Hoàng trung hải bị kỷ luật như thế nào năm 2024

TTO - Từ ngày 3 đến 8-1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã họp kỳ 42. Ủy ban kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải - Ảnh: TTO

Ủy ban kiểm tra trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên phó thủ tướng.

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam và một số cá nhân liên quan đến các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 41 của Ủy ban kiểm tra trung ương.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên, Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông: Mai Văn Tinh, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch HĐQT.

Ông Đậu Văn Hùng, nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.

Ông Trần Văn Khâm, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch HĐQT.

Ông Trần Trọng Mừng, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên tổng giám đốc.

Ông Ngô Sỹ Hán, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên phó tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Cảnh cáo đối với các ông Văn Trọng Lý, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Văn Tài, nguyên hàm vụ trưởng Văn phòng Chính phủ; Đỗ Cảnh Dương, tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ.

Khiển trách đối với các ông Nguyễn Hữu Vũ, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đặng Thúc Kháng, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch HĐQT; Lê Phú Hưng, nguyên phó bí thư Đảng ủy, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.

Đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam các nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015.

Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật do 'có những vi phạm nghiêm trọng' khi làm Phó Thủ tướng.

Cụ thể, theo Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống ở Việt Nam hiện nay, thì:

"Trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên [Dự án TISCO II]."

Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV] hôm 10/01/2020 không gọi ông Hải, người hiện vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, là "đồng chí" như thường lệ.

Hình thức thi hành kỷ luật đối với ông Hoàng Trung Hải là 'cảnh cáo', theo trang VOV.

Vẫn bản tin này nói rằng "những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội".

Sự việc diễn ra ngay hôm 10/01 tại Trụ sở Trung ương Đảng, và theo VOV, "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Uỷ viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ".

Điều này có nghĩa là sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải chấm dứt.

Các sai phạm của ông Hoàng Trung Hải được nhắc tới lần đầu vào ngày 9/12/2019.

Vào thời điểm đó, Ủy ban Kỷ luật của Đảng nói ông Hải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.

Đây là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên của Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Công danh sự nghiệp và di sản

Sinh năm 1959, quê Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải làm Phó Thủ tướng từ 2007 đến 2016, dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [7/2006 - 4/2016].

Sau đó, ông chuyển sang giữ vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Trong thời gian ông làm Bí thư Hà Nội, thủ đô Việt Nam đã có những công trình phát triển, mở rộng nhiều mặt.

Tuy nhiên, vấn đề giao thông ách tắc, thiếu nước sạch, rác thải, ô nhiễm không khí đã gây bức xúc lớn cho người dân và du khách.

Một trong những phát biểu gần nhất của ông được báo Việt Nam đăng cuối năm 2019 là "Đừng để khách đến chê Hà Nội quá bẩn!".

Cũng trong thời gian ông làm bí thư thành ủy, tại Hà Nội đã xảy ra vụ dân làng Đồng Tâm hồi 4/2017 bắt giữ 38 cảnh sát trong một tuần, liên quan tới khiếu kiện đất đai.

Vụ việc tưởng chừng đã được xử lý xong với việc Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân và ký giấy cam kết không truy tố, lại tiếp tục bùng lên thành điểm nóng trong những ngày đầu năm 2020.

Hôm 9/1, Hà Nội đưa lực lượng cảnh sát tới địa phương, xảy ra đụng độ ở Đồng Tâm làm chết người, cả dân và cảnh sát.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham

Chụp lại hình ảnh, Cảnh ùn tắc giao thông Hà Nội

Tuy thế, hiện chưa rõ vai trò của ông Hải trong vụ việc này đến đâu vì một phần dư luận vẫn tin rằng Đồng Tâm liên quan đến vai trò của ông Nguyễn Đức Chung nhiều hơn.

Chủ Đề