Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có ý nghĩa gì

Câu trả lời đúng nhất:

Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân đó là: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924. Để hiểu rõ hơn về nội dung học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:

1. Học thuyết Tam Dân là gì?

Học thuyết Tam Dân hay Tam Dân Chủ nghĩa là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan]. Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh [hay học thuyết] chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

2. Nội dung học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn

Nội dung học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn được nêu rõ trong cương lĩnh, bao gồm:

- Dân tộc độc lập:

Theo Tôn Trung Sơn có nghĩa là dân tộc độc lập khỏi sự thống trị hoặc áp bức của đế quốc. Để đạt được điều này, ông tin rằng Trung Quốc phải phát triển một “Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc”, Dân tộc Trung Hoa, trái ngược với một chủ nghĩa dân tộc sắc tộc. Để đoàn kết tất cả các sắc tộc khác nhau của Trung Quốc.

Ý thức về chủ nghĩa dân tộc này khác với ý tưởng về “chủ nghĩa sắc tộc”, “tương tự như ý nghĩa của chủ nghĩa dân tộc trong ngôn ngữ Trung Quốc. Để đạt được điều này, ông tin rằng Trung Quốc phải phát triển một”ý thức dân tộc” để đoàn kết người Hán trước sự xâm lược của đế quốc.

Ông cho rằng, Minzu có thể được dịch là “con người” , “quốc tịch” hoặc “chủng tộc” được định nghĩa bằng cách chia sẻ chung huyết thống, sinh kế, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục.

- Dân quyền tự do:

Bài giảng đầu tiên về Chủ nghĩa Dân quyền vào ngày 9/3/1924. Theo ông, dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì? Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền. Nay nhân dânquản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền [tr. 162-163]. Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền, tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó, 400Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng dân có 4 quyền ; quyền tuyển cử, quyền bãi miễn, quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chínhphủ có 5 quyền: quyềnhành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 chính quyền của nhân dân để để quản lý 5 trị quyền của chính phủ, như vậy mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo.

- Dân sinh hạnh phúc:

Khái niệm này có thể được hiểu là phúc lợi xã hội và là sự chỉ trích trực tiếp những bất cập của chủ nghĩa tư bản. Ông chịu ảnh hưởng của nhà tư tưởng người Mỹ Henry George. Tôn Trung Sơn dự định đưa ra một cuộc cải cách thuế theo nghĩa Georgist.

Ông chia sinh kế thành bố lĩnh vực: Quần áo, thực phẩm, nhà ở và di chuyển và hoạch định cách một chính phủ lý tưởng có thể chăm sóc những điều này cho người dân của mình.

Tôn Trung Sơn chết trước khi ông có thể giải thích đầy đủ tầm nhìn của mình về nguyên tắc này và nó đã là chủ thể của nhiều cuộc tranh luận trong cả Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, cho rằng ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Tưởng Giới Thạch nêu rõ thêm nguyên tắc Dân sinh về tầm quan trọng của phúc lợi xã hội và các hoạt động giải trí đối với một Trung Quốc hiện đại hóa vào năm 1953 tại Đài Loan.

>>> Xem thêm: Hạn chế của học thuyết tam dân

3. Ảnh hưởng của học thuyết Tam dân

Cái chết đột ngột của nhà cách mạng dân chủ, người bạn vĩ đại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là một cái tang chung cho nhân dân toàn quốc, và do đó đã hình thành một phong trào tuyên truyền chính trị rộng lớn…chủ nghĩa Tam dân mớichống đế quốc phong kiến, được truyền bá khắp nước rất nhanh chóng.

Thật ra không phải đến khi Tôn Trung Sơn qua đời, thì chủ nghĩa Tam dân mới được truyền bá rộng khắp, mà ngay khi sinh thời của ông, nó đã có ảnh hưởng tới nhiều nước và nhiều nhà yêu nước, cách mạng trên thế giới. Ngay đối với nước ta, trong 25 năm đầu thế kỷ XX, cụ Phan Bội Châu – nhà chí sĩ yêu nước tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu sắc đường lối cách mạng và tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Năm 1904, khi lập raDuy Tân Hội, cụ Phan đã đề ra cương lĩnh chính trị “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Quân chủ lập hiến [2], và nhất là khi Cụ đã chuyển hướng sang theo tư tưởng dân chủ và thành lậpViệt Nam Quang phục hộinăm 1912, đề ra tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc” Phan Bội Châu được bầu làm Tổng lý, cơ cấu tổ chức và chức viên của Hội cũng na ná như Đồng Minh Hội của Tôn Trung Sơn, cũng có ba bộ: Bộ Tổng vụ, Bộ Bình nghi và Bộ Chấp hành”. Hội cũng có “đội quân Quang phục”, đề ra “phương lược” chế định quốc kỳ, quân kỳ, phát hành quân dụng phiếu…

----------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về nội dung học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là


A.

Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B.

Dân tộc bình đẳng, dân quyền công bằng, dân sinh hạnh phúc.

C.

Dân tộc tự do, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc.

D.

Dân tộc độc lập, dân sinh tự do, dân quyền hạnh phúc.

Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên [hay Tôn Trung Sơn] là một triết lý chính trị hướng tới việc biến Trung Hoa thành một quốc gia tự do, thịnh vượng và hùng cường. Trong đó, ba yếu tố cơ bản nhất của nó là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

Chủ nghĩa Tam Dân được Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan] nhấn mạnh là cốt lõi của chính sách nước này, từng được Quốc Dân Đảng theo đuổi trong thời kỳ đầu. Nó cũng xuất hiện ngay ở dòng đầu tiên trong Quốc ca của Trung Hoa Dân Quốc: “Tam Dân chủ nghĩa, Ngô đảng sở tông…” có nghĩa là chủ nghĩa Tam Dân là điều căn bản nhất của Quốc Dân Đảng.

Năm 1894, khi Hưng Trung Hội [Hội chấn hưng Trung Hoa] được thành lập, Tôn Dật Tiên mới theo đuổi hai mục tiêu: dân tộc và dân quyền. Ông chưa có được yếu tố thứ ba, là yếu tố về phúc lợi. Năm 1896, ông bắt đầu chuyến viếng thăm châu Âu 3 năm của mình. Về nước, năm 1900, ông phát động cuộc khởi nghĩa Huệ Châu nhưng thất bại.

Tôn Dật Tiên phải ra nước ngoài, tới Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Canada. Mãi năm 1905, khi ông viếng thăm châu Âu một lần nữa, ông mới đưa ra triết lý chính trị của mình trong một bài phát biểu tại Brussels. Tại rất nhiều thành phố ở nước ngoài, Tôn Dật Tiên đã thành lập các nhánh của Hưng Trung Hội. Sau đó, khi Đồng Minh Hội được thành lập, Tôn Dật Tiên đã công bố triết lý của mình trên tờ Dân báo.

Tôn Dật Tiên. [Ảnh: Wikipedia, Public Domain]

Triết lý của Tôn Dật Tiên chịu ảnh hưởng lớn từ trải nghiệm của ông tại Mỹ quốc và hàm chứa nhiều yếu tố được rút ra từ các cuộc cải cách ở nước này. Ông cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Ông đã trích dẫn một đoạn trong diễn văn Gettysburg nổi tiếng của Abraham Lincoln: “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”, và cho rằng đó là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa Tam Dân của mình. [Xem bài: Diễn văn: Của dân, do dân và vì dân – Tổng thống Abraham Lincoln]

Chủ nghĩa tam dân bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

Trong đó, dân tộc độc lập có ý nghĩa rằng các dân tộc trên đất nước Trung Hoa không bị thế lực ngoại lai xâm chiếm. Tôn Dật Tiên cho rằng, để thực hiện được điều này, người Trung Hoa phải hình thành một tinh thần Trung Hoa, không phân biệt dân tộc riêng lẻ. Năm tộc lớn là người Hán, người Mông Cổ, người Tây Tạng, người Mãn Châu, và người Duy Ngô Nhĩ phải đồng lòng, và sử dụng một lá cờ gồm có 5 màu [lá cờ cộng hòa của Trung Quốc sử dụng trong giai đoạn 1911-1928].

