Hướng dẫn công tác quy hoạch đoàn năm 2024

Đồng chí Phó Bí thư Huyện đoàn đã báo cáo công tác quy hoạch của Huyện đoàn giai đoạn 2022 – 2027. Dưới sự hướng dẫn của các Cấp ủy đảng và các văn bản chỉ đạo của Trung ương đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, sự tập trung thống nhất của Ban Thường vụ Huyện đoàn và sự nỗ lực, cố gắng của Đoàn cơ sở; công tác giới thiệu quy hoạch, quy hoạch cán bộ Đoàn các cấp của huyện nhiệm kỳ 2022 - 2027 được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Quy chế cán bộ Đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về “Hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ”; Hướng dẫn số 80-HD/TWĐTN-BCT ngày 30/5/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn “về độ tuổi quy hoạch cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp”. Từ đó đã nâng cao chất lượng Ban Chấp hành đoàn các cấp, đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ đoàn trong tình hình mới. Các bước triển khai thực hiện bảo đảm theo quy trình.

Phát biểu chỉ đạo và kết luận buổi làm việc đồng chí Nguyễn Bảo Tân – Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh đoàn, Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị BTV Huyện đoàn và 03 đoàn xã được kiểm tra cần tham mưu xin ý kiến Huyện ủy và phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch; nâng cao tính phát hiện, tìm nguồn và tạo nguồn để bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ đoàn; chú trọng việc phối hợp với các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch; chú trọng mở lớp đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ đoàn; tổ chức lớp tập huấn về công tác quy hoạch cán bộ để cán bộ Đoàn được trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về công tác rà soát, giới thiệu, bổ sung Quy hoạch cán bộ Đoàn./.

Căn cứ Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ; Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương, một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ;

Căn cứ Quy định số 10-QĐ/ĐĐTLĐ ngày 27/8/2021 về phân cấp quản lý cán bộ trong tổ chức công đoàn; Hướng dẫn số 14-HD/ĐĐTLĐ ngày 20/4/2022 của Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức Công đoàn;

Căn cứ Hướng dẫn số 270/HD-CĐVC ngày 25/7/2022 của Công đoàn Viên chức Việt Nam về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cấp công đoàn Công đoàn Viên chức Việt Nam [CĐVCVN];

Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [Viện Hàn lâm] hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp công đoàn thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm, như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ; chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp công đoàn đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Quy hoạch cán bộ là khâu quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên, nhằm chủ động phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp công đoàn.

3. Việc xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, chức danh quy hoạch, dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ phải xuất phát từ tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ kế tiếp.

4. Rà soát, đánh giá toàn diện, nguồn cán bộ trước khi đưa vào danh sách giới thiệu nhân sự quy hoạch; bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công tâm, công khai, minh bạch, đúng quy trình, thẩm quyền. Không đề xuất, phê duyệt quy hoạch những trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Nội dung đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

- Năng lực công tác: kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Uy tín: Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định [nếu có].

- Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch.

5. Thực hiện phương châm quy hoạch "động" và "mở". Hằng năm đánh giá, rà soát để kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc uy tín thấp; kịp thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có phẩm chất, năng lực, uy tín, đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có triển vọng phát triển.

II. NGUYÊN TẮC

1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; tuân thủ các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Viên chức Việt Nam về lãnh đạo công tác cán bộ và phân cấp quản lý cán bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, đồng bộ, liên thông trong hệ thống công đoàn.

2. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền trên cơ sở nêu cao trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, Ban thường vụ, Ban chấp hành, người đứng đầu, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác quy hoạch cán bộ.

3. Coi trọng chất lượng, bảo đảm cân đối, hài hoà, hợp lý, liên thông giữa các khâu trong công tác cán bộ; giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đánh giá với quy hoạch và sử dụng cán bộ; giữa cán bộ quy hoạch với cán bộ đương nhiệm; giữa nguồn cán bộ ở các cấp công đoàn... Phấn đấu quy hoạch theo cơ cấu ba độ tuổi, đảm bảo tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ trưởng thành từ cơ sở.

