Hp scanjet n6010 đánh giá tinhte năm 2024

Mình mua nó với giá ~23tr order TQ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân và công việc. Chủ yếu mình sử dụng cho việc học tập, công việc văn phòng, chỉnh sửa ảnh và làm video nhẹ nhàng.

2. Lý do quyết định mua nó

Chiếc laptop cũ của mình đã sử dụng được 9 năm, là chiếc Acer V3-371 sử dụng CPU Intel i5 dòng U đời 4 và đã qua 3 lần đại tu: lần 1 nâng cấp RAM, lần 2 thay ổ SSD, lần 3 thay pin chính hãng. Nếu nói về các nhu cầu cơ bản như lướt web, văn phòng cơ bản thì nó vẫn có thể đáp ứng được khá tốt, pin vẫn đạt 4-5h sử dụng. Tuy nhiên, vỏ ngoài bằng nhựa cũng đã lưu những dấu vết va đập, trầy, vỡ. CPU Intel dòng U đời 4 không thể đáp ứng được các nhu cầu cao hơn. Vì vậy cần thiết phải lên đời laptop.

Thị trường laptop đã trải qua những biến động lớn, giá tăng phi mã thời kì covid, WFH. Rồi đến giai đoạn khủng hoảng thừa, doanh số PC tụt thê thảm. Nhưng nhờ sự có mặt của các dòng CPU Phoenix [7xxx] mới của AMD, GPU 4xxx NVidia, đặc biệt là nhờ giá thành vô cùng hợp lý của hầu hết các máy laptop hiện nay trong năm 2023.

Lý do chính để mình mua máy là giá thành phù hợp trong khi build quality, hiệu năng mang lại của chiếc HP Elitebook 845G10 là rất tốt.

Lý do thứ hai để mình lựa chọn chiếc HP Elitebook 845G10 là khả năng nâng cấp rất tốt đối với một chiếc Ultrabook:

Mấy em Gaming lên 70-80 độ là tụt xung nhịp, còn con Workstation mình render mấy tiếng mà chỉ lên 70-75 độ là max mà không rớt xung nhịp.

@daot096là sao ạ, tưởng máy cấu hình khỏe hơn ạ thì đỡ nát hơn so máy yếu

@FDGODWorkstation được build khác so với mấy lap doanh nhân bác ạ 😃 G1 vỏ cực kì chất lượng, cực chắc chắn. mỗi tội dùng 1 quạt nên hơi nóng thôi. nhưng linh kiện nó dùng cũng thuộc hàng tốt nhất rồi, vì nó sinh ra để đáp ứng cho việc chạy trâu bò trong thời gian dài mà

chắc chắn là bền hơn chứ bạn, linh kiện nói chung như pin, cpu, gpu rất mẫn cảm với nhiệt, dùng các tác vụ nặng trong thời gian dài chắc chắn sẽ không bền bằng việc dùng các tác vụ nhẹ nhàng hơn với thời gian tương tự. vì thế mới có chuyện khi máy tính chạy xung nhịp đến 1 nhiệt độ nhất định phải hạ xung để bảo vệ hệ thống là vì the

Riêng mấy ông như Dell hay HP mà mua hàng mới thì cứ xác định cũng phải tầm 15-16 củ trở lên mới ra hồn dc, vì giá trị thương hiệu của họ rất cao, 1 phần cũng là dịch vụ tốt hơn 1 số hãng khác. Ở VN thì có vẻ HP ko nổi bằng Dell hay Asus, nhưng tính ở thị trường thế giới thì HP cũng thuộc dạng top 3 rồi. Cái chuyện HP nóng máy hay chai pin năm là của 1 vài năm trước rồi, nhận xét quá phiến diện, hãng nào mà chẳng có ưu nhược điểm, chả có máy nào hoàn hảo. Nếu như bạn tìm hiểu 1 số hãng khác thì thể nào cũng thấy cái kiểu nhận xét: "Dell bền lắm, mua đi" [ừ Dell bền thật, nhưng Dell giá rẻ thì ko chắc], "MSI đừng mua, dễ hỏng bản lề lắm" [nói cứ như mấy ông khác ko có lỗi phần cứng], "Asus, Acer hàng tàu, xuống cấp nhanh" [và doanh số ngta tăng nhanh lắm]. HP tầm giá 18 triệu trở xuống thì kiếm mấy con ProBook nhé, hoặc cố dc hơn tiền thì lấy Envy.

