hai đến ba triệu người Việt Nam tử nạn trong cuộc chiến.

Hoa Kỳ không hề mất mát quê hương sau ngày đầu hàng. Người dân Việt Nam Cộng Hòa mới là những kẻ bị mất quê hương sau ngày này. Họ phải trả giá nặng nề cho sự bại trận và mất quê hương của mình. Cuộc sống trầm luân ngay lập tức. Sau một tháng chiến thắng, cộng sản nhốt hết các cựu quân nhân, giáo sư trí thức , các sĩ quan, trong đó có ba tôi, vào trại tập trung gọi là “Cải tạo”

Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, tất cả những người tù “Cải tạo” bị bắt giam cầm không có xét xử tòa án luật sư và chịu cực hình không có ai can thiệp bảo vệ. Từ một tháng héo dài thành một năm, từ một năm kéo dài thành cả chục năm. Ba tôi bị giam cầm cả thảy là 12 năm. Giới chức nhân quyền tin rằng có khoảng 70 ngàn người đã bị tử hình trong các trại cải tạo và hàng ngàn người tù cải tạo khác chết vì lao động khổ sai, bệnh tật đói khổ khi mà cả thế giới quay lưng lại với họ. (1)

Sau vài năm dưới sự cai trị của tàn bạo của cộng sản, hàng triệu người đã bắt đầu vượt biên bằng đường biển. Theo Hội Chữ Thập Đỏ, có khoảng ba trăm ngàn người chết trên biển khi vượt biên. Ở Campuchia, hơn hai triệu người đã bị chết trên các cánh đồng bởi Khmer Đỏ. Mặc dù nhiệm vụ giải quyết tù binh và tìm người mất tích MIA vẫn được Mỹ trong tiếp tục ngay sau chiến tranh, Liên Hợp Quốc lại trì hoãn đến vài năm mới điều tra cuộc khủng hoảng trại cải tạo. (2)

Ngày 30 tháng 6 sẽ mang lại cho người Iraq những gì?

Kể từ khi giải phóng Baghdad, đất nước này bị bỏ rơi thành bất ổn. Tổng thống Bush không thể để cuộc chiến cứ kéo dài mãi ở nơi này. Người Mỹ đang mất kiên nhẫn, đặc biệt là những người không muốn chiến tranh. Nhưng nước Mỹ không thể nào lại phản bội Irag NHƯ ĐÃ TỪNG PHẢN BỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA. Những người lính của chúng ta phải hoàn thành trách nhiệm của họ, bất kể khó khăn kiểu nàoì và chỉ rời khỏi Iraq khi đất nước này có được một chính phủ tự ổn định. Nếu không, hãy bắt đầu dựng trại tỵ nạn cho những người Iraq đã cộng tác với chúng ta, dù có rất ít trong số này muốn tỵ nạn.

Tôi vẫn còn nhớ chuyến bay sang Mỹ từ căn cứ Guam. Nắng nóng của đảo Guam làm mọi người có cảm giác đở nhớ nhung Việt Nam trong thoáng chốc nhưng chúng tôi phải rời Guam để sống tiếp. Khi máy bay chở chúng tôi từ từ lăn bánh ra đường bay, tôi thấy có hai hàng chiến đấu cơ màu xanh đậm đậu dọc đường bay. Những chiến đấu cơ này đậu ngay ngắn, không có phi công và không thấy có gắn bom. Đó là các chiếc oanh tạc cơ B-52 mà người dân Việt Nam Cộng Hòa đã từng hy vọng chờ đợi mõi mòn sẽ bay qua Việt Nam một lần nữa (trước ngày đầu hàng). (3)

Tác giả: Phạm Quang

———————————–

Chú thích

Phạm Quang là cựu Thủy quân Lục chiến, chiến đấu tại chiến trường Irag, tỵ nạn sang Hoa Kỳ năm 1975 khoảng 10 tuổi. Giọng văn của ông rất nhẹ nhàng hiền lành nhưng thấm thía. Ông cũng là một trong những người công dân Mỹ hiêm hoi khẳng định trên báo chí truyền thông của Mỹ một cách thành thật là nước Mỹ đã phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hòa

(1) Những người tù “Cải tạo” này có thể nào được “ca ngợi” và được gọi là “tù nhân lương tâm” một cách trân trọng trên khắp các diễn đàn như hiện nay hay không? Điều kiện sống trong tù tội của họ còn khắc nghiệt hung hiểm gấp cả ngàn lần những tù nhân bị bắt ngày nay.

(2) Sự phản bội của nước Mỹ đối với Việt Nam Cộng Hòa không chỉ là có vụ bỏ phiếu chống viện trợ trước ngày đầu hàng mà là cả một chính sách hoàn hảo đề ra nước Mỹ sẽ phải làm gì cụ thể sau chiến tranh,nhằm nhấn chìm triệt để sức trổi dậy của người dân Việt Nam Cộng Hòa , trong đó có phần muốn mượn tay cộng sản Việt Nam triệt hạ thảm sát toàn bộ cả trăm ngàn quân nhân trí thức và tư sản Việt Nam Cộng Hòa trong ngục trại. Khi con số thảm sát vượt qua gần đến 45 ngàn người thì cao trào vượt biển của cả triệu người dân Việt Nam Cộng Hòa trong năm năm từ năm 1977 đến 1982 gây chấn động thế giới khiến cả Hoa Kỳ và Việt cộng bị chùn tay vì áp lực của công luận.

Henry Kissinger cho thấy Mỹ đã tính trước mọi việc sau chiến tranh, biết trước cụ thể số người bị thảm sát và những ai sẽ bị thảm sát

Trích trong bài “Ứng cử viên TT Joe Biden từng tìm đủ cách ngăn chặn người dân VNCH tỵ nạn tại Hoa Kỳ năm 1975” của Jerry Dunleavy:

“Ngoại trưởng Henry Kissinger, người đứng đầu cuộc họp, nói với các thượng nghị sĩ rằng, tổng số danh sách những người dân Việt Nam Cộng Hòa có thể bị cộng sản giết hoặc bị nguy hiểm là khoảng hơn một triệu người và trong số này, danh sách tối thiểu cần phải di tản không thể giảm được là 174 000 người dân”–

(3) Các chiến lược gia của Hoa Kỳ khi vạch địch kế hoạch bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa trước và sau chiền tranh một cách hoàn hảo, tìm đủ cách xô đuổi không chấp nhận người dân Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn vào Mỹ, lại không ngờ rằng những người tỵ nạn Việt Nam Cộng Hoà ra đi năm 1975 lại đem đến cho nước Mỹ sự phát triển, niềm tự hào, danh dự và làm lương tâm nước Mỹ từ từ thức tỉnh.