4. Quy hoạch lãnh đạo, quản lý chủ chốt tại công đoàn các cấp phải gắn với quy hoạch cấp uỷ; lấy quy hoạch các chức danh cấp uỷ làm cơ sở để quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp công đoàn; quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên.

5. Chỉ quy hoạch chức danh cao hơn, không quy hoạch tái cử; mỗi chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch không quá 03 cán bộ, một cán bộ quy hoạch không quá 03 chức danh ở cùng cấp. Không thực hiện quy hoạch đồng thời với việc đề xuất giới thiệu cán bộ ứng cử.

Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức danh quy hoạch chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt quy hoạch ít nhất 03 tháng.

III. CHỨC DANH, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM KỲ, HIỆU LỰC QUY HOẠCH

1. Chức danh quy hoạch

  1. Các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Công đoàn Viên chức Việt Nam theo phân cấp quản lý cán bộ của Tổng LĐLĐ Việt Nam:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm [cấp trên trực tiếp cơ sở].

  1. Các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Công đoàn Viện Hàn lâm:

- Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm;

- Ủy viên Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch các công đoàn cơ sở trực thuộc;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên Ban chấp hành các công đoàn bộ phận trực thuộc.

  1. Các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của công đoàn cơ sở:

- Ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở;

- Ủy viên Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.

2. Đối tượng quy hoạch

  1. Đối tượng quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý của Công đoàn Viện Hàn lâm thực hiện theo Phụ lục 1 [kèm theo].
  1. Đối tượng quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của công đoàn cơ sở thực hiện theo Phụ lục 2 [kèm theo].

3. Nhiệm kỳ quy hoạch

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức Công đoàn cho một nhiệm kỳ và định hướng cho nhiệm kỳ kế tiếp.

- Đối với Ban chấp hành, Ban thường vụ và cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan công đoàn thực hiện quy hoạch theo nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp đó.

4. Hiệu lực quy hoạch

Quy hoạch cán bộ có hiệu lực từ ngày cấp có thẩm quyền ký ban hành quyết định phê duyệt. Quy hoạch hết hiệu lực khi cán bộ được phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch hoặc kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quy hoạch.

IV. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH

1. Ban thường vụ CĐVCVN xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh quy định tại điểm a khoản 1, mục III hướng dẫn này.

2. Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh quy định tại điểm b khoản 1, mục III hướng dẫn này và Ban chấp hành Công đoàn bộ phận trực thuộc [không có con dấu riêng].

3. Ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh quy định tại điểm c khoản 1, mục III hướng dẫn này.

  1. PHƯƠNG PHÁP, THỜI ĐIỂM QUY HOẠCH

- Việc xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ kế tiếp được thực hiện một lần vào năm thứ hai của nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp.

- Hằng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại và nhiệm kỳ kế tiếp trong quý I và báo cáo kết quả phê duyệt quy hoạch trong quý II, chậm nhất tháng 6. Riêng năm 2022, các công đoàn trực thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm thực hiện quy hoạch xong trước ngày 30/9/2022, báo cáo Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm trước ngày 15/10/2022.

- Trường hợp rà soát, bổ sung quy hoạch lần thứ 2 trong năm phải báo cáo ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch.

VI. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, CƠ CẤU NHÂN SỰ QUY HOẠCH

1. Về tiêu chuẩn, điều kiện

Tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch, nhân sự phải cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Về trình độ chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh bầu cử hoặc bổ nhiệm [nếu có].

- Về trình độ chính trị: Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bầu cử, bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa đảm bảo tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.

- Chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn: Kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước…

2. Về độ tuổi, phương pháp tính tuổi quy hoạch

  1. Độ tuổi quy hoạch được xác định theo Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW ngày 26/7/2021 của Ban Tổ chức Trung ương về tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 15/02/2022 của Ban Tổ chức Trung ương, một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ.

Thời điểm tính tuổi quy hoạch cho nhiệm kỳ 2023-2028 đối với cấp cơ sở tính từ tháng 01/2023; cấp Viện Hàn lâm tính từ tháng 6/2023.