EliteBook x360 là chiếc máy tính đa chế độ mỏng nhẹ nhất trong dòng laptop doanh nghiệp 13,3 inch của HP. Sản phẩm không chỉ thay đổi ngôn ngữ thiết kế, nâng cấp cấu hình phần cứng mà còn chú trọng hơn vào yếu tố bảo mật, nhiều tính năng tối ưu cho người dùng doanh nghiệp nhằm mang lại khả năng tự bảo vệ của thiết bị trước các cuộc tấn công mã độc.

Về cấu hình phần cứng, EliteBook x360 trang bị chip Intel Core i7-7600U, màn hình 13,3 inch Full HD, đồ họa tích hợp HD Graphics 620, 8GB RAM DDR4, SSD 256GB chuẩn NVMe và cài sẵn Windows 10 Pro 64 bit. Sản phẩm có giá tham khảo 41,9 triệu đồng và cũng là một trong các laptop Windows đắt nhất hiện nay.

Ưu điểm

  • Thiết kế đẹp, có thể chuyển đổi dùng như máy tính bảng.
  • Kiểu dáng mỏng nhẹ, độ bền đạt chuẩn MIL-STD 810G.
  • Nhiều lớp bảo mật khác theo tiêu chuẩn doanh nghiệp.
  • Cấu hình mạnh, SSD tốc độ cao.
  • Hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối phổ dụng.
  • Chất lượng màn hình hiển thị tốt, đạt 96% chuẩn sRGB.
  • Bàn phím độ nhạy cao, sử dụng linh hoạt.

Khuyết điểm

  • Viền màn hình khá dày.
  • Giá cao.

Thiết kế tinh xảo

Sự thay đổi dễ nhận trong thiết kế là EliteBook x360 1030 G2 chuyển sang sử dụng logo mới, đơn giản nhưng tinh tế hơn. Và đây là cách HP định vị lại phân khúc, đưa sản phẩm lên tầm cao chứ không còn thuộc phân khúc tầm trung như đã từng với phiên bản cũ 1030 G1.

Về kiểu dáng, x360 1030 G2 vẫn giữ được nét hấp dẫn của dòng laptop doanh nghiệp [comercial] với độ mỏng chỉ 13,9 mm và nặng 1,28 kg. Bạn sẽ dễ dàng cầm giữ trên tay khi cần trao đổi công việc với đồng nghiệp trong văn phòng.

Máy cũng sử dụng kiểu vuốt mỏng về phía trước trong ngôn ngữ thiết kế hiện đại, các góc cạnh bo tròn mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, bàn phím cũng được HP cải thiện độ mỏng khoảng 78% nhưng vẫn đảm bảo độ nảy và hành trình phím lý tưởng cho việc nhập liệu.

Chiếc bút active stylus đi kèm với công nghệ cảm ứng của Wacom, có khả năng nhận biết 1.024 mức cảm ứng lực khác nhau. Bạn có thể sử dụng kết hợp với Windows Ink, bộ phần mềm được Microsoft bổ sung trong bản cập nhật Windows 10 Creator, cải thiện sự tương tác giữa người và máy một cách tự nhiên khi sử dụng bút cảm ứng.

Đáng chú ý là x360 1030 G2 còn đạt tiêu chuẩn MIL STD-810G của quân đội Mỹ. Sản phẩm vượt qua một loạt bài thử nghiệm về chất lượng linh kiện, chịu sự va đập và có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường nhiều bụi bẩn, ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao. Điều này giúp bạn an tâm hơn khi công việc đòi hỏi phải di chuyển liên tục, linh hoạt.