Lá cờ 5 màu. [Ảnh: Wikipedia, Public Domain]

Dân quyền tự do chính là một “chính quyền của dân”. Người dân có bốn quyền lợi chính trị căn bản: tuyển cử [選舉], bãi miễn [罷免], sáng chế [創制], và phức quyết [複決]. Nó tương ứng với quyền công dân ở phương Tây. Đối với Tôn Dật Tiên, điều này có thể hiện thực hóa bằng một chính phủ có hiến pháp, giống như chính phủ Mỹ quốc. Chính phủ “ngũ quyền phân lập” so với “tam quyền phân lập” ở phương Tây. Nó được thể hiện ở 5 viện chịu trách nhiệm: lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát và thẩm tra.

Dân sinh hạnh phúc có hàm ý về phúc lợi xã hội. Ý tưởng này của Tôn Dật Tiên được ảnh hưởng bởi nhà tư tưởng Henry George, chủ yếu tập trung vào phương pháp cải cách thuế. Tôn Dật Tiên cũng phân chia dân sinh hạnh phúc thành 4 lĩnh vực: quần áo, thức ăn, nhà cửa và y tế. Điều đáng tiếc là Tôn Dật Tiên qua đời trước khi ông kịp giải thích cặn kẽ cái nhìn của mình về 4 lĩnh vực này.

Về chính sách dân sinh hạnh phúc, cuộc cải cách ruộng đất đạt được kết quả tốt đẹp ở Đài Loan chính là một ví dụ trực tiếp. Bắt đầu từ năm 1946, các ruộng của chính phủ được cho người nông dân thuê lại với giá rẻ, từ đó góp phần cải thiện cuộc sống của họ. Do giá thuê rẻ, người nông dân được lợi nên chăm chỉ làm việc, khiến sản lượng thu hoạch tăng cao [tăng 46% trong 4 năm]. Trong khi đó, nguồn lợi từ việc sở hữu ruộng đất của các chủ đất giảm xuống [do các ruộng của chính phủ], khiến những chủ đất mong muốn bán đất đai của mình để đầu tư sang khu vực kinh tế khác. Lượng đất này được chính phủ hoặc những người nông dân có điều kiện mua lại. Cuối cùng, chính phủ tiếp tục bán ra số đất mà mình sở hữu. Tới năm 1953, số lượng ruộng đất được người nông dân Đài Loan sở hữu cuối cùng đã tăng lên tới 90%.

Chủ nghĩa Tam Dân đều được Quốc Dân Đảng [thời đó] và Đảng Cộng sản Trung Quốc [dưới thời Mao Trạch Đông] thực thi, tuy nhiên kết quả thì lại rất khác biệt.

Cũng một cuộc cải cách, với khẩu hiệu “cải cách ruộng đất” và trấn áp những phần tử “phản động”, chỉ trong vẻn vẹn hai năm ngắn ngủi, giới chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ] đã giết hại 2,4 triệu người trong quá trình quốc hữu hóa ruộng đất. Đó là con số do bản thân ĐCSTQ công bố, còn có những nghiên cứu khác đặt con số ở mức 5 triệu người.

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai [địa chủ] hoặc những người nông dân giàu có. Mọi người sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. Một số đảng viên hoặc những người hoạt động cho ĐCSTQ đã được gài trong những đám đông để hô: “Chúng ta nên giết họ!” và những người chủ sở hữu đất đai và những nông dân giàu có sau đó bị xử tử ngay tại chỗ. Vào thời kỳ đó, bất kể người nào sở hữu đất đai ở trong làng cũng đều bị coi là “cường hào”. Những người thường lợi dụng nông dân bị gọi là “cường hào bủn xỉn”; những người thường giúp sửa chữa những tiện nghi công cộng và tặng tiền cho các trường học và giúp đỡ trong việc giảm nhẹ thiên tai được gọi là “cường hào tốt bụng”; những người không làm gì cả bị gọi là “cường hào im lặng”. Việc phân loại như thế này không có ý nghĩa gì cả, bởi vì tất cả các loại “cường hào” cuối cùng đều bị xử tử ngay lập tức bất kể là họ thuộc vào loại “cường hào” nào.

Có thể thấy rằng, trên bề mặt cùng giảng “dân sinh hạnh phúc”, nhưng Quốc Dân Đảng thời đó trân trọng tinh thần tự do của phương Tây mà Tôn Dật Tiên theo đuổi, còn ĐCSTQ lại sử dụng nó như một vỏ ngoài tuyên truyền cho cốt lõi là một học thuyết khác. Kết quả đã nói lên tất cả.

Minh Nhật

Xem thêm:

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ Đề