  1. Phương pháp tính tuổi cụ thể như sau:

- [Tuổi quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm tiến hành đại hội công đoàn cùng cấp], phải còn ít nhất một nhiệm kỳ công tác [60 tháng] đối với đối tượng 1 và còn ít nhất 2 nhiệm kỳ [120 tháng] đối với đối tượng 2, cho cả nam và nữ.

- [Tuổi rà soát, bổ sung quy hoạch cho nhiệm kỳ hiện tại] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm rà soát bổ sung quy hoạch], phải còn ít nhất 72 tháng đối với đối tượng 1 và còn ít nhất 2 nhiệm kỳ [120 tháng] đối với đối tượng 2, cho cả nam và nữ.

Ví dụ: Khi tiến hành rà soát, quy hoạch bổ sung cho nhiệm kỳ 2018-2023, tại thời điểm rà soát, bổ sung quy hoạch, người giới thiệu quy hoạch bổ sung cho nhiệm kỳ 2018-2023 thì đối tượng 1 phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 72 tháng và đối tượng 2 phải còn đủ 120 tháng.

3. Về hệ số, số lượng quy hoạch

- Hệ số quy hoạch Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp từ 1,0 - 1,5 lần so với số lượng quy định.

- Số lượng của chức danh quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý: Mỗi chức danh quy hoạch không quá 03 cán bộ và một cán bộ quy hoạch không quá 03 chức danh ở cùng cấp phê duyệt [không bao gồm chức danh ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban thường vụ, ủy viên Ủy ban kiểm tra các cấp].

4. Về cơ cấu

Phấn đấu cơ cấu, tỉ lệ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý theo hướng: Cán bộ trẻ [dưới 40 tuổi đối với Công đoàn Viện Hàn lâm] phấn đấu đạt từ 15% trở lên, cán bộ nữ từ 25% trở lên; quan tâm cán bộ trưởng thành từ cơ sở.

VII. QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ NHÂN SỰ QUY HOẠCH

1. Quy trình quy hoạch

Quy trình quy hoạch gồm 2 quy trình: [1] Xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ kế tiếp từ nguồn nhân sự tại chỗ; [2] Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ hằng năm từ nguồn nhân sự tại chỗ hoặc từ nguồn nhân sự ở nơi khác.

- Quy trình nhân sự quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý Công đoàn Viện Hàn lâm theo Phụ lục 3 [kèm theo].

- Quy trình nhân sự quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các công đoàn trực thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm theo Phụ lục 4 [kèm theo].

2. Hồ sơ nhân sự

Thực hiện theo Phụ lục 5 [kèm theo].

VIII. CÔNG KHAI VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH

1. Công khai quy hoạch

Danh sách cán bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch được thông báo công khai trong Ban chấp hành công đoàn cùng cấp, cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết.

2. Quản lý và sử dụng quy hoạch

Căn cứ vào kết quả phê duyệt quy hoạch cán bộ, Ban thường vụ, Ban chấp hành các cấp công đoàn:

  1. Trong vòng 15 ngày kể từ khi thực hiện xong quy trình các bước quy hoạch theo thẩm quyền, phải báo cáo cấp ủy Đảng đồng cấp, công đoàn cấp trên trực tiếp, gồm:

- Kết quả phê duyệt quy hoạch các chức danh thuộc thẩm quyền được phân cấp [kèm theo các quyết định phê duyệt quy hoạch];

- Trình công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc thẩm quyền trực tiếp quản lý của công đoàn cấp trên gắn với quy hoạch của cấp ủy theo quy định [danh mục hồ sơ gửi kèm, theo Phụ lục 5].

  1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, luân chuyển, điều động… cán bộ quy hoạch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị. Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh quy hoạch được phê duyệt.
  1. Định kỳ hằng năm đánh giá chất lượng, cơ cấu nguồn cán bộ trong quy hoạch để kịp thời điều chỉnh và đưa ra khỏi quy hoạch những đồng chí không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện; đồng thời, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

3. Các trường hợp đương nhiên ra khỏi quy hoạch

Cán bộ quá tuổi quy hoạch theo quy định hoặc bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên [đối với cá nhân] hoặc kết luận không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của chức danh quy hoạch thì đương nhiên ra khỏi quy hoạch.

