Hướng dẫn chuyển đổi đất lúa

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 1; Điểm đ, Khoản 4, Điều 28; Điểm b, Khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại Mục 6, Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2002 của Chính phủ thì dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên, có diện tích chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của HĐND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai là dự án nhóm II thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường.

Điểm b, Khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai quy định dự án có sử dụng đất trồng lúa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa.

Như vậy, dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.000 m2 đất trồng lúa nếu là đất trồng lúa nước 2 vụ trở lên thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường.

Khi nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, cán bộ đã về thẩm định thực địa và cho biết, ruộng nhà ông phải làm thủ tục chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm sau đó mới làm được thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Ông Phong hỏi, như vậy có đúng không? Ông phải làm thế nào để sang tên cho con?

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo phản ánh thì gia đình ông có một mảnh ruộng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng đất là đất chuyên trồng lúa nước; gia đình đã tự ý chuyển đổi thành đất cây lâu năm.

Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối chiếu với quy định trên, trường hợp gia đình ông đã tự ý chuyển đổi đất chuyên trồng lúa nước thành đất trồng cây lâu năm [chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền] thuộc trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật đất đai cần phải xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 206 Luật Đất đai, Khoản 1 và Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Do nội dung ông hỏi thuộc trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cụ thể của địa phương, đề nghị ông nghiên cứu các quy định nêu trên và liên hệ với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

BT


Hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Chính phủ vừa thông qua Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Trong đó, Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

- Đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; 

Điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống, sinh kế tốt hơn, quan tâm phúc lợi xã hội cho người chưa đến tuổi lao động, không còn tuổi lao động và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; 

Cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300 nghìn ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; 

Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp;

- Hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo không gian cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo quỹ đất ở vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu từ đất đai; 

Hoàn thiện các quy định để quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo yêu cầu minh bạch và không để thất thu thuế nhà nước;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút gọn các thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất;

Tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền được phân cấp; quan tâm thu hút đầu tư, phát triển tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thúc đẩy phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, định mức, quy định về suất đầu tư trên một đơn vị diện tích để bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai.

Xây dựng tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác

Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, trong năm 2022 Chính phủ phân công một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội đơn cử như:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành các tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang mục đích khác;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức lập quy hoạch vùng;

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030;...

Xem chi tiết tại Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

>>> Xem thêm: Mẫu mới nhất Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất? Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm những tài liệu?

7 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất 2022?

Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng sang đất trồng lúa được không? Đất khi chuyển mục đích sử dụng đất thì có thời hạn sử dụng như thế nào?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chủ Đề