Hướng dẫn cách niệm phật năm 2024

Theo cách lý giải của Hòa thượng Tịnh Không trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có thể trực tiếp niệm A Di Đà Phật cũng được. Trong kinh Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy về “chấp trì danh hiệu”. Danh hiệu là "A Di Đà Phật". Hai chữ "Nam mô" có nghĩa là quy y, quy mạng chứ không phải là danh hiệu. Vì thế, khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì chỉ cần đọc 4 chữ sau là được.

Ngày xưa khi đại sư Liên Trì [sống vào đời Vạn Lịch triều Minh ở Trung Quốc] còn tại thế, có người đến xin thỉnh giáo với ngài: "Nên niệm Phật thế nào?". Đại sư dạy nên niệm "Nam mô A Di Đà Phật".

Cách niệm Phật nào đúng:'A Di Đà Phật' hay 'Nam mô A Di Đà Phật'?

Một người khác hỏi: "Bản thân ngài có niệm không?". Đại sư đáp: "Tôi niệm A Di Đà Phật". Khi bị chất vấn tại sao người khác niệm "Nam mô" mà bản thân mình lại không, đại sư Liên Trì nói: "Tôi là người phát tâm, cuộc đời này quyết định sẽ sinh về nơi tịnh độ, gần gũi đức Phật A Di Đà nên không khách sáo, Nam mô là lời khách sáo".

Vì sao đại sư lại dạy mọi người niệm nam mô? Theo lý giải của Hòa thượng Tịnh Không, vì họ chưa chắc đã muốn sinh về cõi tịnh độ nên phải khách sáo một chút, cung kính một chút với Phật A Di Đà. Nam mô cũng có nghĩa là cung kính, lễ kính. Cung kính với ngài một chút cũng có những điều hay. Thực tâm muốn vãng sanh thì không cần khách sáo.

"Ngày trước, đại sư Chương gia đã dạy tôi, Phật pháp nên chuộng mặt nội dung, đừng nên sa đà vào hình thức, không phải với ý này sao? Thực hành chín chắn, trọng thực chất, không chuộng bề ngoài. Làm lấy lệ, thường chuộng bề ngoài, thêm thắt 'nam mô' đó là hình thức.

Người thực hành một cách chân chính không cần thêm nam mô, chỉ niệm A Di Đà Phật là được, càng giản đơn càng tốt, ý nghĩa của bốn chữ này đã nói không cùng rồi!", Hòa thượng Tịnh Không viết.

Như vậy, cách niệm Phật "A Di Đà Phật" hay "Nam mô A Di Đà Phật" đều đúng, các phật tử không cần quá câu nệ.

Bạn sẽ có được trạng thái an lạc sau ngày dài mệt mỏi làm việc khi thực hành niệm Phật. Tuy nhiên không phải ai cũng rõ cách niệm Phật như thế nào đúng đắn và phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những chia sẻ hữu ích về việc niệm Phật tại nhà.

12 cách niệm Phật

Niệm Phật có khá nhiều cách thức khác nhau để các Phật tử áp dụng. Tùy theo cơ duyên mỗi người để áp dụng việc niệm Phật đúng đắn nhất.

Niệm cao tiếng

Niệm cao tiếng là cách niệm Phật lớn tiếng, đem hết tinh lực toàn thân dồn vào câu niệm. Tiếng niệm Phật này giống như tiếng đại hồng chung, tiếng sư tử át cả trời đất vũ trụ.

Mặc niệm

Mặc niệm là cách niệm Phật mà môi bạn chỉ hơi mấp máy, niệm thầm, không phát ra tiếng.

Niệm giác chiếu

Hình thức niệm giác chiếu là một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí soi xét tự tánh.

Xem thêm: Ứng dụng Phật pháp vào trong cuộc sống

Niệm quán tưởng

Cách niệm Phật tại nhà này là một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ-tát đang đứng trước mặt mình. Sau đó, bạn sẽ quán tưởng cảnh Cực lạc đương phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp,…

Niệm truy đảnh

Niệm truy đảnh là cách niệm Phật mà các chữ chữ trước và chữ sau chồng lên nhau, không có sự dứt hở giữa trung gian.