Đối với các trường hợp đương nhiên ra khỏi quy hoạch và đối với cán bộ đã từ trần, cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch ban hành quyết định đưa cán bộ đó ra khỏi quy hoạch không phải thực hiện quy trình bỏ phiếu theo quy định.

Đối với cán bộ bị thi hành kỷ luật, sau khi quyết định thi hành kỷ luật hết hiệu lực theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cấp có thẩm quyền có thể xem xét việc quy hoạch theo quy định.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công đoàn trực thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm

- Xây dựng quy định và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tổng thể, đồng bộ, đúng theo Quy định số 50-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn này và các quy định khác có liên quan.

- Thực hiện quy hoạch đúng đối tượng, quy trình chặt chẽ, dân chủ, công bằng, công tâm, khách quan, minh bạch; đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định. Trong vòng 15 ngày kể từ khi thực hiện xong quy trình các bước quy hoạch theo thẩm quyền, phải báo cáo cấp ủy đồng cấp và Công đoàn Viện Hàn lâm, gồm:

+ Kết quả phê duyệt quy hoạch các chức danh thuộc thẩm quyền được phân cấp [kèm theo các quyết định phê duyệt quy hoạch];

+ Trình Công đoàn Viện Hàn lâm xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý gắn với quy hoạch của cấp ủy và của công đoàn cấp trên theo quy định [danh mục hồ sơ gửi kèm, theo Phụ lục 5].

- Hồ sơ đề nghị xem xét, phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc thẩm quyền của công đoàn cấp trên phải đảm bảo đủ tài liệu theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Công đoàn Viện Hàn lâm và cấp ủy đồng cấp về việc nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác và ưu, khuyết điểm của nhân sự giới thiệu quy hoạch chức danh thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị và của công đoàn cấp trên.

2. Các Ban và Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm

Chủ động phối hợp với Ban Tổ chức - Thi đua để tổ chức thực hiện nghiêm quy trình công tác quy hoạch theo Hướng dẫn này và các văn bản chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và CĐVCVN về công tác quy hoạch cán bộ.

3. Văn phòng Công đoàn Viện Hàn lâm

- Tập hợp, thẩm định, tham mưu giúp Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm xem xét, phê duyệt quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của CĐVCVN.

- Tham mưu văn bản xin ý kiến cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên, nơi có nhân sự được giới thiệu quy hoạch theo quy định của Đảng.

- Gửi thông báo, quyết định của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm phê duyệt quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân có liên quan; đề xuất kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp các chức danh cán bộ thuộc diện CĐVCVN quản lý.

4. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

Hướng dẫn của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm về công tác quy hoạch cán bộ [kèm theo các phụ lục] có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Công đoàn trực thuộc kịp thời báo cáo, phản ánh với Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm [qua Văn phòng Công đoàn] để thống nhất xử lý hoặc sửa đổi cho phù hợp./.

Nơi nhận :

- BTV Công đoàn VCVN [để b/c];

- BTV Đảng ủy Viện Hàn lâm [để b/c];

- Ban DVĐU Viện Hàn lâm [để b/c];

- Các Ủy viên BCH CĐ Viện Hàn lâm;

- UBKT CĐ Viện Hàn lâm;

- Các CĐ trực thuộc CĐ Viện Hàn lâm [để t/h];

- Các ban, Văn phòng CĐ;

- - Lưu: VT, ToC-KT.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

Phạm Minh Phúc

PHỤ LỤC 1

Đối tượng giới thiệu quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý

Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[Kèm theo Hướng dẫn số 90/HD-CĐ ngày 23/8/2022

của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

  1. Đối tượng quy hoạch chức danh chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm; cấp phó của người đứng đầu; viện trưởng và tương đương trở lên trong các cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

- Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm, chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc; phó viện trưởng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

II. Đối tượng quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm; chủ tịch công đoàn cơ sở; phó viện trưởng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm, phó chủ tịch công đoàn cơ sở; trưởng phòng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

III. Đối tượng quy hoạch chức danh ủy viên Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm, chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận trực thuộc; trưởng phòng và tương đương trong các cơ quan, đơn vị.

