Hướng dẫn cách tiếp cận con cái

Chúng ta phải dạy cho trẻ nhận ra sự khác biệt giữa một hiện tượng xã hội và phẩm giá của chúng như những người bình thường.

Những tiến bộ về công nghệ và sự phát triển của các mạng xã hội ngày nay đã làm thay đổi cách chúng ta đang sống trên thế giới. Việc tiếp cận sớm với các phương tiện truyền thông công nghệ đã làm cho con cái của chúng ta thích nghi với cung cách ứng xử giao tiếp khác nhau mà chúng ta là cha mẹ thường không nắm bắt cách đầy đủ.

Các tin nhắn văn bản và video đã thay thế cho các cuộc gọi điện thoại trực tiếp và các cuộc thăm viếng cá nhân, và giới trẻ ngày nay có thể tương tác trên điện thoại di động của họ với hàng ngàn thậm chí hàng triệu người trên thế giới.

Hiện nay có nhiều cuộc thảo luận về các biện pháp phòng ngừa mà con chúng ta phải thực hiện với sự tương tác xã hội này, và những nguy hiểm mà con cái chúng ta phải đối mặt khi chúng ứng xử với người lạ. Nhưng có một chủ đề khác mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến và đó là văn hóa “like”. Ngày nay, giới trẻ đang có một biện pháp để đo lường địa vị của họ trước người khác và để biết được sự ảnh hưởng của các dòng trạng thái, các hình ảnh và video của mình thông qua lượt “like”.

Quá trình phát triển văn hoá ứng xử bình thường của con trẻ sẽ bị cản trở bởi nỗi ám ảnh của chúng để có được lượt “like”, vì điều này sẽ chứng tỏ cho chúng sự hiện diện hoặc sự công nhận mà chúng mong đợi từ cha mẹ mình. Các cuộc tìm kiếm lượt “like” có thể trở thành một cơn nghiện khiến giới trẻ phải đăng những điều mới lạ hoặc gây sốc hơn nữa để có được nhiều người theo dõi hơn. Hình ảnh của chúng trước thế giới sẽ bị thay đổi vì chúng sẽ không còn thể hiện con người thật của mình mà lại tập trung vào một loại chiến dịch quảng cáo, thứ khiến chúng phải chạy theo các hiện tượng xã hội để cho hình ảnh của mình phải được bán bằng mọi giá.

Văn hoá “like” còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của giới trẻ, vì sự tương tác cá nhân và sự công nhận bản thân đã bị thay thế bởi một con số cụ thể [lượt like] mà nó sẽ đánh giá và ảnh hưởng con người của chúng và ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá chúng.

Vậy làm sao chúng ta là cha mẹ có thể tiếp cận đến những vấn đề này với con cái? Thứ nhất, chúng ta cần nhận ra rằng công nghệ và mạng xã hội đã có một vị trí thiết yếu trong cuộc sống của chúng và chúng ta không thể thay đổi điều đó.

Điều chúng ta có thể làm là dạy chúng nhận ra sự khác biệt giữa một hiện tượng xã hội và phẩm giá của chúng như những người bình thường. Nên luôn luôn làm rõ với con cái rằng giá trị, vẻ đẹp của chúng hoặc tính cách của chúng không được xác định, đánh giá bởi ý kiến của người khác về những bức ảnh hoặc một khoảnh khắc được đăng tải trên mạng xã hội. Con cái của chúng ta cần phải biết rằng mặc dù các phương tiện truyền thông này cung cấp nền tảng cho việc kết nối xã hội to lớn này, nhưng điều này không bao giờ có thể thay thế sự tương tác trực tiếp của con người với nhau.

Chúng ta cũng phải dạy con trẻ bằng những ví dụ và chứng minh cho chúng rằng, ngay cả khi các phương tiện truyền thông công nghệ đang là một phần của cuộc sống chúng ta, chúng ta cũng không được quá phụ thuộc vào chúng. Mọi việc sẽ tốt hơn nếu ta đề xuất có được những khoảnh khắc mà không tồn tại các thiết bị công nghệ trong cuộc sống gia đình, và tập trung vào các mối quan hệ giữa các cá nhân và các hoạt động khác nhau để cho thấy rằng không phải mọi thứ phải được quản lý bởi công nghệ.

Và cuối cùng, chúng ta phải đảm bảo rằng con cái chúng ta tìm thấy trong gia đình mình một nơi mà chúng cảm thấy được yêu thương và được công nhận cho chính bản thân chúng. Việc dạy chúng phát triển ý thức của chúng sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin vào bản thân mình, việc này sẽ làm chúng ít có xu hướng đo lường giá trị của bản thân bằng số lượng lượt “thích” mà chúng nhận được trên một mạng lưới xã hội.

Nuôi dạy con trong thế giới hiện đại không phải là một việc dễ dàng. Từ những cảnh báo về tác hại khi dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện tử, tác hại của thực phẩm chứa quá nhiều phụ gia, cho tới áp lực để giúp con của bạn thành công ở trường hay chiến thắng ở các hoạt động thể thao, việc nuôi dạy con đã trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Cha mẹ đang sử dụng các chiến lược cụ thể và kỹ năng đối phó để đối mặt với những thách thức của thế giới hiện đại.