Tương tự cơ chế bảo mật của EliteBook x360 cũng được chú trọng. Bên cạnh việc xác thực người dùng bằng vân tay, camera hồng ngoại, chip TPM xác thực phần cứng và chứng thực thẻ thông minh. EliteBook x360 còn được hãng trang bị một số công nghệ đặc trưng như HP Sure Start có khả năng bảo vệ BIOS theo thời gian thực sẽ quét kiểm tra và phục hồi về trạng thái ban đầu nếu phát hiện bất kỳ sự thay đổi trái phép nào đó. Công nghệ HP Client Security hỗ trợ cơ chế xác thực đa yếu tố, tăng cường tính an toàn của tài khoản người dùng khi đăng nhập gấp nhiều lần so với chỉ dùng một yếu tố duy nhất.

Cổng giao tiếp đa dạng

Để giải quyết bài toán mỏng nhẹ trong thiết kế, HP cũng lược bỏ một số thành phần kém quan trọng. Tuy nhiên không vì vậy mà số cổng kết nối thiết bị ngoại vi của 1030 G2 bị hạn chế như một số sản phẩm khác.

Bên cạnh ngõ xuất tín hiệu hình ảnh HDMI, đầu đọc thẻ MicroSD, cạnh phải có đến 2 cổng USB 3.1 gồm cả type A lẫn C; trong đó cổng type C tích hợp cả Thunderbolt 3 trong cùng kết nối vật lý. Cạnh trái có thêm 1 cổng USB 3.1, ngõ cắm headphone và nút tăng giảm âm lượng trực tiếp, thêm phần tiện dụng khi chuyển sang chế độ máy tính bảng.

Về khả năng nâng cấp phần cứng có phần hạn chế do một vài linh kiện thành phần được tích hợp trực tiếp trên bo mạch chính [onboard], như RAM chẳng hạn nên không thể nâng cấp về sau. Đây cũng là điểm bạn lưu ý trong việc chọn lựa cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Màn hình chất lượng

EliteBook x360 trang bị màn hình 13,3 inch độ phân giải Full HD, panel IPS với góc nhìn rộng [ultra wide view angle] và lớp kính cường lực Gorilla Glass tăng khả năng chịu lực và chống trầy xước. Đặc biệt công nghệ Sure View sẽ giới hạn góc nhìn màn hình để ngăn ngừa ánh mắt tò mò vô tình hoặc cố ý của người ngồi bên cạnh. Công nghệ này có thể kích hoạt chế độ riêng tư khi cần thiết chỉ với một nút nhấn. Và đương nhiên, bạn cũng dễ dàng tắt đi khi cần chia sẻ thông tin trong buổi họp, làm việc nhóm.

Thử nghiệm trong môi trường văn phòng cho thấy hình ảnh hiển thị sắc nét, đạt được sự đồng nhất màu sắc cao, độ rộng dải màu, độ tương phản, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng hiển thị trên màn hình cũng dễ phân biệt rõ ràng. Việc tùy chỉnh độ sáng màn hình linh hoạt nên không gây cảm giác mỏi mắt khi làm việc trong thời gian dài với các tập tin văn bản và bảng biểu trong bộ ứng dụng văn phòng như Word, Excel.

Về chất lượng màn hình cũng được đánh giá cao với khả năng hiển thị dải màu theo tiêu chuẩn sRGB đạt 96%. Độ sáng và độ tương phản cao giúp thể hiện hai sắc đen và trắng chính xác như mong đợi. Tuy vẫn bị chói sáng khi sử dụng ngoài trời hoặc trong môi trường ánh sáng phức tạp nhưng bạn có thể đọc được nội dung văn bản ở co chữ 7 point trên cả hai màu nền đen hoặc trắng một cách dễ dàng.

Đáng tiếc là giá trị Luminance Uniformity, sự đồng nhất độ sáng khi đo ở 9 vùng màn hình khác nhau [trên, dưới, trái, phải, giữa và 4 góc] có sự chênh lệch đáng kể. Và điều này đã ảnh hưởng đến phần đánh giá chất lượng hiển thị của màn hình khi định lượng bằng thiết bị chuyên dụng Spyder 4 Elite.