2. Đối tượng 2

Phó chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc đã được quy hoạch chủ tịch công đoàn cơ sở; phó trưởng phòng và tương đương có kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, có thành tích nổi trội trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, đang công tác ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác phù hợp với vị trí của chức danh quy hoạch.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

IV. Đối tượng quy hoạch chức danh Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận trực thuộc; phó chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc đã được quy hoạch chủ tịch công đoàn cơ sở.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, có thành tích nổi trội trong phong trào VCLĐ và hoạt động công đoàn, đang công tác ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác phù hợp với vị trí của chức danh quy hoạch.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

  1. Đối tượng quy hoạch Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm; chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận trực thuộc.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm; Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

VI. Đối tượng quy hoạch Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ủy ban kiểm tra, cán bộ chuyên trách Công đoàn Viện Hàn lâm; Ủy viên Ban chấp hành, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trực thuộc đã được quy hoạch chức danh chủ tịch.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ban chấp hành, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

VII. Đối tượng quy hoạch ủy viên Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm

Nhân sự là ủy viên Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trở lên; đồng thời có thêm một số tiêu chuẩn năng lực chuyên môn về công tác kiểm tra, giám sát, có kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội; có khả năng tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn.

PHỤ LỤC 2

Đối tượng giới thiệu quy hoạch các chức danh

cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn cơ sở [CĐCS],

công đoàn trực thuộc [CĐTT] Công đoàn Viện Hàn lâm

[Kèm theo Hướng dẫn số 90 /HD-CĐ ngày 23/8/2022

của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

  1. Đối tượng quy hoạch chức danh chủ tịch

1. Đối tượng 1

Phó Chủ tịch công đoàn; cấp phó của người đứng đầu; trưởng phòng và tương đương trong cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ban chấp hành; tổ trưởng tổ công đoàn trực thuộc CĐCS; phó trưởng phòng và tương đương trong cơ quan, đơn vị, đoàn viên công đoàn giữ vị trí chức vụ tương đương có kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, có thành tích nổi trội trong phong trào VCLĐ và hoạt động công đoàn, đang công tác ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác phù hợp với vị trí của chức danh quy hoạch.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

II. Đối tượng quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ban chấp hành; tổ trưởng tổ công đoàn trực thuộc CĐCS [là viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành]; phó trưởng phòng và tương đương trong cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Viên chức có kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, có thành tích nổi trội trong phong trào CBCCVCLĐ và hoạt động công đoàn, đang công tác ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác phù hợp với vị trí của chức danh quy hoạch.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

III. Đối tượng quy hoạch chức danh ủy viên Ban chấp hành

1. Đối tượng 1

Tổ trưởng tổ công đoàn trực thuộc CĐCS.

2. Đối tượng 2

Tổ phó tổ công đoàn trực thuộc CĐCS; đoàn viên công đoàn có kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, có thành tích nổi trội trong phong trào CBCCVCLĐ và hoạt động công đoàn, đang công tác ở cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác phù hợp với vị trí của chức danh quy hoạch.

Các đồng chí này phải còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

  1. Đối tượng quy hoạch Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra CĐCS

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ban chấp hành, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; trưởng phòng và tương đương trong cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; tổ trưởng tổ công đoàn trực thuộc CĐCS.

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

VI. Đối tượng quy hoạch Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra CĐCS

1. Đối tượng 1

Ủy viên Ban chấp hành, uỷ viên Ủy ban kiểm tra [là viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành].

Các đồng chí được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ; đối với rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, phải đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.

2. Đối tượng 2

Tổ trưởng, phó tổ trưởng tổ công đoàn [là viên chức, lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành].

Các đồng chí này phải đang được quy hoạch chức danh đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 2 nhiệm kỳ trở lên đối với cả nam và nữ.

VII. Đối tượng quy hoạch ủy viên Ủy ban kiểm tra CĐCS

Nhân sự là tổ trưởng, phó tổ trưởng tổ công đoàn trở lên; đồng thời có thêm một số tiêu chuẩn năng lực chuyên môn về công tác kiểm tra, giám sát, có kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội; có khả năng tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn.