Theo các nhà tâm lý trị liệu, có 4 kiểu phụ huynh chính như sau:

Cha mẹ buông lơi, nới lỏng

Kiểu cha mẹ nới lỏng, thoải mái này cho phép trẻ em có nhiều quyền tự do khám phá và thử nghiệm những vấn đề mới. Kiểu phụ huynh này cho phép con trẻ giải quyết các vấn đề của chính mình và ưu tiên việc "để trẻ con được là trẻ con".

Đối lập với nhóm cha mẹ thoải mái là "cha mẹ trực thăng" - các ông bố bà mẹ luôn lởn vởn như chiếc trực thăng xung quanh con cái để giám sát và bảo vệ chúng một cách thái quá. "Cha mẹ nới lỏng" muốn con cái mình chơi đùa, vui chơi và tự nhiên học hỏi từ những hậu quả của hành vi của mình.

Mặc dù phương pháp tiếp cận thoải mái của họ không cản trở sự phát triển của trẻ, nhưng con trẻ của những "cha mẹ buông lỏng" này có thể không nhận được đủ những lời hướng dẫn và đào tạo thực hành. Kết quả, trẻ em có lẽ sẽ không thể nắm được tất cả những kỹ năng cần thiết mà khiến chúng trở nên tốt nhất.

Cha mẹ nghiêm túc và dứt khoát

Kiểu cha mẹ nghiêm túc và dứt khoát đảm bảo rằng con cái mình biết nhiều phép tắc. Họ luôn kỳ vọng cao và họ đặt ra nhiều yêu cầu ở con cái của mình.

Kiểu cha mẹ này lo lắng rằng những đứa con của mình "quá mềm yếu". Họ đưa ra hàng loạt những minh chứng nghiêm trọng về hậu quả nếu như con cái của họ đi lệch "quỹ đạo" với hy vọng những điều họ đề cập sẽ giúp con cái nhận ra được bài học cuộc sống đầy giá trị.

Vì những cha mẹ nghiêm khắc luôn nhấn mạnh sự vâng lời, phục tùng đối với mọi thứ, con cái họ không phải lúc nào cũng hiểu thông điệp mà cha mẹ mình đã gửi gắm. Trẻ sẽ làm theo các quy tắc đã được đề ra để tránh gặp rắc rối, hơn là cố gắng để đạt tới tiềm năng lớn nhất của chúng.

Cha mẹ nhiệt tình bênh vực, bao bọc

Cho dù đó là kết quả xếp loại không công bằng của giáo viên hay là những lời nói khắc nghiệt từ huấn luyện viên, kiểu cha mẹ này sẽ nhanh chóng lên tiếng cho con cái của họ. Họ muốn đảm bảo rằng con cái của họ được đối xử với sự tử tế, công bằng và họ không ngại lên tiếng về mối quan ngại này khi họ nghĩ rằng con cái mình đang bị đối xử bất công.

Những phụ huynh thuộc nhóm này luôn lưu tâm tới sở thích của con cái mình. Họ thường lo lắng rằng nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ của họ, bằng cách nào đó, con họ sẽ bị lừa dối, bị bắt nạt hoặc bị lợi dụng.

Nhóm phụ huynh này giúp con cái mình tránh những cảm xúc khó chịu hoặc tránh phải đối mặt với những khó khăn nhất định ngay khi vấn đề mới chớm.Khi phụ huynh hiểu sai về khía cạnh bảo vệ như vậy, con sẽ không thể học được các kỹ năng cảm xúc và kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng cần để trở thành người lớn thành công.

Cha mẹ có tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ

Nhóm cha mẹ với tinh thần mạnh mẽ phấn đấu tạo ra sự cân bằng giữa để trẻ có đủ sự tự do đồng thời cũng cung cấp nhiều sự hướng dẫn. Họ có kỳ vọng cao nhưng họ cũng hỗ trợ con em mình nỗ lực để đạt được mục tiêu của chúng.

Phụ huynh có tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ không cố gắng làm cho con cái của họ trở nên cứng rắn hơn. Cái họ quan tâm đến là việc con cái mình lớn mạnh. Họ không ngại yêu cầu sự giúp đỡ khi họ cần.

Những phụ huynh thuộc nhóm này cũng dẫn dắt, dạy bảo con em mình bằng ví dụ. Họ làm việc để xây dựng sức mạnh tinh thần của bản thân để trẻ em nhận ra rằng luôn có chỗ cho sự cải tiến. Và quan trọng nhất, họ từ chối tiếp nhận các thói quen làm cha mẹ phổ biến đang cướp đi sức mạnh tinh thần tinh thần của trẻ.

Làm thế nào để con bạn có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

Từ cách kỷ luật con cái đến cách bạn giải quyết vấn đề nuôi dạy con, sự lựa chọn của bạn có thể tạo ảnh hưởng suốt đời đối với con bạn. Các nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng phong cách làm cha mẹ của bạn ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ điểm số của con đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé.

Việc trở thành một phụ huynh mạnh mẽ về tinh thần là chìa khóa để giúp con bạn đạt tới tiềm năng lớn nhất. Các bậc cha mẹ mạnh mẽ về tinh thần luôn nuôi dạy nên những đứa trẻ tinh thần mạnh mẽ - những người có những kỹ năng cần thiết để đối phó, giải quyết những thách thức của cuộc sống.

Chủ Đề