Niệm lễ bái

Khi niệm Phật thì thân lạy, niệm xong một câu sẽ lạy một lạy.

Niệm từng loạt 10 niệm

Bạn cũng có thể áp dụng cách niệm Phật trước khi ngủ là niệm một hơi kể một niệm, niệm mười hơi là mười niệm. Tùy hơi dài ngắn, mỗi hơi sẽ niệm 7 câu Phật làm chừng. Niệm mỗi hơi cần thầm đếm để nhớ số 7 câu Phật.

Niệm đếm theo hơi thở

Cách niệm này không kể số danh hiệu Phật niệm nhiều hay ít, mà bạn sẽ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì bạn sẽ niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm sẽ hít hơi vào và tiếp tục niệm như trước mười niệm.

Niệm theo thời khóa nhất định

Khi thời khóa biểu đã vạch sẵn thì bạn nên tuân thủ thực hiện hành trì, tự lập để giữ được đạo tâm bất thối.

Niệm bất cứ lúc nào

Các hành giả đã huân tập tịnh chủng khá thành thục có thể phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào. Lúc đi đứng hay lúc nằm ngồi không lúc nào là bạn không niệm Phật, ngoại trừ khi ngủ.

Xem thêm: Công đức và lợi ích khi niệm Phật

Niệm hay không niệm vẫn là niệm

Đây là sự tâm niệm, tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật. Có nghĩa bất kể miệng của bạn có niệm Phật thành lời hay không thì tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật. Ngoài sự niệm Phật không nghĩ ngợi, ý niệm danh hiệu Phật không hở dứt trong nội tâm.

Niệm Kim Cang

Niệm vừa tiếng, tiếng không lớn quá, không nhỏ quá rất thong thả, hòa hoãn là niệm Kim Cang. Khi bạn vừa niệm vừa nghe thì đầu óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần an định được. Trong các cách niệm Phật trên thì niệm Kim Cang được thường dùng hơn hết.

Cách niệm Phật trước khi ngủ

Để niệm Phật đúng cách bạn cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như tư thế ngồi, trang phục, tâm trí như sau:

Tư thế ngồi niệm Phật

  • Tư thế Kim Cang Tọa: Bạn đặt chân trái lên đùi phải, đặt chân phải lên đùi trái và kéo hai chân sát vào người.
  • Tư thế bán kiết già: Bạn đặt chân trái lên trên đùi phải hoặc đặt chân phải lên đùi trái
  • Tay để ngửa, tải phải đặt lên trên tay trái nhẹ nhàng, hai ngón tay cái có thể đan sát vào nhau.

Xem thêm: Nghi thức niệm Phật tại nhà sao cho đúng cách

Hít thở nhẹ nhàng, tâm hồn thanh tịnh

Sau khi đã có tư thế ngồi đúng thì bạn cần biết hít thở như thế nào khi niệm Phật. Mọi sự tập trung đều dồn vào hơi thở bằng cách bạn hít vào và thở nhẹ nhàng đều đặn. Khi tâm trí của chúng ta đạt tới sự thanh tịnh tuyệt đối thì cách niệm Phật càng có hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần xem bản thân có đủ tỉnh táo không, không niệm Phật khi đã uống rượu bia. Cần lựa chọn trang phục phù hợp, không quá hở hang khi tiến hành niệm Phật.

Cách niệm Phật có thể đọc to nhỏ hay bằng ý niệm trong đầu tùy theo. Khi hít vào thở ra hãy thực hiện theo tiếng niệm Phật để dần chìm vào vô thức, mọi buồn bực biến mất, tâm thanh tịnh và chìm vào giấc ngủ.

Hơn nữa, khi niệm Phật bạn cũng không nên hoài nghi tác dụng của câu niệm bởi khi đó sẽ không có công dụng gì. Việc thành tâm tụng niệm sẽ dẫn dắt tâm trí của bạn thoát khỏi vô minh phiền não.

Trên đây là những chia sẻ về cách niệm Phật đến bạn đọc. Niệm Phật đúng cách với sự thành tâm giúp chúng ta có được sự an lạc trong tâm hồn, nhận về nhiều phước báu to lớn.

Chủ Đề