PHỤ LỤC 3

Quy trình quy hoạch Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra

và các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra

Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[Kèm theo Hướng dẫn số /HD-CĐ ngày /8/2022

của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

-

  1. Quy trình xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai và chuẩn bị nguồn cán bộ dự kiến phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Căn cứ Quy định của cấp trên về công tác quy hoạch cán bộ và cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định; trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, thường trực Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm chỉ đạo bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thực hiện các công việc sau: [1] Xây dựng kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị. [2] Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn cán bộ để dự kiến danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm.

Bước 2: Tổ chức hội nghị Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm [lần 1]

Trên cơ sở báo cáo của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, Ban thường vụ thảo luận, phân tích và thông qua: [1] Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị. [2] Danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện để trình các hội nghị xem xét, phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Bước 3: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch [bằng phiếu kín].

[1] Thành phần: Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm, chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc chưa là ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm.

[2] Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất từ 30% trở lên so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 4: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3, Ban chấp hành tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 5: Tổ chức hội nghị Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm [lần 2]

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định; đồng thời, trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3 và bước 4, Ban thường vụ tiến hành thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự [bằng phiếu kín] để đưa vào danh sách phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm quản lý và đề nghị CĐVCVN phê duyệt đối với các chức danh thuộc diện CĐVCVN quản lý.

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau trên 50%, thì đồng chí chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự.

II. Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm

Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền và đề xuất của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, thường trực Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm chỉ đạo rà soát, bổ sung quy hoạch theo các bước sau:

Bước 1: Hội nghị Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm [lần 1] xem xét, thông qua danh sách bổ sung quy hoạch để lấy ý kiến tại các hội nghị và bỏ phiếu đưa ra khỏi quy hoạch đối với những trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Nguyên tắc đưa ra khỏi quy hoạch: Những đồng chí có trên 50% tổng số người tham gia bỏ phiếu đồng ý thì đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.

Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất từ 30% trở lên so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 3: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, Ban chấp hành tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 4: Tổ chức hội nghị Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm [lần 2].

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định; đồng thời, trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 và bước 3, Ban thường vụ tiến hành thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự [bằng phiếu kín] để đưa vào danh sách phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm quản lý và đề nghị CĐVCVN phê duyệt đối với các chức danh thuộc diện CĐVCVN quản lý.

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau trên 50%, thì giao cho đồng chí chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự.

* Lưu ý:

- Các hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

- Thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch tương tự như thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp.

- Kết quả biểu quyết giới thiệu tại bước 5 [xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp] và ở bước 4 [rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm] được công bố tại hội nghị Ban thường vụ của đơn vị. Đối với kết quả kiểm phiếu phát hiện, giới thiệu ở các bước còn lại không công bố tại hội nghị tương ứng.

PHỤ LỤC 4

Quy trình quy hoạch Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[Kèm theo Hướng dẫn số 90/HD-CĐ ngày 23/8/2022 của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

-

  1. Quy trình xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai và chuẩn bị nguồn cán bộ dự kiến phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Căn cứ Quy định của cấp trên về công tác quy hoạch cán bộ và cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ… theo quy định; trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo bộ phận tham mưu [nếu có] hoặc đồng chí Chủ tịch trực tiếp thực hiện các công việc sau: [1] Xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị. [2] Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn cán bộ để dự kiến danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra Công đoàn Viện Hàn lâm.

Bước 2: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành [lần 1]

Trên cơ sở báo cáo của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ hoặc đòng chí Chủ tịch, Ban chấp hành thảo luận, phân tích và thông qua: [1] Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị. [2] Danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện để trình các hội nghị xem xét, phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Bước 3: Tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch [bằng phiếu kín].

[1] Thành phần: Toàn thể đoàn viên trong đơn vị.