Đánh giá hiệu năng

Xét tổng thể hiệu năng EliteBook x360 khá tốt, đủ đáp ứng nhu cầu làm việc lẫn chơi game giải trí cơ bản. Chip Kaby Lake i7-7600U không chỉ có hiệu năng cao hơn mà thời lượng pin cũng dài hơn so với chip Skylake thế hệ trước. Phần đồ họa tích hợp HD Graphics 620 cũng có sự thay đổi, nâng cao khả năng xử lý hình ảnh 3D, trình chiếu tốt video chuẩn 4K và chơi tốt các tựa game phổ biến, không đòi hỏi cấu hình cao hiện nay.

Cụ thể với PCMark 10, công cụ benchmark dành riêng cho Windows 10, hệ thống đạt 3.890 điểm hiệu năng tổng thể. Tương tự cấu hình thử nghiệm cũng đạt 3.737 điểm trong phép thử PCMark 8 Home và 4.935 điểm phép thử Creative.

Chuyển sang phần đánh giá năng lực xử lý đồ họa với 3DMark Cloud Gate, EliteBook x360 đạt 6.531 điểm, trong đó đồ họa tích hợp đạt 8.426 điểm và bộ xử lý đạt 3.655 điểm. So với mẫu Spectre x360 [chip Core i7-7500U, đồ họa HD Graphics 620] mình từng thử nghiệm thì điểm số trên cao hơn một chút, và nó cũng phản ánh được hiệu năng của từng máy với cấu hình tương ứng.

Với Cinebench R15, EliteBook đạt 151 cb trong phép thử CPU đơn nhân, 310 cb phép thử CPU đa nhân và tốc độ dựng hình của đồ họa tích hợp đạt 41,04 khung hình/giây [fps].

Đặc biệt SSD của sản phẩm HP để lại ấn tượng tốt với tốc độ đọc dữ liệu tuần tự cao nhất đạt đến 1323,9 MB/s, cao gấp 5 lần so với tác vụ ghi, đạt 221,4 MB/s. Với PCMark 8 giả lập các tác vụ thường dùng như tốc độ tải game, dựng phim, xử lý hình ảnh, v..v.. độ truy xuất dữ liệu của SSD đạt 430,8 MB/s và 5.056 điểm; nhanh gấp đôi so với SSD của Spectre x360.

Thời gian dùng pin

Về thời lượng dùng pin thể nghiệm qua công cụ PCMark 8 Home, máy chạy ở chế độ High Performance, độ sáng màn hình giảm xuống mức 40% tương đương khi dùng pin. Kết quả cho thấy thời gian sử dụng liên tục của máy vào khoảng 5 giờ 52 phút chỉ với một lần sạc pin.

Cũng với cấu hình máy chế độ High Performance nhưng để độ sáng màn hình tối đa, thời lượng dùng pin mẫu laptop này đạt khoảng 3 giờ 20 phút trình chiếu phim ảnh liên tục, tức chỉ bằng khoảng 56,8% so với PCMark 8 Home khi tập trung vào các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat. Xem chi tiết trong biểu đồ kết quả bên trên.

Khả năng tản nhiệt

Bên cạnh các phép đánh giá hiệu năng, Tinhte thử nghiệm khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Thực tế cho thấy máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Nhiệt độ CPU ghi nhận qua tiện ích HWMonitor dao động ở 38 độ C trong khi khu vực nóng nhất phía trên bàn phím là 32 độ C.

Trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark, quạt làm mát hơi ồn nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý là 86 độ C nên khu vực xung quanh bàn phím cũng tăng đáng kể. Cụ thể vị trí nóng nhất phía trên bàn phím dao động ở 41 độ C, khu vực chiếu nghỉ tay trái và phải lần lượt 29 và 30 độ C. Điều này cũng bình thường vì việc sử dụng chất liệu nhôm nguyên khối trong thiết kế đã góp phần vào việc làm mát linh kiện phần cứng bên trong theo dạng tản nhiệt thụ động.

Chủ Đề