[2] Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất từ 30% trở lên so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 4: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành CĐCS mở rộng [Công đoàn bộ phận trực thuộc không có tổ công đoàn thì không phải thực hiện bước này]

Ủy viên Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng tổ công đoàn chưa là ủy viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 5: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành [lần 2]

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, nữ… theo quy định; đồng thời, trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3 và bước 4 [nếu có], Ban chấp hành tiến hành thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự [bằng phiếu kín] để đưa vào danh sách phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc công đoàn cơ sở quản lý và đề nghị công đoàn cấp trên phê duyệt đối với các chức danh thuộc diện công đoàn cấp trên quản lý.

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau trên 50%, thì đồng chí chủ tịch công đoàn cơ sở xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự.

II. Quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm

Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ hằng năm và đề xuất của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ hoặc đồng chí Chủ tịch, Ban chấp hành công đoàn tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch theo các bước sau:

Bước 1: Hội nghị Ban chấp hành [lần 1] xem xét, thông qua danh sách bổ sung quy hoạch để lấy ý kiến tại các hội nghị và bỏ phiếu đưa ra khỏi quy hoạch đối với những trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Nguyên tắc đưa ra khỏi quy hoạch: Những đồng chí có trên 50% tổng số người tham gia bỏ phiếu đồng ý thì đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.

Bước 2: Tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất từ 30% trở lên so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 3: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng [Công đoàn bộ phận trực thuộc không có tổ công đoàn thì không phải thực hiện bước này].

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự quy hoạch [bằng phiếu kín].

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 4: Tổ chức hội nghị Ban chấp hành [lần 2].

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ… theo quy định; đồng thời, trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2 và bước 3, Ban chấp hành tiến hành thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự [bằng phiếu kín] để đưa vào danh sách phê duyệt quy hoạch đối với các chức danh thuộc công đoàn cơ sở quản lý và đề nghị công đoàn cấp trên phê duyệt đối với các chức danh thuộc diện công đoàn cấp trên quản lý.

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau trên 50%, thì giao cho đồng chí chủ tịch công đoàn xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự.

* Lưu ý:

- Các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

- Thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch tương tự như thành phần hội nghị ở các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp.

- Kết quả biểu quyết giới thiệu tại bước 5 [xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp] và ở bước 4 [rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm] được công bố tại hội nghị Ban chấp hành của đơn vị. Đối với kết quả kiểm phiếu phát hiện, giới thiệu ở các bước còn lại không công bố tại hội nghị tương ứng.

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC HỒ SƠ NHÂN SỰ QUY HOẠCH

[Kèm theo Hướng dẫn số 90/HD-CĐ ngày 23/8/2022

của Ban thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

-

Hồ sơ nhân sự quy hoạch thống nhất khổ giấy A4 và sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Tờ trình và bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các bước theo các mẫu gửi kèm.

2. Sơ yếu lý lịch cá nhân theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai [dán ảnh màu khổ 4 cm x 6 cm], có xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ.

3. Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo đơn vị về:

- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ.

- Năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Uy tín và triển vọng phát triển.

4. Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cấp có thẩm quyền theo Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng [đối với nhân sự là đảng viên].

5. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành [có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định].

6. Bản sao có giá trị pháp lý các văn bằng, chứng chỉ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... [có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền].

* Lưu ý:

[1] Các tài liệu nêu tại Mục 2, 3, 4, 5 được kê khai, xác nhận trong thời hạn 6 tháng tính đến thời điểm xem xét.

[2] Các tài liệu nêu tại Mục 3, 4, 5, 6, thực hiện đối với nhân sự là cán bộ chuyên trách công tác công đoàn thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm.

các chức danh lãnh đạo, quản lý…, nhiệm kỳ ...

[tại Hội nghị ………………….. ]

Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, ... và phẩm chất đạo đức, năng lực cán bộ; ban ….. [cơ quan, đơn vị]... đề nghị đồng chí cho biết ý kiến biểu quyết nhân sự quy hoạch [rà soát, bổ sung hoặc đưa ra khỏi quy hoạch] các chức danh lãnh đạo, quản lý… nhiệm kỳ... và đánh dấu [X] vào ô tương ứng trong danh sách dưới đây:

Chủ Đề